Hình thức 3: Dạ hội môi trường

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục môi trường qua các hoạt động ngoại khoá môn TNXH cho học sinh lớp 3 (Trang 70)

IX. Cấu trúc của đề tài

4. Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 3

3.3.2.3. Hình thức 3: Dạ hội môi trường

Bước 1: Xác định chủđề

Chủđề: Dạ hội “Rừng xanh ơi, chúng ta là bạn nhé!” Bước 2: Xác định mục tiêu

- Giúp học sinh được mở rộng, nâng cao những hiểu biết về vai trò của cây xanh trong thiên nhiên và trong đời sống con ngườị

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghe, thu thập thông tin, kĩ năng viết và trình bày ý kiến của mình trước tập thể.

- Giúp học sinh có ý thức trách nhiệm, thái độ và hành vi đúng đắn khi

đứng trước mỗi vấn đề của môi trường.

Bước 3: Lựa chọn hình thức và phương pháp hoạt động

- Thảo luận nhóm, thuyết trình

Đối tượng: học sinh khối lớp 3

Thời gian: khoảng 14 giờ 15 phút đến 16 giờ 15 phút vào một trong các buổi chiều trong tuần học (nên chọn những ngày nhân dịp: Tuần lễ quốc gia về

nước sạch và vệ sinh môi trường (29/4 – 6/5), ngày đa dạng sinh học (22/5), ngày môi trường thế giới (5/6)…)

Địa điểm: Tại hội trường của nhà trường hoặc một lớp học, bàn ghế kê hình chữ Ụ

Bước 4: Kế hoạch hoạt động

1. Chuẩn bị: Giáo viên:

- Thành lập Ban tổ chức điều hành công việc chính của buổi dạ hộị

- Kết hợp với các giáo viên bộ môn khác lên kế hoạch chi tiết cho buổi dạ

hội, thống nhất vềđịa điểm, thời gian tổ chức.

Cụ thể: Chương trình được tiến hành theo kế hoạch sau:

Bảng 4: Kế hoạch hoạt động của buổi dạ hội

Thời gian Hoạt động Nội dung Người phụ trách

14h – 14h05’ Khai mạc dạ hội Nêu lý do và tuyên bố khai mạc dạ hộị Trưởng ban tổ chức dạ hội 14h05’ – 14h12’ Tiết mục văn nghệ Một bài hát tập thể hoặc cá nhân chào mừng dạ hội Người dẫn chương trình 14h12’ – 14h30’ Thi báo ảnh Từng nhóm (lớp) cửđại diện thuyết trình về sản phẩm của mình. Trưởng nhóm hoặc một đại diện nhóm, líp. 14h30’ – 14h40’ Trò chơi 1 Chơi trò “Ai nhanh hơn, ai giỏi hơn” Quản trò hoặc người DCT 14h40’ – 15h10’ Diễn kịch Vở kịch: “Cậu bé rừng xanh” Trưởng nhóm kịch 15h10’ – 15h15’ Văn nghệ Hát một bài hát về cây Chọn một bạn hát

hay về rừng

15h15’ – 15h40’ Hái hoa dân chủ Hs trả lời các câu hỏi và nhận những phần quà hấp dẫn Người dẫn chương trình và Ban cố vấn 15h40’ – 15h50’ Trò chơi 2 Hiền hay dữ Quản trò hoặc người DCT 15h50’ – 16h Bế mạc Đại diện Ban tổ chức nhận xét buổi dạ hội và phát thưởng cho những đội, cá nhân xuất sắc Ban tổ chức

- Chuẩn bị cơ sở vật chất và kinh phí cho buổi dạ hộị

- Thống nhất nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên (người điều hành? Người dẫn chương trình? Người phụ trách từng nhóm, khối lớp?)

Học sinh:

- Sưu tầm tranh, ảnh về cảnh rừng và về các hoạt động của rừng.

- Tập luyện một số bài hát, trò chơi có nội dung ca ngợi vẻđẹp, lợi ích của rừng…

2. Kế hoạch chi tiết

Hot động 1: Thi báo nh tiêu đề “Ai nhiu hơn, ai đẹp hơn”

- Các tờ báo ảnh được đính lên bảng

- Mỗi lớp cử 1 đến 3 bạn trình bày và thuyết minh báo ảnh mà lớp (nhóm) mình đã chuẩn bị.

