Giải pháp tăng sản lƣợng tiêu thụ

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận tại công ty cổ phần bê tông 620 châu thới (Trang 76)

-Cần nâng cấp lại website của công ty, thêm vào những thông tin cần thiết đặc biệt là giới thiệu về sản phẩm của công ty để ngƣời xem hiểu rõ hơn, về thông tin cũng nhƣ những mặt hàng kinh doanh của công ty nhƣ: kích cỡ, chất liệu, công dụng,...

-Công ty cần phải tạo mối quan hệ thân thiết, lâu dài với những khách hàng truyền thống của công ty, những khách hàng trong nƣớc là thị trƣờng chiếm thị phần hơn 60% lƣợng dầm tiêu thụ của công ty. Tuy chiếm một thị phần xuất khẩu lớn của công ty nhƣng trong những năm gần đây lại có biểu hiện không tốt về giá cả lẫn sản lƣợng nên công ty cần nâng cao chất lƣợng hơn nữa, tìm kiếm thêm khách hàng trong và ngoài nƣớc.

-Nhiều công trình trong nƣớc vẫn đang đƣợc xây dựng. Trong đó, Cầu vàm cống đang trong quá trình bắt đầu thi công, cần nhiều kết cấu bê tông và vật liệu xây dựng. Công ty cần tích cực quảng bá sản phẩm, và hợp tác với các thầu thi công để có thể nhận đƣợc các gói cung cấp vật liệu cho dự án. Việc này sẽ làm lƣợng tiêu thụ sản phẩm của công ty ổn định, hoặc tăng đáng kể.

-Ngoài những khách hàng truyền thống trên công ty cần mở rộng thị trƣờng sang thị trƣờng nƣớc ngoài để mở rộng thêm lƣợng khách hàng và quy mô hoạt động của công ty thông qua quan hệ quen biết cá nhân hoặc bên môi giới để tìm kiếm khách hàng.

64

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Nâng cao hiệu quả sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận thực sự là một vấn đề rất quan trọng đối với Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, công ty cần phải tính toán các chỉ tiêu hiệu quả, thông qua đó phân tích, đánh giá về tình hình thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Phải xem xét ở nhiều góc độ nhƣ: hoạt động sản xuất có hiệu quả không, đánh giá mức độ hiệu quả, các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty.

Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận là công cụ chỉ rõ ba nhân tố quan trọng của một công ty đó là sản lƣợng tiêu thụ, chi phí và doanh thu trong kỳ từ đó ta xác định đƣợc lợi nhuận. Quan trọng hơn là kiểm soát các khoản chi phí nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Nhờ việc phân loại, tính toán kết cấu chi phí trong doanh nghiệp mà nhà quản trị xác định rõ các khoản chi phí từ đó có những biện pháp phù hợp để cắt giảm chúng sao cho vẫn có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ở mức bình thƣờng. Muốn làm đƣợc điều này, công ty cần có những kế hoạch, phƣơng án kinh doanh chi tiết, cụ thể và phù hợp với tình hình của công ty cũng nhƣ nền kinh tế thị trƣờng để thực hiện đƣợc mục tiêu đề ra một cách có hiệu quả.

Qua thời gian thực tập tại công ty, thông qua việc nghiên cứu, phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận của ba loại sản phẩm chủ lực tại đây tôi nhận thấy trong 2 năm vừa qua tình hình kinh doanh của công ty đang gặp nhiều thuận lợi và có chiều hƣớng phát triển tốt. Bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn, nhƣng công ty cũng đang cố gắng khắc phục những tình trạng xấu, đẩy mạnh sản xuất và tạo dựng lòng tin từ phía khách hàng cũng nhƣ mở rộng thị trƣờng kinh doanh bằng cách khắc phục những nhƣợc điểm còn tồn đọng nhƣ chi phí quá cao, giá bán còn thấp trong năm tới. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm đồng thời mở rộng quy mô sản xuất nhằm tận dụng tối đa nguồn lực của công ty. Với sự cố gắng, nỗ lực không biết mệt mỏi của toàn bộ công ty trong thời gian vừa qua, hy vọng công ty sẽ mau chóng thoát khỏi tình trạng khó khăn này, hoàn thiện những mặt hạn chế, phát huy thế mạnh và đạt nhiều thành công nhƣ mong đợi cụ thể là tăng doanh thu và lợi nhuận mong muốn.

65

6.2 KIẾN NGHỊ

Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Bê Tông 620 Châu Thới với đề tài “ Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lƣợng – Lợi nhuận tại Công ty Cổ Phần Bê Tông 620 Châu Thới”, tôi xin đƣa ra một số kiến nghị sau:

Đối với nhà nƣớc

- Ngoài những cố gắng, nỗ lực của công ty thì những tác động từ phía nhà nƣớc cũng không kém phần quan trọng. Do đó để duy trì ổn định và phát triển công ty trong thời gian tới, tôi xin có một số kiến nghị sau:

- Tăng cƣờng nâng cấp, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ở các vùng miền trong cả nƣớc.

- Trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ ngày nay thì với mỗi doanh nghiệp quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn. Do đó để tạo điều kiện cho sự phát triển của công ty chính phủ nên có những chính sách phù hợp về vốn nhằm giúp công ty dễ dàng vay đƣợc vốn để duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, chính phủ nên có những chính sách điều tiết, bình ổn giá cả nhƣ giá xăng, dầu, điện… góp phần bình ổn giá nguyên vật liệu góp phần ổn định chi phí.

- Tổ chức nhiều cuộc giao lƣu, hội thảo để quảng bá thƣơng hiệu, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng trên cả nƣớc.

- Nhà nƣớc nên công bố các chính sách,mục tiêu hay chƣơng trình dự án trong tƣơng lai gần để các công ty có những kế hoạch, chiến lƣợc kinh doanh phù hợp nhằm bắt kịp xu thế thời đại và phát triển kinh doanh thời gian tới.

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách , giáo trình.

1. Lê Phƣớc Hƣơng (2010). Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

2. PGS.TS Phạm Văn Dƣợc, TS. Huỳnh Đức Lộng, TS. Trần Văn Tùng, TS. Phạm Xuân Thành, TS. Trần Phƣớc (2010). Mô hình báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong công ty niêm yết, Nhà xuất bản Phƣơng Đông, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Ths. Huỳnh Lợi, Ths. Nguyễn Khắc Tâm, hiệu đính: TS. Võ Văn Nhị (2001). Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.

4. TS. Phạm Văn Dƣợc, (2005). Phân tích hoạt động kinh doanh, nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

5. Ths. Bùi Văn Trƣờng, (2008). Kế toán chi phí, nhà xuất bản Lao động – Xã hội

Trang Web, tạp chí.

1. Thông tƣ 53/2006/TT – BTC ngày 12/06/2006 hƣớng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp.

2. Trang web www.620chauthoi.com của Công ty Cổ Phần Bê Tông 620 Châu Thới.

67

PHỤ LỤC 1

Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí điện 6 tháng đầu năm 2014 và sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất để tách thành biến phí SXC và định phí SXC. Do chi phí điện nƣớc phục vụ cho việc sản xuất các mặt hàng của công ty, nên tôi thực hiện tách chi phí điện nƣớc dựa trên toàn bộ các sản phẩm dầm mà công ty sản xuất đƣợc trong 6 tháng đầu năm 2014 nhƣ sau:

Bảng 1: Bảng tổng hợp chi phí điện nƣớc 6 tháng đầu năm 2014

Tháng Xi (cây) Yi (1.000 đồng) XiYi Xi2 1 61 40.476 2.469.036 3.721 2 66 42.938 2.833.908 4.356 3 63 41.012 2.583.756 3.969 4 70 44.264 3.098.480 4.900 5 68 43.618 2.966.024 4.624 6 69 43.321 2.989.149 4.761 Tổng 397 255.629 16.940.353 26.331

(Nguồn: Phòng kế toán tại công ty)

Từ bảng 1 ta có hệ phƣơng trình: 16.940.353 = 397b + 26.331a

255.629 = 6b + 397a

=> a = 417.520 đồng/dầm và b = 14.978.900 đồng/tháng. => Tổng định phí SXC 6 tháng: 89.873.400 đồng.

68

PHỤ LỤC 2 Kế hoạch 1:

Số dư đảm phí tăng lên: (đvt: 1.000 đồng)

Dầm I15m: 10.756 x 148 x 0,1 = 159.188,8 Dầm I24,54m: 11.932 x 152 x 0,1 = 181.366,4 Dầm Super tee: 16.909 x 97 x 0,1 = 164.017,3 Kế hoạch 2: Số dư đảm phí mới: (đvt: 1.000 đồng) Dầm I15m: (10.576 – 1.200) x 148 x 1,15 = 1.595.795,2 Dầm I24,54m: (11.932 – 1.200) x 152 x 1.15 = 1.875.953,6 Dầm Super tee: (16.909 – 1.200) x 97 x 1,15 = 1.752.338,95 Kế hoạch 3: Số dư đảm phí mới: (đvt: 1.000 đồng) Dầm I15m: (10.576 – 2.000) x 148 x 1,3 = 1.650.022,4 Dầm I24,54m: (11.932 – 2.000) x 152 x 1,3 = 1.962.563,2 Dầm Super tee: (16.909 – 2.000) x 97 x1,4 = 2.024.642,2 Kế hoạch 4: Số dư đảm phí mới: (đvt: 1.000 đồng) Dầm I15m: (10.576 – 2.000 + 700) x 148 x 1,3 = 1.784.702,4 Dầm I24,54m: (11.932 – 2.000 + 700) x 152 x 1.3 = 2.100.883,2 Dầm Super tee: (16.909 – 2.000 + 700) x 97 x 1,25 = 1.892.591,25

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận tại công ty cổ phần bê tông 620 châu thới (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)