4.3.1 Hoàn tất hồ sơ kiểm toán
- Trước khi kết thúc công việc kiểm toán tại Công ty cổ phần ABC, KTV bàn giao sổ sách, tài liệu mà ABC đã cung cấp để phục vụ kiểm toán.
- Sau đó các KTV chính kiểm tra lại toàn bộ giấy tờ làm việc lần cuối để hoàn tất hồ sơ kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán một lần nữa được Ban Giám đốc AA sẽ tiến hành rà soát lại.
- Trong quá trình kiểm toán, các vấn đề có ảnh hưởng trọng yếu đến
BCTC được KTV giải quyết bằng các bút toán điều chỉnh. Đối với CTCP ABC, sau quá trình thực hiện các thử nghiệm thì không có bút toán nào cần
điều chỉnh. KTV sẽ tổng hợp lại các số liệu trước khi kiểm toán, khoản điều chỉnh nếu có và số liệu sau khi kiểm toán.
Bảng 4.15: Bảng tổng hợp lỗi Báo cáo KQHĐKD Bảng CĐKT Số giấy tham chiếu Diễn giải Nợ Có Nợ Có Kết luận: Không phát hiện lỗi.
(Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ kiểm toán Công ty cổ phần ABC)
Bảng 4.16: Biểu chỉ đạo
Tên tài khoản Số liệu chưa
kiểm toán 31/12/2012 Điều chỉnh Số liệu đã kiểm toán 31/12/2012 Số liệu đã kiểm toán 31/12/2011 TSCĐ hữu hình Nguyên giá 302.751.016.070 - 302.751016.070 179.625.908.877 Hao mòn lũy kế (126.988.741.256) - (126.988.741.256) (111.695.398.022) Giá trị còn lại 175.762.274.814 - 175.762.274.814 67.930.510.856 TSCĐ vô hình Nguyên giá 217.500.000 - 217.500.000 217.500.000 Hao mòn lũy kế (217.500.000) - (217.500.000) (217.500.000) Giá trị còn lại - - - - Xây dựng cơ bản dở dang - - - 82.907.644.755 Tổng cộng 175.762.274.814 - 175.762.274.814 150.838.155.611 TB BS PY
PY: Khớp với số dư năm 2011 đã kiểm toán
TB: Khớp với bảng cân đối thử (bảng CĐKT) chưa kiểm toán
BS: Khớp với bảng CĐKT có bút toán điều chỉnh (BCTC đã kiểm toán) Kết luận: Sốdư khoản mục TSCĐ ngày 31/12/2012 là trung thực và hợp lý
4.3.2 Trình Giám đốc dự thảo báo cáo
- Sau đó KTV chính sẽ lập dự thảo báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần, in ấn và trình lên Ban Giám đốc để kiểm tra ký duyệt.
4.3.3 Phát hành báo cáo chính thức
- Ban Giám đốc AA sẽ xem xét và kiểm tra, nếu không có gì sai sót thì
ký đóng dấu đồng ý cho phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức với ý kiến chấp nhận toàn phần.
4.3.4 Hoàn thiện và tổ chức lưu trữ hồ sơ tại công ty
- Hồ sơ kiểm toán là kết quả của quá trình kiểm toán và là bằng chứng pháp lý quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của cả hai bên. Việc tổ
chức lưu trữ các file hồ sơ một cách có khoa học giúp dễ tìm kiếm, tránh thất lạc. Sau khi hoàn tất KTV lưu vào hồ sơ kiểm toán: lưu trữ các giấy làm việc và các bằng chứng thu thập được xếp theo thứ tự A, B,C,…..
Đánh giá: Giai đoạn hoàn thành kiểm toán được các KTV thực hiện đầy đủ các bước, Báo cáo kiểm toán được hoàn thành đúng theo hợp đồng như đã ký. KTV chính của AA luôn thực hiện tổng hợp, rà soát lại toàn bộ quá trình kiểm
toán, đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán, đảm bảo
các bút toán điều chỉnh (nếu có) phải hợp lý và chính xác. Báo cáo kiểm toán
trước khi phát hành luôn được Ban Giám đốc AA xem xét kỹ lưỡng nhằm hạn chế tối đa những rủi ro và những vấn đề phát sinh sau khi phát hành báo cáo chính thức. Việc tổ chức lưu trữ hồ sơ cũng được thực hiện cẩn thận. Và trên thực tế để tiết kiệm thời gian, AA cũng linh hoạt hơn trong việc thực hiện một số công việc ở giai đoạn này.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO 5.1 SO SÁNH QUY TRÌNH KIỂM TOÁN THỰC TẾ VỚI CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN MẪU
5.1.1 Giống nhau
- Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ và CPKH của AA cũng tuân theo các bước của chương trình kiểm toán mẫu. Đầu tiên là khảo sát khách hàng, ký hợp đồng kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán, lưu hồ sơ kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán.
