2.1.4.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ và CPKH
Mục tiêu kiểm toán TSCĐ
- Các TSCĐ đã được ghi chép là có thật và đơn vị có quyền đối với chúng (Hiện hữu, Quyền).
- Mọi TSCĐ của đơn vị đều được ghi nhận (Đầy đủ).
- Các TSCĐ phản ánh trên sổ chi tiết đã được ghi chép đúng, tổng cộng
đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái (Ghi chép chính xác). - Các TSCĐ được đánh giá phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (Đánh giá).
- Sự trình bày và khai báo TSCĐ là đầy đủ và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (Trình bày và công bố). [1; trang 465, 466]
Mục tiêu kiểm toán CPKH
- Xem xét sự đúng đắn trong việc xác định mức khấu hao và phân bổ cho
các đối tượng có liên quan. Điều này phụ thuộc vào phương pháp khấu hao, cũng như các dữ liệu làm cơ sở cho việc tính toán và tiêu thức phân bổ CPKH.
- Đối với giá trị hao mòn luỹ kế, mục tiêu kiểm toán là xem xét việc ghi nhận đầy đủ và đúng đắn giá trị hao mòn lũy kế tăng lên do khấu hao, giá trị
hao mòn lũy kế giảm đi do thanh lý, nhượng bán TSCĐ cũng như việc phản ánh chính xác vào từng đối tượng TSCĐ cụ thể. [1; trang 466]
2.1.4.2 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
- Chuẩn bị kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán và có ảnh hưởng quan trọng đến sự hữu hiệu và tính hiệu quả của một cuộc kiểm toán BCTC, tức giúp hạn chế rủi ro kiểm toán ở mức chấp nhận được, đồng thời tối ưu hóa chi phí kiểm tra. Vì thế, các chuẩn mực kiểm toán quy định khá
chặt chẽ về những công việc cần phải tiến hành trong giai đoạn này. Dựa vào
đó, công ty kiểm toán xây dựng thành các quy trình kiểm toán phù hợp với
đơn vị mình và phù hợp với từng nhóm KH cụ thể. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán gồm hai bước:
+ Tiền kế hoạch là quá trình tiếp cận để thu thập những thông tin về
khách hàng nhằm giúp KTV tìm hiểu về các nhu cầu của họ, đánh giá rủi ro và khả năng phục vụ cũng như các vấn đề khác như thời gian thực hiện, phí kiểm toán… Dựa vào đó, nếu chấp nhận được, KTV sẽ ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng. [1; trang 129]
+ Lập kế hoạch kiểm toán là bước kế tiếp và bao gồm một số công việc
như tìm hiểu tình hình kinh doanh và kiểm soát nội bộ của khách hàng, xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán để lập kế hoạch và chương trình kiểm toán. [1; trang 129]
2.1.4.3 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ là công cụ quan trọng trong quá trình quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của một tổ chức. Bên cạnh đó, kiểm soát nội bộ
cũng có ảnh hưởng rất lớn đến công việc của kiểm toán viên. Việc nghiên cứu
và đánh giá HTKSNB là điều rất quan trọng đối với người kiểm toán, là nền tảng cho những đánh giá ban đầu của KTV về mức rủi ro kiểm soát cũng như tính chính xác và độ tin cậy của hệ thống thông tin kế toán, đồng thời còn thể
hiện sự tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp của KTV khi thực hiện kiểm toán.
Trên cơ sở hiểu biết về kiểm soát nội bộ, KTV sẽ xác định phương hướng và phạm vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm toán, dự kiến về thời gian và lực
lượng nhân sự cần thiết trong kế hoạch và chương trình kiểm toán của mình.
a) Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục này bao gồm một số phương pháp:
- Dựa vào kinh nghiệm kiểm toán khoản mục TSCĐ và CPKH trước đây
tại công ty (nếu có).
- Phỏng vấn nhà quản lý, nhân viên giám sát và những nhân viên khác về
những hoạt động kiểm soát, chính sách, kế toán khoản mục TSCĐ và CPKH.
- Kiểm tra lại tài liệu và sổ sách kế toán: sổ cái, sổ chi tiết, chứng từ mua, bán, chuyển nhượng, thanh lý TSCĐ.
