.Hình thức 4: Câu lạc bộ môi trường

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục môi trường qua các hoạt động ngoại khoá môn TNXH cho học sinh lớp 3 (Trang 83)

IX. Cấu trúc của đề tài

4. Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 3

3.3.2.4 .Hình thức 4: Câu lạc bộ môi trường

Bước 1: Xác định chủđề:

Câu lạc bé “Những người bạn của thiên nhiên” Bước 2: Mục tiêu

Giúp học sinh

- Bổ sung và nâng cao kiến thức về môi trường và BVMT

- Bổ sung và nâng cao kĩ năng thu thập thông tin, viết báo cáo, kĩ năng trình bày trước đám đông...

- Hứng thú học tập, tạo nên một phong trào học tập,đồng thời góp phần vận

động, tuyên truyền mọi người cùng tham gia BVMT rừng còng như sự phát triển bền vững của môi trường rừng.

Bước 3: Lựa chọn hình thức và phương pháp hoạt động

Phương pháp tiến hành

Câu lạc bộ có thểđược tổ chức với rất nhiều nội dung phong phú đan xen nhau như: điều tra, khảo sát về các vấn đề môi trường địa phương; trò chơi môi trường; đọc, nói chuyện, kể chuyện về môi trường; thi báo ảnh về môi trường; thi sáng tác thơ văn, vẽ tranh với đề tài môi trường; thăm quan, dã ngoại môi trường...

Địa điểm: Chọn hội trường hoặc một lớp học làm địa điểm chính thức. Tuy nhiên, có thể tuỳ đặc trưng của hoạt động để chọn địa điểm trong phòng hay ngoài sân.

Thời gian: Hoạt động trong suốt kì học và năm học. Các hoạt động phải

được duy trì hành tuần, hàng tháng.

Quy mô: quy mô lớn: toàn trường, toàn khối quy mô nhỏ: lớp, tổ

Lưu ý: Nên khuyến khích những câu lạc bộ với quy mô lớn, tạo phong trào rộng khắp. Tuy nhiên, tuỳ khả năng của mình, người giáo viên nên chọn những hình thức và quy mô thích hợp nhằm đạt hiệu quả GDMT cao nhất.

Bước 4: Kế hoạch hoạt động

1. Chuẩn bị:

- Thành lập Ban tổ chức Câu lạc bộ gồm đại diện Ban giám hiệu, phụ trách

đội, các giáo viên trong khối lớp có học sinh tham gia câu lạc bộ.

- Xây dựng điều lệ hoạt động cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên tham gia câu lạc bộ.

- Lên kế hoạch chi tiết hoạt động của câu lạc bộ. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng lớp, nhóm, từng thành viên.

- Xác định địa điểm, thời gian cụ thể cho buổi hoạt động, bàn ghế, phông có chữ ghi tên Câu lạc bộ và chủđiểm sinh hoạt của tuần (tháng) đó.

- Chuẩn bị kinh phí cho các hoạt động tuyên truyền, tài liệu phục vụ cho hoạt động của câu lạc bộ.

Hot động 1: T chc câu lc b

- Tổ chức lễ phát động tham gia câu lạc bộ: nêu rõ mục đích, nội dung hoạt

động, quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên tham gia câu lạc bộ.

- Trước khi tiến hành các hoạt động có lễ ra mắt Ban tổ chức và tuyên bố

thành lập chính thức câu lạc bộ.

- Mỗi câu lạc bộ nên có một Ban lãnh đạo, được bầu theo thời hạn 3 tháng hay 6 tháng, gồm các em giữ vai trò chủ yếu sau:

+ Chủ tịch câu lạc bộ: Có nhiệm vụ liên hệ với các thầy cô giáo, các nhóm trưởng để phân công nhiệm vụ cho từng nhóm. Triệu tập, nhắc nhở các bạn tích cực tham gia câu lạc bộ.

+ Người dẫn chương trình: chọn một bạn học sinh có khả năng nói lưu loát, học giỏi, nhanh nhẹn.

+ Thủ kho: Quản lí tài liệu, thiết bị, dụng cụ...của câu lạc bộ.

Hot động 2: Trin khai hot động

Câu lạc bộ có định kì sinh hoạt hàng tuần hoặc hàng tháng vào thời gian thích hợp (những giờ sinh hoạt cuối tuần, những giờ dành cho hoạt động ngoại khoá...) để không làm ảnh hưởng đến thời gian học tập chính khoá. Trong mỗi buổi sinh hoạt, tuỳ chủ điểm của tuần, tháng đó, giáo viên có thể lùa chọn các hoạt động khác nhau, đan xen nhau như:

- Các cuộc thi tìm hiểu môi trường xung quanh

- Các hoạt động bảo vệ và cải thiện môi trường: trồng và chăm sóc cây, tổng vệ sinh trường lớp, đường phố, thu gom rác thải, khơi thông cống rãnh...