- Ban giám khảo theo dõi và đánh giá theo những tiêu trí sau:

+ Đảm bảo nội dung phản ánh về môi trường rừng và vấn đề bảo vệ môi trường rừng.

+ Nội dung phong phú, đa dạng, trình bày đẹp + Người trình bày cần nói lưu loát, sinh động.

Hot động 2: Trò chơi 1: “ Ai nhanh hơn, ai gii hơn”

*Mục đích: Giúp học sinh

- Rèn luyện trí nhớ, phản ứng nhanh nhẹn - Tạo không khí vui vẻđể học tập và sinh hoạt

* Cách chơi:

- Đội hình: chữ U hoặc vòng tròn

- Nội dung: Nói được tên các con vật sống trên trời, sống ở dưới mặt đất và sống dưới nước.

- Hướng hẫn:

+ Quản trò cho tập thể chơi xếp theo đội hình phù hợp với địa điểm tổ chức chơị

+ Quản trò đi vòng quanh tập thể chơi, vừa đi vừa nói “Đất, trời, nước”, rồi bất ngờ chỉ vào bất kì ai nói: “Đất” (hoặc trời, nước). Người được chỉ phải nói nhanh được tên 3 con vật sống ở trên mặt đất, dưới nước hoặc bay lượn trên không.

Ví dụ: Quản trò chỉ một bạn và nói: “Đất” Người chơi phải nói: “Gà, lợn, chó” Quản trò lại chỉ người khác và nói: “Trời”

Người chơi phải nói: “Chuồn chuồn, ve sầu, chim chích bông” hoặc quản trò nói: “Gà, lợn, chó”, người chơi phải nói được: “Đất”.

* Một số lưu ý khi tiến hành trò chơi

- Thời gian chơi: 5 phút

- Ai nói sai tên các con vật sống ở môi trường đó hoặc không nói được là thua cuộc.

- Quy định thời gian nói phù hợp với đối tượng học sinh (Ví dụ: Đối với học sinh nhỏ thì quản trò chỉ định rồi đếm từ 1 đến 5, học sinh không nói được mới tính là thuạ

- Những bạn bị thua, tuỳ theo yêu cầu của quản trò hoặc của các bạn thắng sẽ phải hát, múa, nhảy theo bài hát...làm cho không khí cuộc chơi thêm sôi động, hấp dẫn.

Trò chơi 2: Hiền hay dữ

* Mục tiêu:

Giúp học sinh phân biệt được các động vật là hiền hay dữ và tìm hiểu tại sao một số loài có vai trò rất quan trọng đối với con người, thậm chí cả những loài mà con người khiếp sợ.

* Cách chơi:

- Nội dung: phân biệt được các động vật là hiền hay dữ. - Hướng dẫn :

+ Quản trò đính các bức tranh động vật lên 2 bảng trước lớp bao gồm các loài như: nhện, ong, bò cạp, ong bắp cày, rết, cua, rắn, sâu, tôm, kiến lớn, ruồi, chó, đại bàng, gấu, mối, cá mập và nhiều loài thực vật, (2 bảng các loài động vật như nhau).

+ Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, xếp thành hàng dọc và quy định như sau:

Khi quản trò hô: “Bắt đầu” thì từng bạn ở hai đội lên chọn các bức tranh bỏ vào 2 hộp ghi “hiền” hoặc “dữ”, (mỗi người lên chỉ chọn một bức tranh). Đội nào bỏđược đúng và nhiều hơn số con vật ở hai hộp thì thắng cuộc.

+ Quản trò hô cho tập thể làm.

Lưu ý:

Sau khi hai đội chơi xong, người dẫn chương trình có thể giúp các em khắc sâu hơn kiến thức về các loài động vật là Hiền hay Dữ như sau:

DCT: Lấy bất kì một con vật nào trong hộp “Hiền hay Dữ” và hỏi: - Bạn có thích con vật này không? Tại saỏ

- Tại sao nó là Hiền/ Dữ với bạn?

