Ngành nghề kinh doanh hoặc chức năng nhiệm vụ

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận tại công ty cổ phần bê tông 620 châu thới (Trang 34)

3.2.1 Ngành nghề kinh doanh

Hoạt động chính của công ty là sản xuất các loại vật liệu xây dựng bằng cấp phối bê tông và lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn (dầm, cọc, cống...). Thí nghiệm, kiểm nghiệm độ bền kết cấu các loại vật liệu xây dựng. Xây dựng các công trình giao thông cầu cống, đƣờng bộ, xây dựng dân dụng, bến cảng.

3.2.1 Chức năng

Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các vật liệu xây dựng bằng cấp phối bê tông và lắp ghép, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

3.2.2 Nhiệm vụ

Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất vật liệu bê tông và xây dựng các công trình giao thông vận tải. Đồng thời xuất nhập khẩu vật tƣ nguyên liệu phụ tùng ngành xây dựng, vận chuyển sản phẩm siêu trƣờng, siêu trọng, thiết kế xây dựng dân dụng, giao thông, công nghiệp.

22

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY 3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty 3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty

3.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban

Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi Công ty. Trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Phụ trách mọi hoạt động của công ty, kiểm tra giám sát hoạt động của các nhân viên cấp dƣới; hỗ trợ các phòng ban hoạt động hiểu quả.

Chủ tịch hội đồng quản trị quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty, theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị và ủy nhiệm của Đại hội đồng cổ đông.

Giám đốc công ty: là ngƣời điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao. Giám đốc là ngƣời đại diện Công ty trƣớc pháp luật. Có nhiệm vụ đƣa ra các chiến lƣợc phát triển ngắn hạn của công ty.

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

P. GĐ TÀI CHÍNH P. GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT P. GĐ KINH DOANH P . K ế to á n P . V T - TB P . K H - TH P . H à n h c h ín h P . N n sự P. C hu y ên v n P . K in h d o a n h

BAN KIỂM SOÁT

GIÁM ĐỐC CÔNG TY HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ P h ân ng

23

Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: Tham mƣu cho Giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty trong các hoạt động liên quan đến công tác kinh doanh và các hoạt động marketing.

Phó Giám đốc phụ trách sản xuất: Tham mƣu cho Giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty các công tác liên quan đến hoạt động sản xuất của Công ty.

Phó Giám đốc phụ trách tài chính: Tham mƣu cho Giám đốc và Hội đồng quản trị về công tác liên quan đến tài chính, kế toán và quản trị hành chính.

Phòng kế toán

Chức năng:

Tham mƣu cho Giám đốc Công ty về công tác Tài chính kế toán, về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.

Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn kế toán theo đúng quy định của Nhà nƣớc về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán …

Giữ bí mật số liệu kế toán – tài chính và bí mật kinh doanh của Công ty.

Thu thập và xử lý thông tin có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong Công ty.

Nhiệm vụ tài chính: Quan hệ với các Ngân hàng và tổ chức tín dụng … trong hoạt động vay vốn trung hạn, dài hạn, ngắn hạn, bảo lãnh, thanh toán Quốc tế và lƣu chuyển tiền tệ.

Lập và đánh giá báo cáo tài chính theo quy định của Pháp luật và Điều lệ của Công ty.

Lập và báo cáo nguồn vốn huy động cho các hoạt động đầu tƣ ngắn hạn cũng nhƣ dài hạn.

Ban hành quy chế tài chính nội bộ của Công ty theo đúng chế độ Nhà nƣớc quy định. Tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện các quy chế tài chính đã ban hành.

Nhiệm vụ kế toán: Ghi chép và hạch toán đúng, đầy đủ các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, phù hợp với quy định của Nhà nƣớc và Quy chế quản lý của Công ty.

24

Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của tất cả các loại chứng từ, hoàn chỉnh thủ tục kế toán trƣớc khi trình Giám đốc phê duyệt.

Phổ biến, hƣớng dẫn các Phòng chuyên môn, Phân xƣởng thực hiện thủ tục tạm ứng, hoàn ứng và các thủ tục tài chính khác theo Quy chế quản lý tài chính, Quy chế chi tiêu nội bộ của Công ty.

Phối hợp với các Phòng Ban chức năng khác để lập giá mua, giá bán sản phẩm, vật tƣ, hàng hoá, dịch vụ trƣớc khi trình Giám đốc duyệt.

Tham gia kiểm kê định kỳ, đề xuất các biện pháp xử lý chênh lệch giữa thực tế và sổ sách.

Quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ, hạch toán theo chế độ hiện hành.

Tiến hành các thủ tục, thanh quyết toán các loại thuế với cơ quan thuế. Lập và nộp các báo cáo tài chính đúng và kịp thời cho các cơ quan thẩm quyền theo đúng chế độ quy định của Nhà nƣớc.

Nhiệm vụ công nợ: Quản lý, theo dõi, phân tích các hoạt động tài chính toàn Công ty.

Lập kế hoạch tài chính định kỳ, theo dõi, báo cáo đến Giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch tài chính đã đƣợc duyệt, đánh giá tính hiệu quả và đề xuất biện pháp điều chỉnh hợp lý.

