Ngân hàng Nhà nớc cần nghiên cứu cho ra đời trung tâm thanh

Một phần của tài liệu Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Hưng Yên Thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 80)

tâm thanh toán bù trừ thẻ, séc và hối phiếu thơng mại:

Sự ra đời của các trung tâm bù trừ này cùng với phơng thức thanh toán liên hàng và bù trừ điện tử tạo thành một hệ thống thanh toán hiện đại và liên kết chặt chẽ trong tơng lai. Hiện nay hình thức chuyển tiền điện tử đã bắt đầu đợc áp dụng tại ngân hàng Nhà nớc, đây là hình thức chuyển tiền từ ngân hàng này đến ngân hàng khác theo yêu cầu của khách hàng với hình thức thanh toán tổng tức thời - tức là chuyển từng món tiền, món nào chuyển tức thời đi món đó. Theo số tiền thực và thời gian thực, phần lớn các món chuyển tiền có giá trị lớn hoặc chuyển tiền khẩn sẽ đợc chuyển theo hình thức này. Chuyển tiền điện tử phải thực hiện qua một trung tâm kiểm soát và đối chiếu trớc khi đến ngân hàng khác. Thời gian chuyển một món tiền từ ngân hàng này tới ngân hàng khác trung bình mất từ 9- 10 phút/ một món.Hình thức thanh toán bù trừ điện tử là việc các ngân hàng chỉ phải thanh toán với nhau về số chênh lệch giữa phải thu và phải trả, còn gọi là thanh toán theo lô hay theo gói.

Hình thức chuyển tiền điện tử cho phép thanh toán nhanh và chính xác hơn nhiều so với trớc đây, từ đó đáp ứng tốt hơn các yêu cầu mới của khách hàng. Một mặt sẽ làm tăng vòng quay chu chuyển vốn của khách hàng và của nền kinh tế, mặt khác sẽ tiết kiệm đợc vốn cũng nh làm cho lợng tiền mặt lu chuyển sẽ giảm. Vì vậy sẽ tiết kiệm đợc cả thời gian và chi phí cho ngân hàng và khách hàng.

Ngoài ra, thanh toán bù trừ điện tử do khi thanh toán có sự bù trừ giữa số phải thu và phải trả nên chỉ phải thanh toán số chênh lệch. Hệ thống này có thể xử lý thanh toán bù trừ tự động tất cả các khoản thanh toán phát sinh trong cả nớc giữa các ngân hàng khác hệ thống với nhau. Việc thanh toán bù trừ theo chứng từ đợc thay thế dần bằng thanh toán bù trừ tự động bằng điện tử . Các trung tâm xử lý thanh toán bù trừ tự động bằng điện tử sẽ đợc xây dựng taị các thành phố lớn. Về chuyển tiền điện tử trong vài năm đầu chỉ thực hiện với quy mô ở tất các đơn vị ngân hàng Nhà nớc trong cả nớc, sau đó khi các ngân hàng thơng mại có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định và đã kết nối mạng với ngân hàng Nhà nớc thì sẽ áp dụng chuyển tiền liên ngân hàng giữa ngân hàng Nhà nớc với các ngân hàng thơng mại. Về thanh toán bù trừ điện tử sẽ triển khai dần theo ý tởng bù trừ tại tỉnh, thành phố, tiến tới bù trừ theo khu vực ở những tỉnh thành phố lớn, mỗi khu vực có 5-6 tỉnh lân cận tham gia. Khi đủ các điều kiện và khả năng cho phép thì thực hiện thanh toán bù trừ cả nớc vào một trung tâm ngân hàng Nhà nớc.

Một phần của tài liệu Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Hưng Yên Thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 80)