Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Một phần của tài liệu đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty tnhh kiểm toán mỹ chi nhánh miền tây (Trang 42)

3.2.1.1 Tiếp cn khách hàng

Việc tìm hiểu KH là yếu tốcơ bản đầu tiên giúp cho AA xác định mức độ khó khăn cũng như thuận lợi cho việc hợp tác với KH. Sau khi nhận được thư

lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính, các thông tin quan trọng khác… Sau

đó đánh giá chung hồ sơ KH để quyết định xem có chấp nhận hợp đồng đối với KH mới hay tiếp tục hợp đồng đối với KH cũ hay không?

- Đối vi khách hàng mi: Các thông tin về KH mới sẽ phải được KTV cập nhật đầy đủ trước khi tiến hành vào thực hiện kiểm toán.Việc thu thập các thông tin tìm hiểu về KH phải bao gồm đầy đủ các phần sau đây:

+ Thảo luận với KTV tiền nhiệm.

+ Tự đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ (chuyên môn, nhân lực).

+ Đánh giá yếu tố tiềm tàng ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán.

+ Đánh giá các yếu tốảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng cuộc kiểm toán. + Tìm hiểu sơ lược về khách hàng.

+ Con người: Những câu hỏi liên quan đến chủ sở hữu doanh nghiệp,

người kiểm soát doanh nghiệp, người điều hành doanh nghiệp và các bên có liên quan.

+ Sản phẩm: Những câu hỏi về sản phẩm chính của doanh nghiệp, những KH chính, nhà cung cấp chính, những khoản chi chính và nguồn lợi nhuận chính của doanh nghiệp.

+ Thị trường: Hỏi về độ lớn của thị trường, đối thủ cạnh tranh và những

thay đổi về thị trường.

+ Kết quả hoạt động kinh doanh: Hỏi về kết quả dự tính trong năm,

luồng lưu chuyển tiền, điểm hòa vốn, kế hoạch trung và dài hạn.

+ Tài chính: Bao gồm những câu hỏi về nguồn tài trợ cho doanh nghiệp và mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các nhà tài trợ.

+ Tài sản và công nợ: Nhằm biết về những khoản đầu tư của doanh nghiệp, mức tồn kho, thanh toán công nợ hay những tranh chấp với KH và nhà cung cấp.

+ Hệ thống kế toán: Xem xét có sự thay đổi trong bộ máy kế toán của doanh nghiệp không.

+ Chính sách kế toán: Hỏi về sự khác biệt giữa chính sách kế toán doanh nghiệp so với quy định chung hay những thay đổi của bản thân chính sách áp dụng tại doanh nghiệp.

+ Những nhân tố khác: Cần nắm về quy trình sản xuất, những sự kiện xảy ra sau ngày kết toán, những nhân tố liên quan đến khả năng hoạt động liên tục, sự tác động của cơ quan thanh tra nhà nước.

Thông thường, KTV sẽ tiến hành thu thập các thông tin về KH mới thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn, qua đó, dựa vào các thông tin công ty khách hàng cung cấp, KTV sẽ tiến hành cập nhật vào hồ sơ thường trực những tài liệu có liên quan.

- Đối vi khách hàng cũ: Được áp dụng cho KH kiểm toán từ năm thứ

hai. Nội dung thực hiện tương tự như thủ tục chấp nhận KH mới nhưng có một số sửa đổi:

+ Đánh giá lại KH qua một năm làm việc trực tiếp (khả năng tiếp tục cung cấp dịch vụ của công ty kiểm toán, tính chính trực của Ban giám đốc ảnh

hưởng đến phạm vi kiểm toán, khả năng hoạt động liên tục).

+ Tiếp tục đánh giá tính độc lập dựa trên nhóm kiểm toán sẽ tham gia và các dịch vụ khác mà công ty kiểm toán cung cấp.

+ Lượt bớt các thủ tục đánh giá rủi ro tiềm tàng (vì đã thực hiện ở năm đầu tiên).

3.2.1.2 Tha thuận sơ bộ vi KH và ký hợp đồng kim toán

- Sau khi chấp nhận hợp đồng với KH, công ty trao đổi và thỏa thuận với KH về kế hoạch kiểm toán: dịch vụ, mục đích kiểm toán, phạm vi, thời gian thực hiện, giá phí…thông qua email, điện thoại, bưu điện; sau đó trình báo

Giám đốc và tiến hành lập hợp đồng gửi KH ký. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hợp đồng được đại diện hai bên ký, Giám đốc hoặc người được uỷ

quyền sẽ phân công cụ thể từng hợp đồng cho từng nhóm kiểm toán, thường là từ 3 đến 5 người, trường hợp công ty lớn và phức tạp sẽ có thể có nhiều nhân sự hơn. Sau đó, KTV chính (nhóm trưởng của cuộc kiểm toán) có trách nhiệm phân công công việc cho từng thành viên và tổ chức thực hiện kiểm toán. Mọi vấn đề liên quan quan trọng phải trình báo cho Giám đốc để được theo dõi và chỉ đạo khi cần thiết.