- Thi sáng tác thơ - truyện - tranh - ảnh theo chủđề môi trường.

- Đọc sách báo, nói chuyện về môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường. - Trò chơi về môi trường.

- Các hoạt động văn nghệ: múa, hát, diễn kịch, kể chuyện, đọc thơ...có nội dung về môi trường.

Một số gợi ý cụ thể về các hoạt động tổ chức trong buổi sinh hoạt CLB * Mục đích buổi (tuần, tháng) sinh hoạt: Khuyến khích học sinh quan tâm và tích cực tham gia bảo vệ rừng và môi trường tại địa phương.

* Giới thiệu:

Dẫn chương trình (DCT)) bắt nhịp và tất cả hát bài: “Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn”

“Thưa thầy cô và các bạn, câu lạc bộ của chúng ta mới được thành lập

nhưng đã có cơ hội tìm hiểu cũng như khám phá rất nhiều điều lí thú về rừng và môi trường xung quanh chúng tạ Chúng em cũng đã phần nào hiểu được tại sao rừng lại quan trọng đối với tất cả chúng tạ Rừng và các loài động vật sống trong rừng rất cần sự giúp đỡ của tất cả chúng tạ Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ xem chúng ta có thể làm được những gì để bảo vệ rừng và môi trường xung quanh ta, các bạn nhé!”

Giáo viên có thể lùa chọn một trong các hoạt động dưới đây để thực hiện tại từng trường, lớp cụ thể cho phù hợp.

1. Hoạt động thu gom rác thải:

DCT: Trường của các em có gặp phải vấn đề môi trường nào không? Hs: Rác thải ạ

DCT: Rác thải không phải là vấn đề của riêng trường chúng ta mà còn là

vấn đề lớn của cả cộng đồng. Rác thải làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan và làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ của chúng tạ

DCT yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm và đưa ra ý kiến về những việc có thể làm để chiến dịch thu gom rác thải được thực hiện hiệu quả và rộng khắp.

Thời gian thảo luận: 5 phút

DCT sẽ ghi lại tất cả những ý kiến của học sinh lên bảng. Sau đó, một thành viên Ban tổ chức sẽ tổng kết lại những ý kiến hay và chính xác. DCT có thể gợi ý cho các em nếu các em không có ý tưởng gì:

- Luôn có xe rác hoặc thùng đựng rác ở trong trường. Với những trường không có thùng hoặc xe rác thì có thểđào hốđựng rác.

- Tổ chức ngày làm sạch trường, lớp theo định kì.

- Thành lập nhóm chuyên trách kiểm tra vệ sinh các lớp. - Thiết kế áp phích yêu cầu mọi người không vứt rác bừa bãị - Tổ chức các buổi nói chuyện về chủđề rác thảị

- Từng thành viên CLB thi đua làm tấm gương “Không vứt rác bừa bãi” để

các bạn khác noi theo và luôn nhắc nhở các bạn vứt rác đúng nơi quy định. GV có thể giúp các em chuẩn bị một bài thuyết trình về chủ đề rác thải và các hoạt động mọi người có thể làm để bảo vệ môi trường để thuyết trình trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ hoặc trong cộng đồng dân cư.

DCT: “Ngay bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau hành động bằng việc phát động chiến dịch thu gom rác thải trong trường, lớp của chúng tạ Hi vọng rằng sau chiến dịch này, ngôi trường thân yêu của chúng ta mãi mãi xanh tươi, sạch, đẹp bởi không còn rác thảị”

Sau đó, DCT phát tói đựng rác và đưa ra một khoảng thời gian phù hợp cho các em đi nhặt rác trong lớp, trong trường.

2. Hoạt động trồng và chăm sóc cây:

DCT: “Trả lại màu xanh cho môi trường xung quanh là việc làm rất cần

thiết đối với cuộc sống của chúng tạ Hãy hành động ngay bây giờ để cho môi

trường và những khu rừng mãi mãi xanh tươi”.

Với những trường có đất để trồng cây, giáo viên hướng dẫn học sinh trồng cây trong sân trường, rào xung quanh và giao cho nhóm chăm sóc và bảo vệ. Những trường không có đất để các em tiến hành trồng cây thì giao những cây đã trồng cho từng nhóm chăm sóc và bảo vệ, (GV có thể liên hệ với chính quyền địa

phương để tìm những nơi có thể cho các em tiến hành trồng và chăm sóc cây). - DCT yêu cầu các nhóm thảo luận, liệt kê các mối đe doạđến cây xanh và những việc các em có thể làm để bảo vệ cây xanh.