- Quan sát các hoạt động kiểm soát và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ khoản TSCĐ, quan sát việc sử dụng và quản lý đối với TSCĐ.
- Ngoài ra, KTV có thể thiết lập bảng câu hỏi và thực hiện vẽ lưu đồ để
kiểm tra xem trên thực tế, kiểm soát nội bộ khoản mục TSCĐ và CPKH có
vận hành đúng như mô tả của đơn vị hay không.
b) Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Trên cơ sở các hiểu biết về kiểm soát nội bộ, KTV đưa ra đánh giá sơ bộ
về rủi ro kiểm soát. Trong quá trình đánh giá nếu rủi ro kiểm soát thấp hơn
mức tối đa, KTV sẽ dùng các thử nghiệm kiểm soát để chứng minh.
c) Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Những thử nghiệm kiểm soát KTV có thể được sử dụng để kiểm tra sự
hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ:
- Kiểm tra các bảng đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ cái về TSCĐ để xem
công viêc đối chiếu có được một nhân viên có trách nhiệm thực hiện một cách
đều đặn hay không.
- Phỏng vấn nhà quản lý, kế toán và một số nhân viên khác về các vấn đề liên quan đến TSCĐ và CPKH.
- Quan sát việc phân chia trách nhiệm giữa các chức năng như: ghi sổ, phê chuẩn và thực hiện việc mua, bán, thanh lý nhượng bán TSCĐ.
d) Đánh giá lại rủi ro kiểm toán và thiết kế các thử nghiệm cơ bản
Sau khi đã thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trên, KTV sẽ đánh giá lại mức rủi ro kiểm soát để từ đó thiết kế và thực hiện các thử nghiệm cơ bản cho phù hợp.
2.14.4 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
a) Kiểm toán tài sản cố định hữu hình
Thủ tục phân tích
Tùy theo đặc điểm kinh doanh của đơn vị, KTV có thể dùng nhiều tỷ số khác nhau, thông thường là các tỷ số sau:
- Tỷ trọng của từng loại TSCĐ so với tổng số. Các tỷ số này được tính bằng cách lấy từng loại TSCĐ chia cho tổng giá trị TSCĐ.
- Tỷ số doanh thu với tổng giá trị TSCĐ. Tỷ số này phản ánh khả năng
tạo ra doanh thu của TSCĐ hiện có tại đơn vị.
- Tỷ số giữa tổng TSCĐ với vốn chủ sở hữu. Tỷ số này liên quan đến mức độ đầu tư vào TSCĐ so với vốn chủ sở hữu.
- Tỷ số hoàn vốn của TSCĐ. Tỷ số này được tính bằng cách chia lợi nhuận thuần cho tổng giá trị TSCĐ, qua đó cho thấy khả năng thu hồi của vốn
đầu tư vào TSCĐ.
Ngoài ra, KTV sẽ thực hiện một số thủ tục phân tích khác như:
- So sánh giữa chi phí sửa chữa, bảo trì với doanh thu thuần.
- So sánh giữa chi phí sửa chữa, chi phí bảo trì của từng tháng với cùng kỳ năm trước.
- So sánh giá trị của tài sản mua trong năm với năm trước. - So sánh giá trị của tài sản giảm trong năm với năm trước. Thử nghiệm chi tiết
- Thu thập hay tự lập bảng phân tích tổng quát về thay đổi của tài sản và
đối chiếu với sổ cái.
- Kiểm tra chứng từ gốc của nghiệp vụ tăng TSCĐ.
- Chứng kiến kiểm kê, quan sát TSCĐ tăng lên trong kỳ. - Kiểm tra quyền sở hữu hợp pháp đối với TSCĐ.
- Kiểm tra việc ghi nhận đầy đủ TSCĐ.
- Kiểm tra các nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ trong kỳ. - Xem xét việc trình bày và công bố trên BCTC.
b) Kiểm toán chi phí khấu hao
Thủ tục phân tích
- Tỷ lệ khấu hao bình quân bằng tỷ số giữa CPKH với tổng nguyên giá
TSCĐ.
- So sánh CPKH kỳ này với kỳ trước, CPKH với giá thành sản phẩm nhập kho.