Phân tích, đánh giá về mặt tài chính tất cả các dự án, công trình mà công ty tham gia.

Thực hiện các biện pháp huy động, sử dụng nguồn vốn trong công ty nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh một cách kịp thời và hiệu quả.

Đảm bảo nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tƣ. Xử lý các tình huống tài chính khẩn cấp tại công ty.

Phối hợp với phòng Kinh doanh lập kế hoạch, theo dõi, thu hồi công nợ của khách hàng đầy đủ, nhanh chóng để đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty.

Đánh giá, giám sát khả năng thanh toán của khách hàng từ khi triển khai hợp đồng đến khi kết thúc hợp đồng, và đề xuất các biện pháp xử lý đối với các khoản nợ khó đòi.

Thƣờng xuyên báo cáo chi tiết các khoản nợ và thời hạn phải thu hồi, và đề xuất đối sách thu hồi nợ nhanh chóng.

25

Phối hợp với phòng Kinh doanh, đƣa ra các điều khoản ràng buộc trong hợp đồng về việc thanh toán, nhận hàng…

Phòng nhân sự :

Tham mƣu cho Ban Giám Đốc trong việc tổ chức bộ máy hoạt động, quản lý lao động, tuyển dụng, đào tạo, thiết lập nội quy lao động, các quy chế thi đua khen thƣởng, thực hiện các chế độ chính sách đối với ngƣời lao động, hƣớng dẫn thực hiện các quy định của Công ty và Chính sách Pháp luật của Nhà nƣớc có liên quan về lao động.

Phòng kinh doanh

Tham mƣu cho Ban giám đốc trong các lĩnh vực: Các hoạt động kinh doanh bán hàng của Công ty; Tiếp thị, mở rộng thị trƣờng, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm và dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận và chăm sóc khách hàng.

Phòng vật tƣ – thiết bị

Tham mƣu cho Giám đốc Công ty về việc lựa chọn, mua sắm, nguyên vật liệu đầu vào, máy móc, thiết bị, phƣơng tiện cơ giới, thiết bị điện phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh.

Phòng hành chính

Tham mƣu cho Ban giám đốc các công tác liên quan đến tổ chức hành chính, đời sống ngƣời lao động trong toàn công ty.

Phòng kế hoạch:

Điều hành công việc sản xuất, tổ chức, quản lý kho và cấp phát các sản phẩm do Công ty sản xuất.

Lập và kiểm soát kế hoạch sản xuất theo mục tiêu đã đề ra. Hỗ trợ Ban Giám đốc kiểm soát, giám sát, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch.

Phân xƣởng

Tổ chức triển khai sản xuất theo kế hoạch của phòng Kế hoạch giao dƣới sự điều tiết của Phó Giám đốc sản xuất. Đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch, tiến độ, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lƣợng, mỹ quan của sản phẩm.

26

3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán

3.4.2 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty

Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng Bộ tài chính.

Kỳ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 cùng năm Công ty áp dụng hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ.

Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thƣờng xuyên Phƣơng pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền.

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đƣợc ghi nhận khi hợp đồng thỏa mãn các điều kiện sau:

Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa đã đƣợc chuyển giao cho ngƣời mua.

Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa nhƣ ngƣời sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.

Công ty đã hoặc sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.

Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, cổ tức và các khoản doanh thu hoạt động.

Khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định đƣợc khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ƣớc tính phù hợp với hƣớng dẫn tại quyết định số: 203/2009/ QĐ- BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ trƣởng Bộ tài chính. Tỷ lệ khấu hao của các loại tài sản cố định nhƣ sau:

KẾ TOÁN TRƢỞNG K.toán thanh toán; thuế; TSCĐ Kế toán tổng hợp Kế toán công nợ Kế toán ngân hàng & thủ quỹ Kế toán kho vật Kế toán quản trị

27

Nhà cửa, vật kiến trúc 02- 12 năm Máy móc, thiết bị 05- 08 năm Phƣơng tiện vận tải 05- 10 năm Thiết bị, dụng cụ quản lý 03- 10 năm Tài sản cố định khác 04- 08 năm

Phƣơng pháp tính thuế giá trị gia tăng: Phƣơng pháp khấu trừ thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Công ty áp dụng chế độ ƣu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại điều 35 – 36, nghị định 164/2003/ NĐ- CP ngày 22 tháng 12 năm 2003.

Điều kiện ƣu đãi: cơ sở sản xuất mới thành lập từ dự án đầu tƣ (ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất) tại địa bàn thuộc danh mục B.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: đƣợc ƣu đãi 20% trong thời hạn 10 năm kể từ năm 2004 (năm bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh doanh thu).

Thời gian miễn thuế: là 02 năm, kể từ năm 2005 (năm bắt đầu có thu nhập chịu thuế).

Thời gian giảm thuế 50%: là 06 năm, bắt đầu từ năm 2007.