- Quy trình kiểm toán thực tế của AA cũng thực hiện các thử nghiệm cơ
bản nhằm mục tiêu xác định các mục tiêu hiện hữu, quyền, đầy đủ, ghi chép
chính xác, đánh giá, trình bày và công bố đối với khoản mục TSCĐ và xem
xét sự đúng đắn trong việc xác định mức khấu hao đối với khoản mục CPKH. - Các thử nghiệm cơ bản được AA thực hiện theo chương trình kiểm toán mẫu: phân tích biến động của TSCĐ, kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh tăng
của TSCĐ, kiểm tra CPKH, kiểm tra số dư TSCĐ, CPKH, CPXDCBDD, kiểm tra tính hiện hữu, quyền sở hữu của công ty đối với TSCĐ, kiểm tra việc trình bày và công bố TSCĐ và CPKH trên BCTC.
5.1.2 Khác nhau
- Việc tìm hiểu HTKSNB: chương trình kiểm toán mẫu có sử dụng lưu đồ, tuy nhiên khi kiểm toán tại Công ty ABC, AA chỉ sử dụng bảng câu hỏi, không sử dụng lưu đồ.
- Tương tự ở chương trình kiểm toán mẫu trước khi thực hiện kiểm toán sẽ tiến hành phân tích sơ bộ BCTC của công ty khách hàng nhưng ở đây tại công ty cổ phần ABC, AA cũng chưa thực hiện phân tích sơ bộ BCTC.
- Trong chương trình kiểm toán mẫu, thử nghiệm kiểm soát được tiến hành riêng so với việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản. Nhưng ở AA, hai thử
nghiệm này được tiến hành song song với nhau.
- Chương trình kiểm toán mẫu với đầy đủ các thủ tục phân tích và thử
nghiệm chi tiết nhưng khi áp dụng trong thực tế thì AA đã bỏ qua một số thủ
tục phân tích và thử nghiệm chi tiết do hạn chế về mặt thời gian và chi phí. - AA sử dụng phương pháp chọn mẫu phi thống kê, đối với khoản mục
5.2 ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ VÀ CPKH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN MỸ CPKH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN MỸ
5.2.1 Ưu điểm
Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán:
- Việc tiếp xúc, khảo sát KH nhằm thu thập thông tin luôn được KTV có chuyên môn nghề nghiệp và kinh nghiệm thực hiện vì thế việc đánh giá tình hình hoạt động của KH là khá chính xác.
- Khi tiếp nhận KH, AA có yêu cầu công ty KH chuẩn bị trước các tài liệu cần thiết cho quá trình kiểm toán trước khi đoàn kiểm toán xuống nên việc tìm kiếm chứng từ của KTV không mất nhiều thời gian.
- AA tiến hành lập kế hoạch cụ thể, chi tiết cho một cuộc kiểm toán: phân
công KTV, xác định phạm vi công việc, thời gian kiểm toán,... trước khi thực hiện kiểm toán giúp các KTV và trợ lý kiểm toán dễ dàng theo dõi và thực hiện tốt công việc của mình.
- Việc tìm hiểu và đánh giá HTKSNB được thực hiện bởi KTV chính là những người có nhiều kinh nghiệm. Do đó, không mất nhiều thời gian cho công việc này.
- AA đã xây dựng một chương trình kiểm toán TSCĐ và CPKH căn cứ vào chương trình kiểm toán mẫu VACPA với các thủ tục phân tích và thử
nghiệm chi tiết cần thiết, tuân thủ và kết hợp chặt chẽ với các chuẩn mực kế
toán, kiểm toán hiện hành.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán:
- AA thực hiện song song thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản, tiến hành điều chỉnh cỡ mẫu cho phù hợp, tăng cường kiểm tra chi tiết khi cần thiết. Các công việc được tiến hành rất linh hoạt và nhanh chóng.