Có thể cho 2 nhóm thảo luận vấn đề trên trong 5 phút.

Sau khi học sinh trả lời, DCT hoặc một giáo viên nhận xét và đưa thêm thông tin:

Con người thường nghĩ rằng những loài nào có ích cho chúng ta thì là bạn (như: gà rừng, ong, cây ăn quả...). Những loài nào đem nguy hiểm đến cho chúng ta thì đó là kẻ thù (như rắn, cá mập, nhện...). Tuy nhiên, điều này không

đúng trong nhiều trường hợp. Tất cả các loài động vật đều có một vai trò nhất

định trong tự nhiên.

DCT: - Có ai ở đây sợ nhện không? Tại saỏ - Bạn có biết nhện có tác dụng gì không?

Trả lời: Chúng dăng tơ để bắt ruồi, muỗi và các côn trùng đốt ngườị - Tại sao có nhiều chuột ở ngoài đồng và trong nhà vậỷ

- Chuột gây ra tai hoạ gì?

Trả lời: Chuột phá hoại mùa màng, lan truyền bệnh tật, cắn phá quần áo và sách vở...

- Con gì bắt chuột?

Trả lời: rắn, cú mèo, mèo rừng

Vì vậy, rắn có thể vừa được coi là Hiền, lại vừa bị coi là Dữ của chúng tạ Nhiều loài rắn không có hại và thậm chí rắn độc cũng không muốn cắn bạn nếu như bạn đứng xa chúng và không dẫm lên chúng.

Hot động 3: Din kch (Giáo viên và học sinh cùng tham gia) Vở kịch rối: “Cậu bé rừng xanh”

* Mục tiêu:

- Nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề môi trường và BVMT rừng, hậu quả của việc phá rừng.

- Nâng cao ý thức của học sinh trong vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường rừng.

- Bằng hình thức sân khấu hoá, tiểu phẩm gửi tới các em học sinh thông

điệp “Bảo vệ rừng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta”.

* Chuẩn bị:

- Sân khấu kịch rối

- Các con vật bằng vải hoặc bông - Phân vai và học thuộc kịch bản

* Nội dung: Kịch bản rối: “Cậu bé rừng xanh” Cảnh 1

Người dẫn chuyện: Câu chuyện xảy ra cách đây không lâu, tại một bản làng. Cũng như mọi ngày, người mẹ địu con lên nương làm rẫy, đặt con trong chiếc nôi đểở đầu nương, người mẹ vừa làm vừa hát ru con (ngủ ngoan A Kay

ơị..). Bất ngờ, một trận lũ ập đến cuốn trôi đứa con bé bỏng. Người mẹ chỉ còn biết gào thét, kêu trời kêu đất.

Cậu bé bị cuốn trôi theo dòng nước (khóc nức nở theo dòng trôi). Cái nôi trôi mãi, trôi mãi rồi dạt vào một khu rừng.

Cảnh 2

Nhạc nền: một bài hát về rừng.

Nền: cảnh một khu rừng

Người dẫn chuyện: Thật là một khu rừng thanh bình, các loài muông thó

đang đùa vui trên câỵ

Khỉ: Tóm đuôi Sóc và kéo

Sóc: á, đau quá!

Chợt khỉ ngừng chơi, ngỏng tai lên nghe ngóng

Người dẫn chuyện: Khỉ nghe thấy tiếng khóc từ xa vọng đến.

Khỉ: Giơ tay ra hiệu cho mọi con vật trật tự. Các bạn có nghe thấy gì không?

Sóc: Nghe thấy gì cơ?

Khỉ: Có tiếng ai khóc ởđâu đó.

Sóc: Đó là tôi, ngốc ạ, tại bạn kéo đuôi tôi đau quá.

Khỉ: Không phảị... có tiếng người khóc cơ.

(Tất cả im lặng trong giây lát và lắng nghe)

Sóc: Đúng rồi, có tiếng khóc ở phía đằng kiạ Chúng ta cùng đến đó xem sao đị

(Các con vật cùng tiến lại nơi có tiếng khóc)

Khỉ: (Tiến lại gần cái nôi) Trời ạ! một đứa trẻ. Chúng ta phải làm gì bây giờ?

