Tác động của chính sách

Một phần của tài liệu Thiểu số cần tiến kịp đa số định kiến trong quan hệ tộc người ở việt nam (Trang 127)

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

43 Tập quán ‘cùng chia sẻ’ những sản vật thu lượm hoặc săn bắn được ở người Raglai cũng có chức năng tương tự Giải thích về ý nghĩa của tập quán này, một cán bộ ngườ

3.3 Tác động của chính sách

Trong vài thập kỷ qua, Nhà nước đã đầu tư rất nhiều cho vùng DTTS với các chính sách xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ đất đai, y tế, giáo dục. Bên cạnh việc kết quả của các chính sách này còn nhiều

bất cập do chưa tính đến sự đa dạng về văn hóa và sinh kế của mỗi tộc người ở mỗi địa bàn, thì việc một số ưu tiên chỉ dành riêng cho người DTTS ở các vùng miền núi và vùng sâu vùng xa đã khiến những người Kinh sinh cư lập nghiệp ở các vùng miền núi càng trở nên có định kiến với người DTTS. Theo Godefroid, định kiến là một cơ chế có thể được kích hoạt bởi sự giận dữ, lo hãi hoặc cảm giác bị hạ thấp giá trị. Quan điểm này có thể giúp lý giải cho những khám phá thực địa nơi mà những bức xúc về quyền lợi của người dân ở Chợ Mới, Bắc Kạn và Lạc Sơn, Hòa Bình làm tăng thêm những định kiến của họ. Thuyết xung đột thực tế cho thấy con người trở nên phẫn nộ không chỉ vì những cái họ có, mà vì sự thiếu thốn có tính tương đối trong những cái mà họ có được khi họ tin rằng mình nghèo hơn, hoặc bất lợi hơn người khác (Crosby 1976, Olson và cộng sự 1986). Một số chính sách ưu tiên chỉ dành riêng cho người DTTS đã gây một tâm lý so bì và bất mãn cho những người Kinh sinh sống trên cùng địa bàn.

Bởi những vùng chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu, người Kinh đều chiếm số ít so với người DTTS nên họ kể rằng có cảm giác mình đang bị “gạt ra ngoài lề“, và “người Kinh mới là thiểu số ở đây“. Tuy nhiên ở huyện Bác Ái, Ninh Thuận, vì đa số người Kinh được phỏng vấn là cán bộ, và người Raglai bị xem là rất “chậm phát triển“, nên người Kinh ở đây không có cảm giác bị thua thiệt, mà có cái nhìn “bao dung” của người anh đối với “em nhỏ”, cảm thấy trách nhiệm cần giúp đỡ và “khai hóa văn minh” cho họ. Còn ở Kỳ Sơn, Nghệ An nơi mà mối quan hệ đa dân tộc Thái – Mông – Khơ-mú khá đa chiều (tương tác với nhau trong nhiều mối quan hệ làm thuê, buôn bán) và người Kinh cũng đa số là cán bộ, giáo viên – ở vị thế ‚quyền lực‘ - nên định kiến với người DTTS ít mang màu sắc của sự bất mãn, giận dữ. Chợ Mới (Bắc Kạn) và Tân Lạc (Hòa Bình) là những nơi người Kinh lên khai hoang theo chính sách kêu gọi đưa dân lên miền núi. Sự trải nghiệm cuộc sống ở đây đã khiến người Kinh cảm thấy như những người “bị gạt ra bên lề” (marginalized) và có vị thế “thiểu số” ở vùng đất mà người Tày và Mường chiếm ưu thế. Mặc cảm của vị thế đi “nương nhờ ở đậu” hiển hiện trong tâm sự

của những người Kinh ở Lạc Sơn, Hòa Bình. Còn ở Chợ Mới, ký ức về những xung đột và tranh chấp đất đai (phong trào đòi lại ruộng cha ông của người Tày đối với đất đai người Kinh đang canh tác)54

trong quá khứ dường như vẫn còn nguyên đối với một số người Kinh, cũng như những cảm nhận về sự bất bình đẳng khiến định kiến với người DTTS ở đây mang màu sắc bất mãn. Gia đình ông H. từ Thái Bình lên lập nghiệp tại Bắc Kạn đã được 30 năm, kể lại khi mới lên, được hợp tác chia ruộng, họ đã phải vất vả để khai phá, nhưng “cấy được vài năm thì bị lấy hết… Từ khi có chế độ của người Tày lấy ruộng, là họ vơ vét hết của mình, coi như là mình phải đi làm mồ hôi nước mắt để mua cái ruộng lại…“. Một phụ nữ 45 tuổi ở Chợ Mới cũng chia sẻ những bức xúc :

“Tôi chẳng được cái gì của hộ nghèo, cứ ưu tiên cái gì thì gạt Kinh ra, người Tày này được gạo, được tiền, được phân bón, cây trồng này, người Tày được hết. Tày, Dao, Mán, Nùng được các thứ còn Kinh thì loại ra. Đi họp chỉ nghe thôi chứ không được ý kiến… Cái này tôi nói hơi bất mãn một tý nhưng cái này trong thực tế trong lương tâm nghĩ thôi chứ không phải ai xui, Bác Hồ bảo dân tộc Việt Nam là một cùng nhau hưởng, cùng nhau làm, khó khăn thì cùng nhau chịu, có gì thì đóng góp thì cùng nhau đóng góp, đóng góp thì kêu gọi toàn dân nhưng bây giờ có cái gì hưởng của Nhà nước thì mỗi Tày, Nùng, Dao còn Kinh thì không có”. Một người dân khác ở xã Thanh Vận cũng chia sẻ, họ cũng sinh sống ở vùng đất này từ nhỏ, nhưng cái cảm xúc “bị loại ra” khiến họ rất “tủi thân”. Việc không được nhận trợ cấp của nhà nước dường như trở thành một dấu ấn khó quên đối với một người dân ở Chợ Mới, gây nên thái độ bất mãn, và từ chối tham gia:

Một phần của tài liệu Thiểu số cần tiến kịp đa số định kiến trong quan hệ tộc người ở việt nam (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)