- AA cũng thiết kế các thử nghiệm cơ bản khá chi tiết, mỗi thử nghiệm là sự kết hợp giữa những công việc cụ thể giúp KTV thu thập đầy đủ bằng chứng
và đạt được những mục tiêu kiểm toán nhất định.
- Đối với khoản mục TSCĐ, KTV thực hiện kiểm tra toàn bộ chứng từ
gốc của các nghiệp vụ phát sinh tăng TSCĐ nhằm thu thập được hầu hết các bằng chứng kiểm toán và hạn chế việc bỏ qua các sai sót trọng yếu.
- Khi kiểm tra việc trích khấu hao cho TSCĐ, KTV đã tự tính toán trích khấu hao TSCĐ của công ty KH sau đó đối chiếu với bảng tính khấu hao của KH cung cấp để tìm ra những chênh lệch cũng như nguyên nhân tạo ra những chênh lệch đó.
- Trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán, các KTV chính hay trưởng
đoàn kiểm toán luôn theo dõi và kiểm tra lại kết quả làm việc của các trợ lý kiểm toán. Các thành viên của đoàn kiểm toán làm việc một cách nghiêm túc và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
- Hồ sơ kiểm toán được kiểm soát bởi KTV chính sau đó trình lên Ban
Giám đốc xét duyệt đồng thời thỏa thuận với KH trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán giúp hạn chế các vấn đề phát sinh sau kiểm toán.
- AA có quy định chặt chẽ về việc tổ chức, sắp xếp và lưu trữ tài liệu, hồ sơ kiểm toán, việc lưu trữ được thực hiện một cách theo hệ thống, có trình tự
nên dễ dàng cho việc tìm kiếm cũng như kiểm tra lại.
- AA còn thực hiện đánh giá kết quả làm việc của các nhóm kiểm toán để mỗi thành viên có thể thấy được những điểm còn hạn chế và rút kinh nghiệm cho những lần kiểm toán sau.
- Việc kiểm toán tiến hành đúng thời gian và hoàn thành đúng hợp đồng.
5.2.2 Nhược điểm
Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán:
- AA chưa tiến hành tham quan công ty khách hàng trước khi thực hiện kiểm toán nên KTV có thể bị hạn chế về tình hình thực tế tại khách hàng.
- KTV chưa tiến hành phân tích sơ bộ BCTC của công ty khách hàng nên
chưa biết được những biến động của các khoản mục nói chung và TSCĐ và
CPKH nói riêng.
- Không thực hiện mô tả HTKSNB của khách hàng bằng lưu đồ hay bảng
tường thuật, chỉ tiến hành phỏng vấn bằng bảng câu hỏi nên khi kết luận về
HTKSNB có thể chưa chính xác hoàn toàn.
- Việc đánh giá các rủi ro hay xác lập mức trọng yếu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào xét đoán nghề nghiệp và kinh nghiệm của KTV nên kết quả đánh
giá chỉ mang tính chất tương đối.
- AA chưa có chương trình kiểm toán riêng áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán:
- KTV chưa chú trọng và tập trung nhiều vào các thử nghiệm kiểm soát,
hơn nữa KTV chỉ thực hiện thử nghiệm kiểm soát tại công ty KH, chưa tiến hành với bên thứ ba nên độ tin cậy về việc đánh giá HTKSNB là không cao.
- AA vẫn chưa có quy định cụ thể trong việc chọn mẫu khi thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ của các công ty khách hàng, ở một số thử nghiệm chi tiết KTV phải kiểm tra toàn bộ chứng từ, việc này khá khó khăn đối với một công ty KH lớn, mặt khác làm tốn nhiều thời gian và chi phí.
- Trong quá trình thu thập bằng chứng đáp ứng mục tiêu hiện hữu và đầy
đủ của TSCĐ, AA chưa thực hiện công tác kiểm kê toàn bộ TSCĐ mà chỉ tiến hành kiểm kê các TSCĐ tăng lên trong kỳ.
- Một số bằng chứng kiểm toán do KTV tính toán như trích lập lại khấu
hao TSCĐkhông được thể hiện trên giấy làm việc để lưu vào hồ sơ kiểm toán. - Trong quá trình thực hiện thử nghiệm cơ bản, có một số thủ tục kiểm
toán không được áp dụng hay KTV sẽ thay thế bằng những thủ tục khác dựa theo kinh nghiệm nên có thể không chính xác tuyệt đối.