Sóc: Tại sao lại thế này, mẹ của đứa trẻđâủ Thôi đúng rồi, vừa rồi có trận lũ, có thểđứa bé này bị cuốn trôi, lạc mẹ. Chắc giờ này mẹ nó đang kêu khóc và

đi tìm nó.

Khỉ: Nhưng bây giờ chúng ta biết mẹ nó là ai và ởđâụ Hơn nữa, dù có biết chúng ta cũng không thểđưa đứa bé về nơi đó được vì nếu chúng ta đến đó thì con người sẽ bắt chúng ta ngaỵ

Sóc: Thôi, bây giờ chỉ còn cách chúng ta đưa đứa bé này về nuôi thôị Chúng ta đưa nó về nhà bác Gấu nhờ bác giúp rồi chúng ta cùng nhau chăm sóc cậu bé.

(Các con vật đồng thanh: Đồng ý, đồng ý)

Người dẫn chuyện: Cậu bé được cứu sống từđó. Bác Gấu, Khỉ, Sóc và các con vật khác thay nhau chăm sóc cậu bé rất cẩn thận. Hằng ngày, các con vật thay nhau đi kiếm thức ăn, nước uống và dạy cho cậu rất nhiều điềụ Vài năm sau, cậu bé đã có thể tự kiếm sống và còn giúp đỡ được rất nhiều những con vật khác. Vì vậy, Khỉđã tuyên bố “Cậu bé trở thành thành viên của gia đình các con vật trong khu rừng này”.

Cảnh 3

Cảnh khu rừng và nhạc nền

Người dẫn chuyện: Một hôm, khi cậu bé đang ngồi chơi trên cây cùng với bầy khỉ thì bỗng nhiên nghe thấy cây đổầm ầm.

Cậu bé: Quái lạ, không có bão, không có mưa mà lại có cây đổ.

Khỉ: Cậu lạ lắm saỏ Cây đổ là do con người chặt đấỵ Ngày nào cũng vậy, họ cứ chặt, chặt mãị Không biết đến bao giờ mới chấm dứt tình trạng nàỵ Cứ

cái đà này, rừng sẽ mất hết, chúng ta sẽ không còn thức ăn, nước uống, không còn nơi ở. Chúng ta sẽ chết hết mất thôị

(Một người đàn ông xuất hiện, tay cần rìu, chặt câỵ...cây đổ...rồi đi vào)

Sóc: (Hớt hải chạy ra, thở hổn hển, vừa chạy vừa nói) Ôi! Thật là khủng khiếp và tồi tệ. Tôi mất nhà rồi, suýt nữa còn mất cả bầy con. Cây đổ hết rồị Bây giờ không biết ở chỗ nào cho an toàn...

Cậu bé: (Ôm chặt lấy Sóc an ủi) Họ không thể tiếp tục làm như vậy được. Chẳng lẽ họ không biết cây đã giúp ích cho họ và các loài động vật hay sao, họ

không quan tâm saỏ

Khỉ: Theo tôi thì con người chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt, họ chưa lường hết được hậu quả do hành động chặt phá rừng của họ gây nên, như cậu bé đây phải chịu hậu quả của việc phá rừng. Chúng ta nên có một cuộc họp để giải quyết việc nàỵ

Các con vật đồng thanh: Đúng đấy, đúng đấỵ..chúng ta phải tổ chức một cuộc họp thôị

Sóc: (liền thông báo) Loa, loa, loa xin mời mọi người đến nhà bác Gấu để

tham dự một cuộc họp quan trọng...Loa, loa, loạ..

Cảnh cuộc họp

Gấu: Cám ơn các bạn đã có mặt trong cuộc họp nàỵ Hôm nay là ngày rất buồn vì những lý do sau:

Thứ nhất: nhà Sóc bị mất, các con nheo nhóc, rất cần sự cảm thông và giúp đỡ của mọi người (các con vật: đồng ý, đồng ý...)