3.2.1.3 Lp kế hoch

- KTV chính có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán theo mẫu công ty và

được soát xét bởi thành viên Ban giám đốc. Đối với những khách hàng được

xác định là trọng điểm và quan trọng, phải bổ sung thêm các thông tin vào công việc vào chương trình mẫu để phù hợp với tình hình cụ thể từng KH.

+ Lập kế hoạch chiến lược: kế hoạch chiến lược thường chỉ được lập khi phục vụ kiểm toán cho các công ty KH có quy mô lớn, tính chất công việc phức tạp, địa bàn rộng và BCTC nhiều năm.

+ Lập kế hoạch tổng thể: kế hoạch tổng thể được lập cho mọi cuộc kiểm

toán, trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách tiến hành công việc kiểm toán. Việc lập kế hoạch tổng thể bao gồm nhiều công việc khác nhau và những vấn

đề chủ yếu kiểm toán viên cần xem xét và trình bày trong kế hoạch tổng thể tại công ty TNHH kiểm toán Mỹ bao gồm: hiểu biết về tình hình hoạt động của khách hàng tìm hiểu về chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng;

phân tích sơ bộ về báo cáo tài chính; đánh giá chung về HTKSNB và trao đổi gian lận với Ban Giám đốc; xác định mức trọng yếu kế hoạch và đánh giá rủi ro kiểm toán. Bên cạnh đó, kiểm toán viên yêu cầu khách hàng cung cấp một số thông tin sau:

Giấy phép thành lập công ty

Các BCTC năm kiểm toán của đơn vị

Các quyết toán thuế hằng năm, đặc biệt là các quyết toán thuế trước

năm kiểm toán

Tham khảo báo cáo kiểm toán năm trước (nếu có)

Việc công ty mở các loại sổ sách có đầy đủ, đúng quy định không?

Việc lưu giữ chứng từ, cập nhật thông tin văn bản có đầy đủ và có hệ thống không?

3.2.1.4 Đánh giá sơ bộ ri ro kim soát

- Sau khi ký hợp đồng với KH, xác định đối tượng KH và kế hoạch kiểm toán AA sẽ cử người tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, các chính sách kế

toán và chu trình kinh doanh quan trọng của KH bằng Bảng câu hỏi, từ đó

KTV tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát chung cho toàn bộ

BCTC. Đầu tiên KTV sẽ tìm hiểu:

+ Môi trường chung, ngành nghề và các nhân tố bên ngoài. + Hệ thống, chính sách kế toán áp dụng.

+ Kết quả kinh doanh và cách thức đánh giá kết quả kinh doanh của Ban Giám đốc.

+ Đặc điểm và tính chính trực của Ban Giám đốc. + Cơ cấu tổ chức và quản lý.

+ Mối quan hệ giữa các bên hữu quan. + Thông tin pháp lý về khách hàng.

- Tiếp theo, KTV đánh giá rủi ro kiểm toán AR theo công thức: AR= IR x CR x DR

3.2.1.5 Xác lp mc trng yếu

Xác lập mức trọng yếu ở mức độ tổng thể Báo cáo tài chính (PM) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dựa vào chương trình kiểm toán mẫu của VACPA và kinh nghiệm, KTV sẽ chọn lựa chỉ tiêu rồi tính toán và đưa ra mức trọng yếu phù hợp với từng KH cụ thể.

- Mức trọng yếu thường được xác định là số nhỏ nhất của các mức lựa chọn sau đây:

Lợi nhuận trước thuế x 5% - 10%

Doanh thu x 0,5% - 3%

Tổng giá trị tài sản x 2%

- Việc lựa chọn tỷ lệ quy định từ 5% - 10% giá trị lợi nhuận trước thuế, 0,5% - 3% giá trị doanh thu hay 2% giá trị tổng giá trị tài sản. Tùy vào xét

đoán nghề nghiệp của KTV. Tùy từng mỗi loại hình doanh nghiệp cụ thể, KTV sẽ xác lập mức trọng yếu khác nhau dựa vào đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng. Ví dụ doanh nghiệp Nhà nước có xu hướng chạy theo thành tích; doanh nghiệp tư nhân thì có xu hướng khai thấp thu nhập và khai khống chi

phí để trốn thuế…

Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục (TE)

- Sau khi xác định mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục. Điều này có ý nghĩa rất lớn vì đó

sẽ là cơ sở để các KTV đưa ra những kết luận và nhận xét xem các khoản mục

đó có bị sai phạm nghiêm trọng hay không.

TE = 50 %* PM và không lớn hơn 10%* SD của khoản mục

Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua = 4%* TE

3.2.1.6 Kim tra kế hoch kim toán

- Nhóm trưởng kiểm toán phải kiểm tra một lần cuối trước khi chính thức bắt đầu cuộc kiểm toán để hạn chế những thiếu sót ở mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty tnhh kiểm toán mỹ chi nhánh miền tây (Trang 42)