IX. Cấu trúc của đề tài
4. Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 3
2.1.1 Khai thác tối đan ội dung GDMT trong chương trình sách giáo khoa môn
môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
Ở nước ta, hiện nay GDMT trong nhà trường tiểu học không có môn học riêng mà là giáo dục thông qua các môn học. GDMT không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục một bộ môn tách biệt hay một chủđề nghiên cứu mà là khai thác các kiến thức khoa học trong các môn học để tích hợp lồng ghép GDMT cho HS. Trong đó, có 2 mức độđể tích hợp lồng ghép:
Mức độ 1: Nội dung GDMT trùng phần lớn hay hoàn toàn nội dung bài học.
Mức độ 2: Một số đơn vị tri thức của nội dung GDMT được đưa vào bài học và trở thành một bộ phận hữu cơ của bài học, được thể hiện bằng một mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học.
Ngoài 2 mức độ trên, các kiến thức GDMT không được thể hiện từ trong SGK nhưng dựa vào kiến thức bài học GV có thể bổ sung liên hệ các kiến thức GDMT vào bài giảng. Chính vì thế, GV cần khai thác tối đa các nội dung GDMT. Tuy nhiên, việc khai thác phải có chọn lọc, có tính tập trung vào chương, mục nhất định, không tràn lan tuỳ tiện. Đồng thời kết hợp với việc lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho thích hợp. Hay nói một cách khác đi, khi khai thác nội dung GDMT giáo viên cần chú ý những điều kiện sau:
+ Không lạm dụng GDMT mà làm giảm tính khoa học và logic của nội dung tiết học.
+ Khai thác để tích hợp lồng ghép GDMT phải đảm bảo tính vừa sức, tránh quá tải về kiến thức.