Thử nghiệm chi tiết
- Thu thập hay tự soạn một bảng phân tích tổng quát về khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế.
+ So sánh số dư đầu kỳ với số liệu năm trước.
+ So sánh tổng số khấu hao tăng, giảm ở số liệu chi tiết với tổng số ghi trên sổ cái.
- Xem xét lại các chính sách khấu hao của đơn vị, KTV cần xem xét những vấn đề sau:
+ Phương pháp khấu hao sử dụng có phù hợp với chuẩn mực và chế độ
kế toán hiện hành hay không?
+ Phương pháp khấu hao sử dụng có phù hợp với lợi ích kinh tế mà
TSCĐ mang lại cho doanh nghiệp hay không?
+ Thời gian sử dụng hữu ích có được ước tính phù hợp hay không? + Sự cần thiết thay đổi chính sách khấu hao.
- Kiểm tra mức khấu hao.
+ So sánh tỷ lệ khấu hao của năm hiện hành với năm trước và điều tra các chênh lệch (nếu có).
+ Tính toán mức khấu hao của một số TSCĐ và lần theo số liệu của nó trên sổ cái. Chú ý phát hiện các trường hợp TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn tiếp tục tính khấu hao.
+ So sánh số phát sinh Có của tài khoản Hao mòn TSCĐ với CPKH ghi trên các tài khoản Chi phí.
- Kiểm tra các khoản ghi giảm giá trị hao mòn lũy kế do thanh lý, hay
nhượng bán TSCĐ.
+ Đối chiếu các khoản ghi giảm này với hồ sơ kiểm toán phân tích các tài sản thanh lý, nhượng bán trong năm.
+ Kiểm tra tính chính xác của việc tính toán
c) Kiểm toán tài sản cố định vô hình
Đặc điểm chung của TSCĐ vô hình là không có hình thái vật chất, vì thế
mà việc xác minh sự hiện hữu của TSCĐ vô hình phức tạp hơn nhiều so với
TSCĐ hữu hình. Thông thường các thủ tục kiểm toán tập trung vào việc các
chi phí đã được đơn vị vốn hóa có thực sự phát sinh và có thỏa mãn các tiêu chuẩn và điều kiện qui định về TSCĐ vô hình hay không, chẳng hạn như:
- Đối với TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ, KTV cần chú ý xem đơn
vị có phân chia quá trình hình thành tài sản theo hai giai đoạn nghiên cứu và phát triển hay không. Vì nếu không thể phân biệt, đơn vị bắt buộc phải hạch toán toàn bộ chi phí phát sinh vào chi phí trong kỳ. Còn đối với tài sản tạo ra
trong giai đoạn triển khai thì chỉ được ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu thỏa mãn
- Đối với TSCĐ vô hình được hình thành từ sát nhập, KTV chủ yếu tập trung xem xét việc thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình.
- Thu thập bằng chứng có liên quan đến việc ghi giảm các TSCĐ vô hình
và lưu ý về khả năng tiếp tục mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai của TSCĐ vô hình.
- Xem xét việc trình bày và công bố các thông tin về TSCĐ vô hình trên BCTC.
d) Kiểm toán tài sản cố định thuê tài chính
Mục tiêu và các thủ tục kiểm toán đối với kiểm toán TSCĐ thuê tài chính tương tự như kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình. Khi kiểm toán, KTV cần
lưu ý:
- Phân biệt giữa thuê tài chính và thuê hoạt động; - Xác định nguyên giá của tài sản thuê tài chính;
- Kiểm tra chi phí tài chính và CPKH của tài sản thuê tài chính; - Xem xét việc trình bày và công bố trên BCTC.
2.14.5 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
- Khi đã thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục
TSCĐ và CPKH các KTV tiến hành lập báo cáo kiểm toán để kết thúc kiểm toán. Các báo cáo kiểm toán bao gồm:
+ Ý kiến chấp nhận toàn phần; + Ý kiến chấp nhận từng phần;
+ Ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái ngược); + Ý kiến từ chối (không thể đưa ra ý kiến);
- Sau khi hoàn tất việc phát hành báo cáo kiểm toán, các KTV sẽ tiến hành tập hợp và lưu trữ hồ sơ kiểm toán.