Thứ hai: chúng ta hãy cùng nhau tìm ra giải pháp cho vấn đề nàỵ Chúng ta đã quá sợ hãi rồị Anh Sóc thì bị mất nhà, anh Cầy không đến họp được vì chỉ

còn ba chân còn một chân đã bị cái bẫy của con người cướp đi, may mà thoát thân được. Tôi nghĩ chúng ta phải làm cho con người nhận thức ra vấn đề...Phá rừng càng làm hạn hán, lũ lụt xảy rạ..

Sóc: Đồng ý, nhưng làm thế nào cho họ thấy được?

Gấu: Cậu bé sẽ giúp chúng ta làm điều đó, mọi người thấy thế nàỏ

Các con vật: Đồng ý, đồng ý...

Cậu bé: Đây là gia đình cháu, cháu không muốn rời xa gia đình, nhất là lúc gia đình bạn Sóc đang gặp chuyện buồn, cần sự giúp đỡ, tại sao cháu phải đỉ

Gấu: Cháu nên đi vì:

Thứ nhất: Cháu là người sống cùng chúng ta, cháu hiểu được nhu cầu của chúng ta, cháu hãy cứu chúng ta như chúng ta đã từng cứu cháụ

Thứ hai: Cháu đi sẽ an toàn, còn ai trong chúng ta nếu đến gần con người thì khó mà trở vềđược. Hiện nay rất nhiều bạn bè của chúng ta đã bị bắt và nhốt trong những chiếc lồng chật hẹp, không có thức ăn, nước uống...cho nên cháu đi sẽ an toàn và con người sẽ nghe cháụ..

Cậu bé: Giờ thì cháu đã hiểu và cháu sẽđị

Cảnh một bản làng

Người dẫn chuyện: Thế rồi cậu bé đã đi qua biết bao làng bản, ruộng

đồng. Cậu cảm thấy rất thích thó vì cái gì cũng đẹp, cũng lạ...Đến một bản làng bỗng cậu nghe thấy tiếng hát rụ..

Cậu bé: (Chú ý lắng nghe và suy nghĩ...tự nói một mình: Bài hát này tôi đã

từng nghẹ..giọng hát này cũng rất quen...Tiến gần về phía có tiếng hát cậu càng thấy rõ hơn...cậu chợt nhận ra và kêu lên) Thôi! đúng rồi, mẹ của tôị Mẹ ơi! con đâỵ

Người mẹ: (Bàng hoàng rồi chạy đến ôm chầm lấy cậu bé, nhìn chằm chằm vào mặt cậu) Có thật là con của tôi đây không? Thôi đúng rồi, đúng thật là con tôi đây rồị..mẹđã vất vả tìm con bao nhiêu năm rồi mà không thấỵ..tại sao con còn sống và lại trở vềđược?

Cậu bé: Con đã được các bạn trong rừng cứu sống, họ đã nuôi dưỡng và dạy dỗ con...

(Cậu bé và người mẹ trong tình cảm quyến luyến... một vài phút sau họ rời sân khấu)

Người dẫn chuyện: Sau bao ngày chia li, mẹ con gặp lại nhau, họ vô cùng hạnh phóc và kể cho nhau nghe về những ngày đã quạ Kể mãi mà không dứt...

Sáng hôm sau, cậu bé thức dậy và đi gặp gỡ mọi ngườị Cậu hỏi thăm mọi người và kể chuyện về cuộc sống ở rừng. Mọi người chú ý lắng nghe và vô cùng xúc động.

Cậu bé: Cuộc sống trong rừng của cây cối và muông thú cũng giống như

cuộc sống của con người chúng tạ Tất cảđều cần nơi ăn, chốn ở, cần không khí

để thở, cần nước uống, cũng có tình cảm...Bây giờ chúng ta thử hình dung xem: cuộc sống của chúng ta đang yên ổn bỗng dưng có ai đó đến phá nhà của chúng

ta, cướp đi thức ăn, nước uống, thậm chí bắt, giết chúng ta, thử hỏi chúng ta có

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục môi trường qua các hoạt động ngoại khoá môn TNXH cho học sinh lớp 3 (Trang 70)