3. Thi vẽ tranh với chủđề môi trường

DCT phát cho mỗi em một tờ giấy A3, bút chì, sáp màu và hướng dẫn cho các em vẽ cụ thể một vấn đề môi trường nào đó (ví dụ: bảo vệ cây xanh; rác thải; vấn đề ô nhiễm không khí...). Sau khi hoàn thiện bức tranh, DCT nhắc nhở

các em ghi họ tên, lớp, trường dưới mỗi bức tranh. Những bức tranh đẹp sẽđược chọn để trưng bày ở phòng triển lãm của trường hoặc ở những nơi như UBND xã, phường, trạm xá...

Sau đó, DCT cho học sinh thảo luận về các cách để giữ gìn môi trường trong sạch.

DCT: Nêu một số việc làm để giữ cho môi trường luôn trong sạch? Nếu học sinh chưa trả lời được đầy đủ, giáo viên có thể gợi ý: - Xử lí rác thải

- Sử dụng thuốc trừ sâu một cách hợp lí

- Chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm hợp vệ sinh, không thả rông bừa bãị - Tìm hiểu những kiến thức về thiên nhiên, môi trường và chia sẻ những

điều các em đã biết với những người khác. Nhắc nhở mọi người cùng tham gia giữ gìn môi trường trong sạch.

4. Phát động phong trào: “Em yêu rừng xanh quê em”

DCT: “Như các em đã tìm hiểu và thảo luận, có rất nhiều cách để bảo vệ

thiên nhiên, môi trường. Một số hoạt động chúng ta có thể tự làm một cách dễ

dàng, nhưng cũng có một số hoạt động cần phải sự giúp đỡ của những người

khác.

Nếu các em có những ý tưởng về những hoạt động có tính thực tiễn để bảo

vệ thiên nhiên hay cải thiện chất lượng môi trường, đừng do dự, hãy gửi ý tưởng đó tới câu lạc bộ của chúng tôi theo địa chỉ..., có thể các bạn sẽ nhận được tiền tài trợ và những hỗ trợ của thày cô, các bạn khác để thực hiện ý tưởng của mình”.

Trong suốt buổi hoạt động của câu lạc bộ, DCT hoặc giáo viên cần tổ

chức xen kẽ các trò chơi, các tiết mục văn nghệ...để buổi sinh hoạt không bị tẻ

nhạt và cứng nhắc.

5. Các buổi đọc truyện, nói chuyện về môi trường

Người nói chuyện có thể là các cán bộ chuyên trách về môi trường của tỉnh, các nhà khoa học, giáo viên hoặc có thể giao cho các học sinh sưu tầm những bài viết, những câu chuyện về môi trường và bảo vệ môi trường, sau đó giáo viên lựa chọn những bài tốt cho học sinh đọc trong buổi sinh hoạt.

Thành viên câu lạc bộ là những học sinh còn nhỏ tuổi, khả năng tiếp nhận thông tin của các em còn thấp. Vì vậy, nội dung buổi nói chuyện, đọc truyện nên là những câu truyện ngắn có ý nghĩa giáo dục caọ

Dưới đây là một số câu chuyện có ý nghĩa GDMT dành cho giáo viên tham khảo:

Câu chuyện thứ 1: Một trận lụt ở Óc (Tác giả: Claire Beastall)

Câu chuyện xảy ra ở một thị trấn nông thôn của nước Óc. Óc là một đất nước khô hạn và vì thế khi trận lụt xảy ra thì mọi người đều biết về nó. Một hôm, trận lụt tràn vào một thị trấn. Đi cùng với nó là rất nhiều muỗị Có khi nhiều gấp mười lần số muỗi ở Việt Nam vào buổi tốị Mọi người rất khó chịu bởi vì bị muỗi đốt. Họ không muốn bước ra khỏi nhà. Ngày hôm sau, rất nhiều chuồn chuồn xuất hiện và bắt đầu ăn muỗị Chuồn chuồn nhiều đến nỗi làm bầu trời tối sầm lạị Mọi người tự hỏi không biết cái gì sẽ xảy ra tiếp theọ Chẳng bao lâu, ếch xuất hiện từ những đầm lầy gần đó và bắt đầu ăn chuồn chuồn. Một lúc sau, ếch đã quá no và rất vất vả khi nhảy lên, những cái lưỡi dài của chúng vẫn bắt tất cả những con chuồn chuồn bay ngang quạ Mọi người phải đi lại rất cẩn thận do có quá nhiều ếch trên mặt đất. Một lúc sau, một loài động vật khác xuất hiện và bắt đầu ăn ếch. Bạn có đoán được đó là động vật nào không? Rắn.

