Các phỏng vấn dân tộc học của chúng tôi trong các đợt nghiên cứu điền dã ở người Khơ Mú (Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An) cũng cho thấy, sau khi được nhà nước định canh định

Một phần của tài liệu Thiểu số cần tiến kịp đa số định kiến trong quan hệ tộc người ở việt nam (Trang 79)

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

29Các phỏng vấn dân tộc học của chúng tôi trong các đợt nghiên cứu điền dã ở người Khơ Mú (Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An) cũng cho thấy, sau khi được nhà nước định canh định

Khơ Mú (Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An) cũng cho thấy, sau khi được nhà nước định canh định cư, do không có kỹ năng làm ruộng nước ở dưới thung lũng cộng với việc địa bàn sinh sống mới của họ không thích hợp với loại hình canh tác nông nghiệp này nên nhiều gia đình đã bỏ ruộng hoặc cho thuê để quay lại với hình thức canh tác nương rẫy hoặc đi làm thuê cho các cư dân xung quanh, đặc biệt là người Kinh và người Thái.

Xét ở khía cạnh vị thế xã hội và quan hệ quyền lực trong quan hệ với người Tày và Nùng trong vùng, người Dao trong lịch sử vốn đã từng là nhóm tộc người có vị thế thấp hơn. Trong hệ thống chính trị xã hội Quằng của người Tày bao trùm khắp toàn bộ vùng Việt Bắc trước đây, vị trí của người Dao luôn nằm ở vị thế ngoài lề. Ở thời kỳ lịch sử này, khi người Kinh chưa có mặt ở Chợ Mới, tiếng Tày là ngôn ngữ giao tiếp chính trong vùng. Việc chuyển cư xuống sống ở gần người Tày đã làm gia tăng sự ngoài lề hoá của người Dao trong bối cảnh xã hội mới.

Trong quan niệm của người Tày trước đây và hiện nay, vùng đất mà người người Dao được chuyển đến sinh sống và canh tác vốn là vùng đất thuộc sở hữu của người họ. Thêm vào đó, người Tày từ xưa đã lấy canh tác ruộng nước làm nguồn sống chính, có nhiều kinh nghiệm trong việc dẫn thủy nhập điền, có những bộ giống tốt và rất giỏi thâm canh lúa nước. Vì vậy, trong bối cảnh của diễn ngôn, được tuyên truyền rộng rãi ở các tỉnh miền núi, trong đó có Bắc Kạn trong xuất một thời gian dài, coi trồng lúa nước là ‘văn minh’ và ‘tiến bộ hơn’ so với việc canh tác nương rẫy nên trong quan hệ với người Dao, một tộc người kém hơn về kỹ thuật canh tác ruộng nước và sống ‘nhờ’ trên mảnh đất vốn thuộc sở hữu của tổ tiên họ, người Tày luôn nhìn mình ở vị thế ‘đàn anh’, văn minh hơn.

Nhìn từ phía người Dao, trước các tiêu chí “biết làm ruộng nước” và “biết tiếng Kinh” mới được coi là “văn minh”, người Dao mặc nhiên coi mình là tộc người có ‘trình độ thấp’, cần phải học hỏi người Tày và người Kinh để ‘tiến bộ hơn’. Chị T (49 tuổi, xã Nông Thịnh) chia sẻ:

“Trước đây, người Dao chỉ biết làm nương. Mỗi năm làm 1 vụ, gieo hạt tháng 5, đến tháng 9, tháng 10 thì được thu. Lúc nào không làm nương thì vào rừng kiếm rau, kiếm củi, xuống suối bắt con cá con ốc. Trên này không có chợ, làm được cái gì ăn cái đó thôi. Lạc hậu thế đấy chứ có như bây giờ đâu. Bây giờ thì so với người Kinh, người Dao còn kém một tý chứ so với người Tày thì người Dao đã có chỗ hơn rồi“.

Tuy phê phán canh tác nương rẫy là lạc hậu so với làm ruộng nước, nhưng chị T lại khẳng định nguồn thu nhập từ các diện tích ruộng mà gia đình đang canh tác chỉ chiếm khoảng 30 % tổng thu nhập. 70% phần thu nhập còn lại của gia đình chị hiện nay chủ yếu từ vẫn từ các mảnh rẫy và nguồn lâm sản xung quanh làng. Tương tự như vậy, do ảnh hưởng của các tiêu chí ‘văn minh’ từ bên ngoài nên ông Q (59 tuổi, xã Yên Đĩnh) cũng khẳng định:

“Người Dao trước đây lạc hậu lắm, nhờ có Nhà nước mới định canh định cư và chuyển sang làm ruộng nước được chứ. Lúc mới chuyển về đây cũng làm nhờ ruộng của người Tày, học họ cách cày bừa, gieo mạ, cấy lúa. Bây giờ thì trình độ làm ruộng của người Dao với người Tày cũng chưa biết ai đã hơn ai. Chỉ có cái là người Dao thì học hành không bằng so với người Kinh hay người Tày. Cả Làng Dao chưa có ai học đại học. Nhiều người già chỉ biết nghe chứ không biết nói tiếng Kinh.”

2.3.1.2. Hiện trạng ‘tiến thoái lưỡng nan’ của người Raglai

Trong khi định canh định cư làm cho người Dao Bắc Kạn ở vào tình thế bị ngoài lề hoá về mặt kinh tế, văn hoá và xã hội thì “sai lầm cơ bản trong nhận thức” về canh tác nương rẫy cùng với việc áp dụng chính sách định canh định cư ở Bác Ái đã đẩy người Raglai, một cộng đồng vốn được biết đến là một dân tộc anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ do đóng góp to lớn của họ về nhân lực và đặc biệt là nguồn lương thực thực phẩm cho cách mạng30, ở vào tình trạng của sự “tiến thoái lưỡng nan”, một cụm từ được nhiều người dân sử dụng để mô tả về hiện trạng của nhiều gia đình Raglai hiện nay.

Một phần của tài liệu Thiểu số cần tiến kịp đa số định kiến trong quan hệ tộc người ở việt nam (Trang 79)