II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Người Kinh trong bối cảnh địa bàn nghiên cứu
Những người Kinh được phỏng vấn trong nghiên cứu này là ai? Ở đây người Kinh không phải là một nhóm đồng nhất. Về nghề nghiệp, số đông (41,7%) làm nông nghiệp, 22,9% làm buôn bán dịch vụ, 20,6% là cán bộ quản lý cấp huyện và xã, và 14,8% làm các nghề khác (bao gồm công an, lực lượng vũ trang, sinh viên, y tá, giáo viên...). Về học vấn, 54,8% học hết bậc tiểu học, 18,5% học hết trung học phổ thông và 18,5% học lên bậc cao đẳng và đại học.
Điểm tương đồng là những người Kinh mà chúng tôi phỏng vấn đều có gốc gác (cá nhân hoặc gia đình) từ miền xuôi, dù là họ di cư theo chính sách khai hoang, mới lên lập nghiệp, hay là sinh ra và lớn lên ở miền núi. Trong số 2.196 người Kinh được phỏng vấn, 24,7% sinh ra và lớn lên tại địa phương, 36,1% đã sinh sống ở địa bàn hiện tại được trên 20 năm, 12,4% di cư đến sống tại địa
bàn từ 5 - 10 năm, và 13,3% sống từ 10 đến 20 năm. Mặt khác, dù mới đến hay sinh sống đã lâu ở địa bàn, họ đều phần nào trải nghiệm mình là thiểu số ở vùng đất mà người DTTS chiếm số đông. Như đã trình bày trong phần phương pháp, do tiến hành tại vùng dân tộc thiểu số, nên kết quả nghiên cứu cho thấy 99% số người Kinh được hỏi trong nghiên cứu này biết về người DTTS qua tiếp xúc trực tiếp.
Bả ng 1. Đặc điểm kinh tế xã hội của những người được phỏng vấn (%)
Nghề nghiệp Nam Nữ Tổng
Nông, ngư nghiệp 36,0 46,1 41,7
Buôn bán dịch vụ 18,3 26,5 22,9 Cán bộ 30,0 13,3 20,6 Khác 15,7 14,1 14,8 Bậc học Tiểu học 44,5 61,1 54,8 Trung học phổ thông 20,7 16,7 18,5
Dạy nghề và tương đương 10,8 7,8 9,1
Cao đẳng, đại học 23,9 14,3 18,5
Tự đánh giá điều kiện kinh tế*
Nghèo 13,8 15,9 15,0
Trung bình 75,4 76,6 76,1
Khá giả 10,8 7,5 8,9
Thời gian sinh sống tại địa phương*
Sinh ra tại địa phương 24,1 25,2 24,7
Dưới 5 năm 13,1 13,8 13,5
Từ 10-20 năm 14,5 12,2 13,3 Trên 20 năm 35,5 36,4 36,1 Tình trạng hôn nhân Chưa từng kết hôn 14,2 8,8 11,2 Đang kết hôn 84,9 84,4 84,6 Khác 0,9 6,8 4,2
Ở Bắc Kạn, chúng tôi tiến hành khảo sát tại huyện Chợ Mới16. Theo số liệu điều tra dân số năm 2009, người Tày chiếm đa số với 53% dân số toàn tỉnh (155.515 người Tày trên tổng số 293.826 số dân của tỉnh), người Kinh chỉ chiếm 13% (39.280 người)17. Người Dao đứng thứ hai về mặt dân số trong huyện. Vì vậy, khi nói đến người DTTS ở huyện Chợ Mới, người dân ở đây ám chỉ đến người Tày và người Dao. Đa số người Kinh ở huyện Chợ Mới, Bắc Kạn thường là dân di cư từ vùng đồng bằng lên lập nghiệp từ những năm 50-60 và thường sống lẫn trong bản của người Tày ở các xã. Những cuộc phỏng vấn của chúng tôi ở dưới xã Thanh Vận, Thanh Mai, Như Cố, Nông Đĩnh, chủ yếu là với người Kinh làm nông nghiệp, còn các cuộc phỏng vấn ở thị trấn chủ yếu là với cán bộ huyện và người bán hàng. Thị trấn Chợ Mới nằm trên quốc lộ 3, cách thị xã Bắc Kạn khoảng 40km về hướng nam. Ở thị trấn, người bán hàng hầu hết là người Kinh, một số mới di cư lên sinh sống sau này.
16 Theo số liệu thống kê năm 2009, huyện Chợ Mới có diện tích 606 km2 và dân số
36.747 người, bao gồm thị trấn Chợ Mới (2.383 người) và 15 xã Quảng Chu, Yên Đĩnh, Như Cố, Bình Văn, Yên Hân, Yên Cư, Thanh Bình, Nông Hạ, Nông Thịnh, Cao Kỳ, Tân Như Cố, Bình Văn, Yên Hân, Yên Cư, Thanh Bình, Nông Hạ, Nông Thịnh, Cao Kỳ, Tân Sơn, Hòa Mục, Thanh Vận, Thanh Mai, Mai Lạp với số dân là 34.364 người (tổng điều tra 2009). Huyện Chợ Mới nằm ở phía nam tỉnh Bắc Kạn, phía bắc giáp huyện Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn, phía Tây giáp huyện Định Hóa (Thái Nguyên), phía nam là huyện Võ Nhai và Phú Lương (Thái Nguyên), phía đông là huyện Na Rì.