- KTV dành phần nhiều thời gian cho khoản mục TSCĐ nên thực hiện ít các thủ tục kiểm toán khoản mục CPKH và công việc kiểm toán CPKH vẫn
chưa được đi sâu vào phân tích.
Giai đoạn hoàn thành kiểm toán:
- Do hạn chế về thời gian nên KTV cũng chưa chính thức thực hiện một số thử nghiệm bổ sung mang tính tổng quát để chuẩn bị cho giai đoạn hoàn thành kiểm toán.
- Việc tổng hợp và rà soát lại những bằng chứng đã thu thập do KTV chính thực hiện, nhưng do cùng lúc thực hiện kiểm toán nhiều khoản mục nên sẽảnh hưởng phần nào đến kết quả.
- Ở giai đoạn này KTV tuy thực hiện đầy đủ các bước công việc nhưng
trình tự lại không theo chương trình kiểm toán mẫu.
5.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO
- AA nên tìm hiểu thêm thông tin về khách hàng bằng cách dành một buổi tham quan trước lúc kiểm toán để nắm tình hình chung về hoạt động hiện tại của khách hàng. Đồng thời AA cũng nên thu thập những thông tin khác có
liên quan đến khách hàng bằng các phương tiện khác.
- Trong quá trình tìm hiểu về HTKSNB, AA nên sử dụng lưu đồ hay bảng tường thuật kèm với bảng câu hỏi để có thể đánh giá chính xác hơn về
HTKSNB. Và việc này cần lưu lại trong hồ sơ kiểm toán cẩn thận để giúp cho quá trình kiểm toán cho những năm tiếp theo được thuận lợi hơn.
- Về việc xác lập mức trọng yếu, AA nên thiết lập quy định cụ thể việc
xác định dựa trên chỉ tiêu nào và các tỷ lệ phần trăm tương ứng sao cho hợp lý nhất để đạt kết quả chính xác hơn.
- Để nắm rõ hơn tình hình hoạt động cũng như những biến động bất
thường của các khoản mục, AA cần quy định việc thực hiện phân tích sơ bộ
BCTC của công ty khách hàng.
- AA nên đưa ra chương trình kiểm toán cụ thể hơn, chi tiết hơn đối với từng loại TSCĐ và đặc biệt là đối với từng loại hình doanh nghiệp.
- AA nên xây dựng quy trình chọn mẫu bằng phương pháp thống kê khi kiểm toán khoản mục TSCĐ và CPKH để khắc phục khó khăn trong việc chọn 100% mẫu.
- Khi thực hiện các thử nghiệm cơ bản, KTV nên kết hợp nhiều hơn nữa
và đi sâu vào các thủ tục phân tích để có thể xác định được các thử nghiệm chi tiết cần thực hiện bổ sung một cách chính xác hơn.
- Tất cả các bằng chứng kiểm toán kể cả những bảng số liệu do KTV tự
tính AA nên quy định thể hiện trên giấy làm việc và lưu vào hồ sơ kiểm toán cẩn thận.
- AA nên phân công KTV thực hiện công tác kiểm kê trực tiếp tất cả TSCĐ khi thực hiện kiểm toán phần hành này tại công ty khách hàng.
- AA nên thực hiện thử nghiệm bổ sung như kiểm tra các vấn đề phát sinh sau ngày khóa sổ để chắc chắn có thể hoàn thành việc kiểm toán.
- Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, làm việc hết mình, AA nên có chế độ đãi ngộ cao để duy trì lực lượng nhân viên vững mạnh, đồng thời có những chính sách thu hút nhân tài nhằm mở rộng nguồn nhân lực.
- Xét đoán nghề nghiệp là yếu tố rất quan trọng trong kiểm toán BCTC,
đặc biệt là đối với khoản mục TSCĐ và CPKH. Vì vậy mỗi KTV và mỗi trợ lý kiểm toán phải tự nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, thực hiện kiểm toán với tinh thần làm việc, trách nhiệm cao và phải luôn có thái độ hoài nghi nghề nghiệp.
- AA nên duy trì mối quan hệ tốt trước và sau khi kiểm toán với các công ty KH từ đó tạo được uy tín của công ty, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm kiểm toán làm việc với KH dễ dàng hơn.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Kiểm toán khoản mục TSCĐ và CPKH đóng vai trò quan trọng trong kiểm toán BCTC. Đây là khoản mục có giá trị lớn, chiếm tỷ trọng đáng kể so