Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lƣợng – Lợi nhuận thể hiện ở những giả định. Khi phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lƣợng – Lợi nhuận. Cụ thể những hạn chế này tập trung ở những điểm sau:
* Mối quan hệ biến động của chi phí, sản lƣợng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận đƣợc giả định là quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi vận động. Điều này rất khó xảy ra vì những thay đổi về sản lƣợng sẽ xảy ra những thay đổi về chi phí, thu nhập do đó quan hệ tuyến tính sẽ bị phá vỡ.
* Các chi phí giả định đƣợc phân tích một cách chính xác thành định phí và biến phí. Thực tế điều này chỉ mang tính chất tƣơng đối, đôi khi rất khó phân định chính xác đƣợc.
* Kết cấu sản phẩm sản xuất kinh doanh đƣợc giả định cố định trong quá trình thay đổi các yếu tố chi phí, khối lƣợng tiêu thụ. Điều này khó có thể tồn tại vì kết cấu sản phẩm sản xuất kinh doanh luôn gắn kết và biến động trong từng phƣơng án ở từng thời kỳ sản xuất kinh doanh.
* Tồn kho sản phẩm đƣợc giả định không thay đổi hoặc quá trình sản xuất và tiêu thụ cùng một mức độ. Điều này cũng phi thực tế vì sự tồn kho sản phẩm sẽ biến động theo nhu cầu dự trữ, tình trạng tiêu thụ ở từng kỳ.
* Công suất máy móc, thiết bị, năng suất của công nhân đƣợc giả định không thay đổi trong suốt thời kỳ. Điều này rất khó tồn tại vì công suất máy móc, thiết bị, năng suất ngƣời lao động phải thay đổi do tuổi thọ của máy móc, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ của ngƣời lao động thay đổi gắn liền với sự phát triển của khoa học xã hội.
* Giá trị đồng tiền sử dụng không thay đổi hay nói cách khác nền kinh tế không có lạm phát mà điều này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn.
Định phí + lợi nhuận mục tiêu Giá bán – biến phí đơn vị Sản lƣợng để đạt lợi
nhuận mục tiêu
=
Định phí + lợi nhuận mục tiêu Tỷ lệ số dƣ đảm phí Doanh thu để đạt lợi
nhuận mục tiêu
19