Thi viết về môi trường

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục môi trường qua các hoạt động ngoại khoá môn TNXH cho học sinh lớp 3 (Trang 47)

IX. Cấu trúc của đề tài

4. Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 3

2.3.2.2 Thi viết về môi trường

Bước 1: Chọn chủđề môi trường: Thi viết về môi trường

Bước 2: Xác định mục tiêu GDMT cho học sinh

Bước 3: Lựa chọn hình thức và phương pháp hoạt động - Câu lạc bộ, cá nhân, nhóm...

- Xác định: đối tượng lớp 3

- Thời gian: Vào các buổi học ngoại khóa - Địa điểm: Trong lớp

- Quy mô :Cá nhân, nhóm.

Bước 4: Lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động

1. Chuẩn bị:

GV:- Chuẩn bị địa điểm các nội dung có liên quan đến chủ đề của hoạt

động ngoại khoá.

- Thông báo cho học sinh thời gian và địa điểm tập trung, địa điểm tham quan cụ thể.

HS:- Tự giác chuẩn bị đồ dùng những nội dung liên quan đến chủ đề của hoạt động ngoại khóạ

2. Lên kế hoạch chi tiết

Bước 5: Tiến hành hoạt động:

- Học sinh tiến hành hoạt động một cách tự giác, tích cực theo sự định hướng, gợi ý của giáo viên.

Bước 6: Kết thúc hoạt động

- Giáo viên củng cố lại kiến thức cơ bản cần ghi chú cho học sinh, đánh giá kết quả, tổng kết những kết quả đạt được và rút kinh nghiệm những gì còn chưa tốt.

Sau buổi hoạt động ngoại khoá GDMT, giáo viên có thể tuỳ theo khả năng của học sinh, yêu cầu học sinh tìm hiểu về vấn đề môi trường vừa được tiến hành ngoại khoá

2.3.2.3.Trò chơi, đố vui, hái hoa dân chủ…với nội dung giáo dục môi trường.

Đối với các Trường Tiểu học các câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt định kỳ mỗi tháng 1 lần. Nội dung sinh hoạt là thông báo đến các thành viên tình hình môi trường của thế giới , của Việt Nam, của địa phương mình. Đồng thời giới thiệu một số mô hình hoạt động chung tay bảo vệ môi trường hay của các địa phương, các trường học …. Từ đó, mỗi thành viên trong CLB sẽ chuyển tải những thông tin này đến bạn bè, người thân…

Trong các giờ chào cờ đầu tuần, sau khi tuyên truyền, CLB Măng non nên tổ chức trò chơi "Hái hoa dân chủ" để kiểm tra hiểu biết của các bạn mình.

Khẩu hiệu hành động là “ Hãy chung tay cùng cộng đồng bảo vệ môi trường”

ạCác câu hỏi hái hoa dân chủ với nội dung giáo dục môi trường.

Câu 1: Theo em, rừng đem lại cho con người những lợi ích gì? Trả lời: Những lợi ích mà rừng đem lại cho con người là:

- Điều hoà khí hậu, cung cấp oxi - Hạn chế hạn hán, lũ lụt

- Cung cấp cho con người nhiều cây thuốc quý

- Là môi trường tốt để nghiên cứu và học tập về các loài thực vật và động vật.

- Có giá trị về du lịch

Trả lời: Như ta đã biết, trong rừng có rất nhiều câỵ Vì vậy, khi mưa xuống, những tán cây rừng đã làm giảm tốc độ của hạt nước mưa trước khi nó rơi xuống đất. Thêm vào đó, những bộ rễ cây chằng chịt làm nước chảy chậm hơn. Do đó, nước mưa có thời gian để ngấm vào lòng đất giúp hạn chế lũ lụt.

Ở nền rừng có thảm lá mục rất dày đã giữ nước và làm chậm quá trình bốc hơi của nước. Vào mùa mưa, rừng lưu giữ được lượng nước mưa rất lớn ở

những mạch nước ngầm trong lòng đất. Vì vậy, khi mùa khô, nước sẽ chảy ra từ

những mạch nước ngầm qua những con suối, con sông chảy ra hồ chứạ..giúp

điều hoà dòng chảy, giúp hạn chế hạn hán.

Câu 3: Theo em, những hoạt động nào của con người làm ảnh hưởng xấu tới môi trường rừng?

Trả lời: Những hoạt động của con người làm ảnh hưởng xấu tới môi trường rừng là:

- Đốt rừng làm nương rẫy - Chặt cây lấy gỗ, lấy củi - Chăn thả gia sóc trong rừng

- Khai thác đá vôi ở những dãy núi ven rừng

- Xây dựng nhiều công trình công cộng trong rừng (làm đường xá, nhà nghỉ...)

- Xả rác bừa bãi trong rừng....

Câu 4: Là một học sinh, em làm gì để bảo vệ môi trường rừng?

Trả lời: Mỗi người có một cách riêng để góp phần bảo vệ môi trường. Là một học sinh, em góp phần bảo vệ môi trường rừng bằng cách:

- Không tham gia và nhắc nhở mọi người không tham gia những hoạt động làm ảnh hưởng xấu tới rừng như: Đốt rừng làm nương rẫy, chặt cây lấy gỗ, lấy củi, chăn thả gia sóc trong rừng, xả rác bừa bãi trong rừng...

