Theo các cụ ở xã Phước Tân và Phước Thắng, canh tác nương rẫy trên các sườn núi không chỉ giúp người dân có đủ lương thực cho gia đình mà hàng năm mỗi gia đình

Một phần của tài liệu Thiểu số cần tiến kịp đa số định kiến trong quan hệ tộc người ở việt nam (Trang 81)

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

30 Theo các cụ ở xã Phước Tân và Phước Thắng, canh tác nương rẫy trên các sườn núi không chỉ giúp người dân có đủ lương thực cho gia đình mà hàng năm mỗi gia đình

không chỉ giúp người dân có đủ lương thực cho gia đình mà hàng năm mỗi gia đình còn có thể đóng góp cho bộ đội hàng tấn bắp. Trong ký ức của người dân, các cộng đồng người Raglai ở Ninh Thuận chỉ bị thiếu lương thực vào năm 1967 do các kho bắp và lúa của họ bị đốt cháy do bom của quân đội Mỹ. Một người Raglai nhớ lại: “Trước... có củ mì ăn củ mì, có bắp ăn bắp, phải nói là ở trên đó không bao giờ đói, trong lúc chiến tranh còn làm còn ủng hộ cho bộ đội, mỗi gia đình phải cớ 500 đến 1 tấn thóc. Gia đình khá giả có khi 2, 3 tấn. Làm rẫy, không có phân bón, không có gì, không đói. Mì trồng để cho heo ăn thôi. Một số hộ biếng làm thì cũng đói, nhưng mà đa số là không đói.”

Với các chính sách và chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế của nhà nước, ở nơi ở mới, người Raglai được cấp ruộng và các cán bộ nông nghiệp địa phương hướng dẫn kỹ thuật để trồng lúa nước. Tuy nhiên, hình thức canh tác nông nghiệp ‘tiến bộ’ này không giúp người Raglai có đủ nguồn lương thực cho các sinh hoạt hàng ngày. Theo người dân của cả 4 thôn chúng tôi khảo sát, hầu hết các gia đình, mượn lời của một người dân ở Phước Tân, “có làm mà không có ăn”. Lý do đầu tiên xuất phát từ sự thiếu hụt về kỹ thuật canh tác hay “không thông thuộc cách làm ăn”. Giống như ở người Dao trình bày ở trên, hệ thống tri thức người Raglai đang sở hữu chủ yếu được tích luỹ và phát triển thông qua những trải nghiệm trực tiếp, gần gũi trong một thời gian dài với tiểu môi trường tự nhiên và xã hội cụ thể gắn liền với rừng. Hệ thống tri thức này chỉ phù hợp với môi trường tự nhiên và xã hội nơi nó được hình thành và phát triển, và vì vậy không giúp được họ trong việc canh tác ruộng nước, một mô hình nông nghiệp đòi hỏi hệ thống kỹ thuật hoàn toàn khác biệt31.

Một lý do quan trọng khác là điều kiện tự nhiên ở địa bàn sinh sống mới do nhà nước lựa chọn làm khu tái định cư không thuận lợi cho loại hình canh tác lúa nước. Theo người dân, mặc dù được nhà nước đầu tư về hệ thống thuỷ lợi song hệ thống kênh mương này không đủ lượng nước tưới cho các cánh đồng. Quan trọng hơn, hầu hết các diện tích đất ruộng ở các khu tái định cư được nhà nước giúp khai hoang đều là đất pha sỏi, vừa khó canh tác vừa có lượng chất hữu cơ thấp, điều kiện tối cần thiết để cây lúa phát triển, nên muốn được thu hoạch thì cần phải đầu tư lượng phân bón lớn. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, phải đi kiếm ăn từng ngày, việc đầu tư phân bón để làm ruộng vượt qua khả năng của hầu hết các hộ gia đình. Theo anh K. (56 tuổi): “Lúa nước được ăn năm đầu vì nhà nước cho giống, phân và thuốc trừ sâu. Sau nhà nước đi thì [ruộng

Một phần của tài liệu Thiểu số cần tiến kịp đa số định kiến trong quan hệ tộc người ở việt nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)