Câu chuyện học tập

Một phần của tài liệu Thiểu số cần tiến kịp đa số định kiến trong quan hệ tộc người ở việt nam (Trang 86)

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

31 Tri thức bản địa được được người Raglai tích luỹ và phát triển thông qua những trải nghiệm trực tiếp hay mối quan hệ gần gũi trong một thời gian dài của các cá nhân

2.3.2.1. Câu chuyện học tập

Những cố gắng của nhà nước trong việc phổ cập giáo dục ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số từ sau giải phóng 1954 với sự có mặt của hệ thống giáo dục cấp cơ sở ở khắp các bản làng đã có đóng góp rất lớn trong việc xoá mù chữ ở người Dao Chợ Mới và người Raglai ở Ninh Thuận. Tuy nhiên, theo một trưởng thôn người Dao ở Chợ Mới, cho dù ở thời điểm năm 2011 trong bối cảnh nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển cho vùng tộc người thiểu số

nói chung và ở Chợ Mới nói riêng, song cả thôn chỉ có 6 em học cấp ba, hơn 10 em học cấp hai. Số học sinh đang học cấp ba ở làng này, một thôn chỉ cách thị trấn Chợ Mới chưa đến 2 km với với hơn 90 hộ và 407 nhân khẩu, cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Hiện trạng tương tự cũng xảy ra ở cả bốn thôn người Raglai Ninh Thuận mà chúng tôi tìm hiểu: đa số trẻ em đều đi học mẫu giáo và theo hết bậc tiểu học nhưng nhiều em không theo học hết phổ thông cơ sở, đặc biệt là phổ thông trung học. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện trạng giáo dục của người Dao và người Raglai có nhiều nguyên nhân khác nhau, song định kiến tộc người nổi lên như một nguyên nhân quan trọng, có những tác động tiêu cực nhất định đến khả năng tiếp cận và theo đuổi giáo dục của học sinh các tộc người này.

Đối với các cộng đồng người Dao ở Chợ Mới, theo người dân địa phương, lùi lại xa hơn những năm về trước, số người có bằng tốt nghiệp cấp hai và ba trong cộng đồng người Dao còn ít hơn nhiều. So với nhiều tộc người khác ở địa bàn, chẳng hạn như Tày, Nùng và Kinh, đây là một con số đưa lại nhiều suy nghĩ.

Trong buổi thảo luận với nhóm phụ nữ của thôn H, khi chúng tôi hỏi về nguyên nhân của hiện trạng này, các thành viên trong nhóm nêu ra 5 lý do chính sau đây: 1) khó khăn về kinh tế (học phí, may đồng phục, mất lao động), 2) trường cấp hai cách thôn khá xa (4 km), 3) bố mẹ ít học hoặc mù chữ nên không có khả năng kèm cặp con cái và từ đó dẫn đến càng lên cao lực học càng giảm sút, sinh ra chán rồi bỏ, 4) không có động cơ học lên cao vì nếu có học xong cấp ba cũng không xin được việc làm, và 5) bị phân biệt đối xử ở trường nên sợ hoặc chán rồi bỏ học.

Các thành viên trong buổi thảo luận cho biết, trong 5 lý do nêu trên, việc bị các tộc người đa số (chủ yếu là người Tày) phân biệt đối xử ở trường là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc bỏ học của học sinh36. Hiện tượng phân biệt đối xử này diễn ra

36 Theo nghiên cứu của iSee, 2011, Học không được hay học để làm gì? (TLĐD), việc các

nhóm tộc người thiểu số thiểu số (Hmong, Dao, Khơ Mú, v.v.) bị các nhóm tộc người đa số bắt nạt hoặc thậm chí là đánh diễn ra khá phổ biến ở nhiều vùng thuộc tỉnh Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên. Tương tự như vậy, theo một nghiên cứu của Trương Huyền Chi (2010), ‘Họ nói đồng bào không biết quý sự học: Những mâu thuẫn trong giáo

rất phổ biến và tất cả những người tham gia buổi thảo luận nhóm đều cho là đã từng bị bắt nạt hoặc đánh khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Bạo lực học đường diễn ra đặc biệt nghiêm trọng trong những năm 1970 – 1980, khi người Dao mới ‘hạ sơn’, phải chuyển ra học cấp 2 và cấp 3 chung với người Tày và người Kinh ở các trường nằm tại trung tâm huyện37.

Theo chị Triệu Thị M, thôn H, một người bỏ học giữa chừng khi đang học lớp 6, thời chị còn học phổ thông những năm 1980, học sinh người Dao bị chịu sự phân biệt đối xử từ chính các bạn học sinh là người Tày cùng lớp, cùng trường. Một trong những biểu hiện của phân biệt đối xử là bị chính các bạn học cùng trường, cùng lớp trêu chọc, bắt nạt. Chị kể lại trải nghiệm bị bắt nạt dẫn đến quyết định bỏ học giữa chừng như sau:

“Hồi chị đang học lớp 6, ngồi cùng bàn chị là một học sinh nam người Tày. Hôm nào đi học anh này cũng mang theo hai con dao nhọn cắm hai bên chỗ ngồi của chị, không cho chị ngồi dịch sang hai bên. Chị mà đụng tay đụng chân vào con dao thì anh này cấu ngay vào đùi. Anh này ác lắm. Hôm nào đi học về, hai đùi chị cũng bị cấu thâm xì. Sau bị đánh nhiều thấy chán quá chị bỏ”.

Lý giải lý do nghỉ học của mình, Anh Triệu Xuân H, 43 tuổi, thôn H, cũng kể câu chuyện tương tự:

“Tôi học 3 năm lớp 2 chán quá thì bỏ, một phần vì học kém một phần bị bắt nạt. Hồi đi học họ hay bắt nạt. Họ gọi chúng tôi là mấy thằng Mán. Họ không chỉ đánh mà còn lấy hết sách vở nhưng học sinh người Dao không dám làm gì. Bây giờ văn minh rồi nên ít có chuyện đó chứ hồi xưa thì phổ biến lắm”.

dục ở vùng đa dân tộc Tây Nguyên Việt Nam’, trong Lương Văn Hy và các cộng sự biên tập: “Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: những cách tiếp cận nhân học” (Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), sự phân biệt đối xử trong môi trường giáo dục cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến học sinh các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên không mặn mà với chuyện học lên cao.

37 Một người Dao ở xã Tân Sơn đến làm dâu ở thôn Làng Dao cho biết, hiện tượng phân biệt đối xử mang tính tộc người ở quê chị không phổ biến do nhóm Dao ở quê chị là

Một phần của tài liệu Thiểu số cần tiến kịp đa số định kiến trong quan hệ tộc người ở việt nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)