Đúng như vậỵ Ai thích rắn nàỏ Nhưng rắn rất quan trọng vì rắn ăn thịt ếch. Mọi người rất sợ hãi vì rắn có ở khắp mọi nơi và tất cả đều đứng lên ghế hoặc trên giường của họ để tránh chúng. Họ không biết phải làm gì. Đột nhiên có cái gì đó lại xuất hiện trên bầu trời, đó là chim cắt. Chúng rất đói và bay xuống để

bắt rắn bằng những đôi chân to khoẻ và bê rắn đi nơi khác để ăn thịt. Cái gì sẽ

xảy ra sau đó? Chim cắt sẽ làm gì nếu lũ rắn bị ăn thịt hết? Chúng bay đi nơi khác và thị trấn lại trở lại yên tĩnh. Mặt trời làm khô nước lụt và chỉ để lại một vũng nước nhỏ. Thị trấn lại bình yên trở lại và mọi người rất vui vẻ. Bạn có biết câu chuyện này nói lên điều gì không? Thiên nhiên có nhiều cách để giải quyết vấn đề và chúng nằm trong mét chu trình. Thỉnh thoảng nó mất một Ýt thời gian nhưng mọi thứ xảy ra đều có một nguyên dọ

Câu chuyện thứ 2: Thú ở Việt Nam

Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với khoảng 10% diện tích đất liền là rừng, cung cấp ngôi nhà cho các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài thú. Trong thời kì Pháp thuộc và cho đến những năm trước 1970, số lượng loài thú ở nước ta còn rất phong phú, khu vực này được mệnh danh là “túi thú” của Đông Dương. Trong những năm 70, tê giác có thể gặp hàng đàn từ

10 – 15 con ở vùng Lâm Đồng, Đồng Nai, Đắc Lắc; voi, bò rừng cũng bắt gặp từng đàn từ vài chục con đến hàng trăm con ở nhiều nơị

Câu chuyện thứ 3: Chuột

Câu chuyện này xảy ra vào năm 1995 tại một số cộng đồng người dân téc Bana ở Tây Nguyên Việt Nam. Không ai biết tại sao lại có nhiều chuột xuất hiện

ở mọi nơị Chúng chạy trên mặt đất, trong bếp, trên chạn, trên cả nóc nhà. Thậm chí chúng ngủ cùng với con ngườị Một điều tồi tệ nhất xảy ra khi hoa màu sắp

được thu hoạch. Mọi người đều nghĩ rằng hoa màu của họ rất tốt nhưng họđã bị

thất vọng. Chuột tàn phá tất cả những loại hoa màu nào mà chúng có thể như

ngô, khoai, sắn, đậụ..

Con người ở đó rất nghèo đóị Họ không biết phải làm gì và làm như thế

nào để có thể giết được lũ chuột tai quáị Cuộc sống của họ ngày càng lâm vào tình trạng khó khăn. Không ai có thể giải thích được cái nạn đó, nó được coi là thảm hoạ lớn nhất mà con người gặp phảị Có người nhớ ra rằng trước kia đã từng có một rừng tre rất lớn bao quanh làng và đó là nơi trú ẩn tuyệt vời cho các loài rắn và chim. Nhưng sau đó con người đã chặt tre để bán, làm nhà và làm đồ

gia dụng, mảnh đất đó giờ đây cũng biến thành nơi để trồng trọt. Khi mà tre càng bị chặt phá thì chuột cũng ngày càng tăng. Ai có thể chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng nàỷ

(Một số câu chuyện khác chúng tôi sắp xếp trong phần phụ lục của khóa

luận). Người giáo viên nên tìm thêm nhiều câu chuyện hay, có tác dụng GDMT để buổi sinh hoạt thêm phong phú và bổ ích.

Ngoài những câu chuyện thú vị trên, giáo viên có thể cho các em sinh hoạt, thảo luận mét số vấn đề về môi trường dưới hình thức trao đổi, thảo luận.

Ví dụ: Buổi sinh hoạt với chủđề “Giữ sạch môi trường”

* Mục tiêu: Tìm hiểu sự khác nhau giữa rác có thể phân huỷ và rác không

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục môi trường qua các hoạt động ngoại khoá môn TNXH cho học sinh lớp 3 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)