- Với sự hiểu biết của bản thân, em sẽ thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở

bạn bè, mọi người xung quanh về lợi ích của rừng và tác hại của việc phá hoại rừng.

b. Một số trò chơi với nội dung giáo dục môi trường *Lô tô nhận biết hành vi đúng

+ Mục đích

- Giúp HS phân biệt được những hành vi nào là đúng, hành vi nào là sai

để bảo vệ môi trường.

+ Chuẩn bị

- Một số bộ hình, mỗi bộ hình gồm những hình cười, hình mếu - Các phiếu viết chữ hoặc tốt nhất là trong các phiếu có vẽ hình về các nội

dung thể hiện những hành vi đúng và hành vi sai để bảo vệ môi trường. Số phiếu và số bộ hình phải bằng nhaụVí dụ như dạy bài “Thực hành giữ trường lớp sạch

đẹp” ta có thểđưa ra các tranh sau:

+ Cách tiến hành

- Nhóm chơi (người chơi) được phát một bộ hình và số phiếu tương ứng. Khi giáo viên hô bắt đầu cá nhóm (người) chơi sẽ dán hoặc đặt hình người cười vào hình vẽ (hoặc phiếu chữ viết) thể hiện hành vi đúng và dỏn hỡnh người mếu vào hình vẽ (hoặc phiếu chữ viết) thể hiện hành vi saị Nhóm (người) chơi nào dán xong sớm nhất và đúng là người thắng cuộc.

* Đứng ởđâu

+ Mục đích

- Giúp HS kiểm tra những thông tin sai lệch về vệ sinh môi trường để từđó có ý thức bảo vệ môi trường

+ Chuẩn bị

- Phấn để vẽ vòng tròn hoặc bìa để phân khu vực:

- Một số câu hỏi về "vệ sinh môi trường hoặc thông điệp về thái độ, hành vi liên quan đến môi trường.

Sau khi học hết bài 9 có thểđưa ra các nhận định sau:

- Cắt ngắn móng tay, móng chân, giúp ta phòng tránh được các bệnh tật

đường ruột.

- Rửa sạch hoa quả trước khi ăn. - Rửa tay trước khi ăn

- Uống nước đã được lọc.

- Chỉ cần đậy thức ăn đã nấu chín

- Dùng phân của súc vật đi bón rau là việc làm………. - Nên ăn nhanh để tiết kiệm thời gian.

- Muốn phòng bệnh giun, phải ăn sạch, uống sạch và ở sạch. - Ăn no xong phải chạy nhảy nô đùa để giúp thức ăn mau tiêu hóạ - Không nên mang vác nặng để tránh làm cong vẹo cột sống. ……… Hay sau khi xong chủđề xã hội sẽđưa ra các nhận định sau:

- Sử dụng tiết kiệm và bảo quản tốt đồ dùng trong nhà là góp phần bảo vệ

môi trường.

- Chăm sóc và trồng cây xanh trong vườn trường là việc làm của Bác bảo vệ. - Không nên vứt rác gần nơi mình ở mà phải vứt rác xa nơi mình ở.

- Chỉ cần giữ sạch môi trường trong nhà mình ở.

- Chúng ta có thể ngắt hoa ở vườn trường hay nơi công cộng để tặng thầy cô nhân ngày 20-11.

- Quét dọn nhà cửa, lớp học sẽ không phải là việc làm bảo vệ môi trường. ………

+Cách tiến hành

- Vẽ ba vòng tròn ở ba khu vực khác nhau, ghi vào trong vòng tròn theo thứ

tự: đồng ý, phân vân, không đồng ý.

- Giáo viên đọc câu hỏi về môi trường hoặc thông điệp về thái độ hành vi liên quan đến môi trường. HS có thể lựa chọn đểđứng vào vòng tròn mà họ lựa chọn đó là câu trả lời của họ.

- Những người đứng vào vòng tròn nào phải giải thích tại sao họ lại lựa chọn câu trả lời nàỵ

- Giáo viên sẽ giải thích câu trả lời đúng hoặc sai hoặc có thể tùy theo

đánh giá của từng cá nhân (câu trả lời không chắc chắn). - Người nào được nhiều lần đúng là người thắng cuộc.

2.3.2.4. Đọc sách, báo, nói chuyện về MT

Để cho việc tuyên truyền được nhẹ nhàng, phù hợp với tâm sinh lý học sinh tiểu học, tôi đã đưa ra các biện pháp tuyên truyền đọc sách, báo, nói chuyện về

MT tăng cường sử dụng hình ảnh, dụng cụ trực quan để tuyên truyền, giáo dục cho học sinh thông qua những đoạn video hay những hình ảnh về môi trường.

Hình thức và nội dung tuyên truyền cũng phải thường xuyên thay đổịCó như vậy mới thu hút được sự chú ý của các em.. Đặc biệt là tăng cường hoạt

động giáo dục ngoài trời, trang trí các khu vệ sinh bằng những hình ảnh ngộ

báo và đưa ra những câu chuyện về môi trường trong các buổi chào cờ đầu tuần hay những giờ sinh hoạt giữa giờ.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục môi trường qua các hoạt động ngoại khoá môn TNXH cho học sinh lớp 3 (Trang 47)