3.5 SƠ LƢỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Thông qua việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh ở các năm trƣớc bằng cách so sánh tuyệt đối, tƣơng đối các chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, nhà quản trị có đƣợc những thông tin quan trọng, cần thiết cho việc lập kế hoạch, lựa chọn phƣơng án kinh doanh trong thời gian tới.

3.5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011 đến năm 2013 2013

Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013 có sự biến động tƣơng đối lớn. Qua bảng 3.1 ta có thể thấy rõ sự biến động của doanh thu cụ thể nhƣ sau:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2012 khoảng 172 tỷ, giảm 40,2 tỷ (18,92%) so với năm 2011. Trong năm 2012 doanh thu giảm là do đây là năm cả nƣớc gặp nhiều khó khăn trong kinh tế; các công trình xây dựng tƣơng đối ít nên công ty không có nhiều hợp đồng hơn các năm trƣớc đồng thời do sự cạnh tranh gay gắt của các công ty trong cùng lĩnh vực cũng là nguyên nhân lớn gây ra việc giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của

28

Công ty. Tuy nhiên, đến năm 2013 do nhu cầu về sản phẩm của công ty trên thị trƣờng ngày càng tăng sau một thời gian suy thoái về kinh tế, bên cạnh đó công ty đã đẩy mạnh sản xuất và nâng cao chất lƣợng sản phẩm nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 vào khoảng 219 tỷ, tăng 47,3 tỷ chiếm 27,47% so với năm 2012.

Doanh thu từ hoạt động tài chính trong năm 2012 là 36,5 triệu, giảm 27,7 triệu (43,15%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do lãi về chênh lệch tỷ giá giảm nên dẫn đến doanh thu từ hoạt động tài chính giảm so với năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2013 doanh thu từ hoạt động tài chính đã tăng mạnh trở lại, cụ thể tăng 134 triệu chiếm 367,10% so với năm 2012.

Bên cạnh đó công ty còn có thêm thu nhập khác từ xuất khẩu ủy thác và một số hoạt động khác. Năm 2012, khoản thu nhập này giảm mạnh, cụ thể giảm 2,9 tỷ (90,51 %) so với năm 2011. Tuy nhiên thu nhập khác năm 2013 là 372 triệu, tăng 62 triệu so với năm 2012.

Giá vốn hàng bán qua các năm 2011, 2012 và 2013 có sự biến động đáng kể. Cụ thể trong năm 2012, do nhận đƣợc ít đơn hàng khiến việc sản xuất và tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, nên giá vốn hàng bán giảm 25 tỷ (13,59%) so với năm 2011. Đến năm giá vốn hàng bán tăng 40 tỷ (24,87%) so với năm 2012. Nguyên nhân do giá dầu trên thị trƣờng tăng nhẹ cộng thêm việc giá nguyên liệu cũng tăng theo ảnh hƣởng trực tiếp đến giá vốn hàng bán.

Chi phí tài chính cũng biến động nhẹ trong các năm từ 2011 đến 2013, nếu năm 2011 chi phí này là 6,2 tỷ thì đến năm 2012 chi phí tăng 2,8 tỷ chiếm 44,87% so với năm 2011. Nguyên nhân của việc tăng chi phí tài chính là do trong hai năm vừa qua Công ty đang cố gắng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ đầu tƣ thêm trang thiết bị, máy móc sản xuất đồng thời nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do đó công ty cần thêm vốn để thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Chi phí tài chính năm 2013 là 3,2 tỷ, giảm 5,7 tỷ chiếm 63,71% so với năm 2012. Nguyên nhân do doanh nghiệp đã trả bớt các khoản nợ vay nên lãi suất vay giảm dẫn đến chi phí lãi vay cũng giảm xuống.

Năm 2012 chi phí bán hàng là 397 triệu, tăng 137 triệu chiếm 53,00% so với năm 2011. Năm 2013, chi phí này giảm mạnh, cụ thể giảm 371 triệu (93,43%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2012 công ty đẩy mạnh hoạt động marketing, quảng cáo, chi phí vận chuyển tăng, v.v… đến năm 2013 thi trƣờng dần ổn định nên công ty đã tiết kiệm đƣợc một phần chi phí quảng cáo.

29

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2011-2013

(Nguồn: Phòng kế toán của công ty)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)

1. Doanh thu bán hàng và CCDV 212.373.875 172.197.958 219.507.544 (40.175.917) (18,92) 47.309.586 27,47 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - -

3. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 212.373.875 172.197.958 219.507.544 (40.175.917) (18,92) 47.309.586 27,47 4. Giá vốn hàng bán 187.304.153 161.841.673 202.100.620 (25.462.480) (13,59) 40.258.947 24,87 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 25.069.722 10.356.285 17.406.924 (14.713.437) (58,69) 7.050.639 68,08 6. Doanh thu hoạt động tài chính 64.263 36.534 170.652 (27.731) (43,15) 134.118 367,10 7. Chi phí tài chính 6.238.479 9.037.820 3.279.839 2.799.341 44,87 (5.757.981) (63,71) - trong đó chi phí lãi vay 6.238.479 7.201.138 3.099.981 962.659 15,43 (4.101.157) (56,95)

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận tại công ty cổ phần bê tông 620 châu thới (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)