KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thiểu số cần tiến kịp đa số định kiến trong quan hệ tộc người ở việt nam (Trang 137)

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

KHUYẾN NGHỊ

1. Không nên né tránh mà cần thẳng thắn thừa nhận rằng định kiến trong quan hệ tộc người là có thật để tìm những giải pháp cho các vấn đề thực tiễn. Mặc dù trên thực tế, rất khó để triệt tiêu hoàn toàn định kiến, nhưng điều quan trọng là chúng ta nhận biết được những biểu hiện của nó để có phương thức quản lý phù hợp, tránh gây ảnh hưởng không tốt cho người bị định kiến (mà cụ thể ở đây là người DTTS).

2. Vì định kiến không phải là bẩm sinh mà do học hỏi, nên giáo dục cần được xem là nền tảng căn bản để thay đổi định kiến. Cải cách giáo dục nên tập trung vào sự đa dạng, tôn trọng sự khác biệt nói chung trong mọi lĩnh vực, kể cả văn hóa, xã hội, kinh tế và tư tưởng. Điều này giúp giảm định kiến với các tộc người thiểu số nói riêng, nhưng cũng giúp người Việt Nam có tầm nhìn và dễ hòa nhập với toàn cầu hơn.

3. Cần phải thay đổi diễn ngôn trong truyền thông và chính sách theo hướng tránh “nạn nhân hóa”, “lạc hậu hóa”... để có cái nhìn khách quan, không trịch thượng với sự khác biệt của các nền văn hóa của người DTTS.

4. Mô hình “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” không nên được xem là chuẩn mực để áp lên các tộc người thiểu số, mà nên dựa vào những cái họ có để họ xây lên những điều họ muốn. Những sự áp đặt dựa trên sự thiếu hiểu biết sâu sắc bối cảnh và văn hóa tộc người sẽ có thể phá vỡ và tạo nên “sự mắc cạn” hoặc “bơ vơ” như người Raglai và người Dao trong nghiên cứu này. Ví dụ như đất đai cần phải thay đổi để người dân có thể phát huy những cái họ có (chẳng hạn như đất, rừng giao lại cho cộng đồng); giáo

dục (song ngữ), bảo tồn văn hóa, chính sách cán bộ (đào tạo cho cán bộ và nhà báo vì họ là những người có quyền lực về tri thức, nhưng đồng thời cũng có thể là nhóm có định kiến nhất). 5. Các chính sách khi xây dựng và triển khai không nên dựa trên phân loại tộc người mà nên dựa trên tình trạng nghèo hoặc yếu thế của người dân. Nếu vào trường hợp người DTTS thì phải tính đến yếu tố đa dạng văn hóa để triển khai phù hợp. Không nên có những chính sách tạo ra cảm giác “vì là người DTTS mà được hưởng” để tránh xung đột, hoặc nạn nhân hóa DTTS.

6. Chính sách cho DTTS không nên chỉ xoay quanh phúc lợi xã hội (như chương trình 135, 30a) mà nên quan tâm đến các chính sách phát triển nói chung. Chính vì vậy, đất đai, thủy lợi, khai khoáng... phải ưu tiên lợi ích của người DTTS bản địa hơn là thu nhập của các công ty tư nhân. Vấn đề bình đẳng, quyền được thông báo, tham vấn và quyết định những vấn đề liên quan đến họ cũng cần phải được quan tâm.

7. Tăng cường tiếng nói của người DTTS để giảm định kiến. Nên tạo những môi trường tổ chức hoặc không gian quyền lực phù hợp với sự tham gia của người DTTS, theo những nguyên tắc họ đề ra chứ không phải từ hệ giá trị của người bên ngoài.

8. Khuyến khích cách tiếp cận dựa trên lòng tự hào, nội lực và tự chủ để người dân không bị phụ thuộc, phát huy được tính làm chủ, tự tin của họ trong quá trình phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Agerström, J., Carlsson, R., & Rooth, D. (2007). “Ethnicity and obesity: evidence of implicit work performance stereotypes in Sweden”, IFAU evidence of implicit work performance stereotypes in Sweden”, IFAU Working Paper 2007:20.

2. Altonji, J., & Blank, R. (1999). “Race and Gender in the Labor Market”, in Ashenfelter O., & D. Card (Eds.), Handbook of Labor Economics, Vol 3., Ashenfelter O., & D. Card (Eds.), Handbook of Labor Economics, Vol 3., Elsevier, North Holland, pp. 3143-3159.

3. Allport, Gordon (1954). The Nature of Prejudice. Addison-Wesley.4. Ainlay SC, Becker G, Colman LM. 1986. The Dilemma of Diff erence: A

Một phần của tài liệu Thiểu số cần tiến kịp đa số định kiến trong quan hệ tộc người ở việt nam (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)