Chính sách và hệ quả

Một phần của tài liệu Thiểu số cần tiến kịp đa số định kiến trong quan hệ tộc người ở việt nam (Trang 75)

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

22 Theo tổng điều tra dân số và nhà ở, cả tỉnh Ninh Thuận có 58.911 người Raglai, chiếm 48,2% người Raglai trên toàn quốc (toàn quốc có 1 245 người Raglai) Ngoài Ninh

2.3.1. Chính sách và hệ quả

Ở Việt Nam, canh tác nương rẫy bị coi là một loại hình kinh tế nguyên thuỷ, phá hoại môi trường, là nguyên nhân của sự nghèo

đói (năng suất thấp) và lạc hậu (du cư)25. Xã hội của các cư dân canh tác nương rẫy vì vậy được các nhà khoa học xã hội Việt Nam coi là đang ở giai đoạn của sự tan rã chế độ “nguyên thủy“ giai đoạn thấp nhất trong thang bậc tiến hoá của loài người. Xuất phát từ quan điểm mang tính định kiến này, chính phủ đã triển khai chương trình vận động định canh định cư mang tính quốc gia ở toàn bộ miền núi phía Bắc ngay từ đầu những năm 1960 và ở phía Nam sau 1975 để “nâng cao đời sống kinh tế và văn hoá xã hội“ cho các cư dân này.

Theo Jamieson và cộng sự (1988), đó là “những hiểu lầm cơ bản” về canh tác nương rẫy. Theo nhiều công trình nghiên cứu dân tộc học26, canh tác nương rẫy là một thực hành kinh tế và văn hoá xã hội giúp cho các cư dân miền núi thích ứng tốt nhất với môi trường đất dốc. Với kỹ thuật đa canh và hưu canh, cư dân canh tác nương rẫy thường không du cư và hệ thống canh tác nương rẫy không chỉ cho năng suất tương đối cao trong môi trường miền núi mà còn có khả năng chống xói mòn và bảo vệ sự đa dạng sinh học. Người Dao ở Bắc Kạn thường làm nương định canh (nương cày) và sử dụng nhiều loại phân bón. Riêng người Raglai ở Ninh Thuận canh tác nương rẫy 25 Nghị định số 38/CP ban hành năm 1968 của chính phủ về định canh định cư khái quát

về canh tác nương rẫy như sau:

Một phần của tài liệu Thiểu số cần tiến kịp đa số định kiến trong quan hệ tộc người ở việt nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)