Ai dán nhãn nhiều hơn?

Một phần của tài liệu Thiểu số cần tiến kịp đa số định kiến trong quan hệ tộc người ở việt nam (Trang 49)

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

22 Theo tổng điều tra dân số và nhà ở, cả tỉnh Ninh Thuận có 58.911 người Raglai, chiếm 48,2% người Raglai trên toàn quốc (toàn quốc có 1 245 người Raglai) Ngoài Ninh

2.1.1.2 Ai dán nhãn nhiều hơn?

Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa việc dán nhãn với thời gian sinh sống tại cộng đồng. Cụ thể là, người sinh ra tại vùng dân tộc hoặc đã sống ở đó trên 20 năm ít dán nhãn hơn những người di cư từ nơi khác đến và sống ít hơn 20 năm. Tuy nhiên, những người sống khá lâu tại cộng đồng (10-20 năm) lại dán nhãn nhiều hơn so với những người ở tại cộng đồng trong thời gian ngắn hơn (10 năm trở xuống). Ví dụ 59,8% những người Kinh sinh ra tại vùng dân tộc nghĩ rằng phong tục của người DTTS lạc hậu trong khi đó con số này ở những người sống ở đây dưới 5 năm là 81%, sống từ 10 năm trở lên (đến 20 năm) là 84,6%; 50,9% những người sinh ra tại vùng DTTS nghĩ rằng người DTTS cả tin, dễ bị lừa, trong khi đó con số này là 75,5% với người di cư đến dưới 5 năm, 72,9% đối với người sống từ 10 năm đến 20 năm. Riêng nhận định “uống rượu nhiều” được số đông cả những người sinh ra tại cộng đồng (82,5%) và những người đã sống ở cộng đồng trên 20 năm (84,5%) đồng ý.

Bả ng 2. Tỷ lệ người trả lời mang tính dán nhãn theo thời gian sống tại cộng đồng (%)

Cả tin, dễ bị lừa Phong tục lạc hậu Hay phá rừng Uống rượu nhiều Sống từ khi sinh ra 50,9 59,8 54,5 82,5 Dưới 5 năm 75,5 81,1 60,6 73,2 Từ 5-10 năm 71,6 78,7 66,0 77,1 Từ 10-20 năm 72,9 84,6 61,5 77,4 Trên 20 năm 55,8 59,0 58,0 84,5

Hì nh 5. Tỷ lệ cho rằng người dân tộc có phong tục lạc hậu (theo thời gian sống tại cộng đồng ) (%)

Như vậy, những người sinh ra và lớn lên ở vùng miền núi, cũng như những người sống ở đây trên 20 năm ít dán nhãn cho người DTTS hơn những người di cư ở nơi khác đến, cho dù đã ở lâu từ 10-20 năm. Điều này có thể dẫn đến câu hỏi: có phải những người sinh ra và lớn lên cùng với cộng đồng có sự thấu hiểu hơn với văn hóa DTTS, hay bản thân họ cũng chia sẻ những đặc thù văn hóa của người DTTS?

Nhóm cán bộ dán nhãn nhiều hơn so với người dân?

Liên quan đến nghề nghiệp, với đối tượng là cán bộ quản lý (cấp huyện và xã), trong số 448 cán bộ được hỏi, mặc dù không

phải là những con số thực sự có ý nghĩa, nhưng kết quả cho thấy quá nửa các cán bộ cho rằng người DTTS có phong tục lạc hậu (65,5%), hay phá rừng (53%) và lười lao động (61,5%).

Hì nh 6. Cán bộ dán nhãn gì cho người DTTS?

Mặc dù không phải là phổ biến nhưng “lười và ỷ lại” bị xem là một trong những lý do khiến người DTTS không tích cực làm ăn và nghèo đói. Những cuộc phỏng vấn tại Chợ Mới (Bắc Kạn), Lạc Sơn (Hòa Bình), Bác Ái (Ninh Thuận) hay Kỳ Sơn (Nghệ An) đều cho thấy khá đông người Kinh cho rằng người DTTS nghèo vì ham ăn uống, rượu chè và ngại làm việc. Một nữ cán bộ ở Kỳ Sơn khẳng định:

“Thích vui vẻ, ăn uống, rượu chè, đặc biệt dân tộc kể cả Mông, Thái, Khơ-mú về rượu chè thì rượu là đi đầu, nói thẳng ra là rứa, đàn ông rượu là đi đầu”, hay một người dân ở xã Thanh Vận huyện Chợ Mới thì kể rằng nếu như người Kinh rất chăm chỉ thì với người Tày:“ đây một số thôn ấy đến 10 giờ người ta đã về rồi. Mưa còn lâu mới ra đồng, kệ bố nó cứ đánh chén đã“. Thậm chí, việc người Tày không “tham lam” như người Kinh trong việc lấy củi cũng bị coi là lười:

“Chậm lắm. Ví dụ bây giờ bảo nó đi vào rừng lấy măng lấy củi đốt thì nó không tham lam như người Kinh, nó lười lắm. Nó chỉ lấy đến mười một giờ nó về, nhưng mà người Kinh thì có đứa nó còn chơi hai bao tải đến 12 giờ nó mới về” (nữ, 52 tuổi, Chợ Mới).

hay “không muốn làm giàu” cũng bị xem là lười:

“Họ không thức khuya dậy sớm như người Kinh được. Nếu thức khuya dậy sớm nhưng cách làm của người ta làm từ từ thôi không

bao giờ bảo là nóng vội. Anh thấy như cách làm của thằng em, hai vợ chồng đứa em anh muốn tạo điều kiện cho làm ăn, nhưng nó cứ bình bình ý, kiểu như không muốn làm giàu hay sao ý” (cán bộ, Chợ Mới)

Theo một cán bộ ở huyện Bác Ái thì chính nhận thức kém và phong tục đã dẫn đến việc lười lao động: “Cũng có thể là về nhận thức, rồi có thể là khả năng tiếp cận cái trình độ khoa học kỹ thuật đó, cộng thêm khác đi một chút cái phong tục, cái tập quán, đâm ra nó nảy sinh một cái vấn đề là nhác”.

“Có những chuyện mà kể ra người ta thấy buồn cười, nhưng mà nó là thật. Giả dụ một hộ bên này, làm được đám bắp tốt ngon, mình muốn lấy ví dụ cho họ thấy là người ta được nhà nước hỗ trợ hay là cái gì đó, thì có người nói là: ôi thì nó làm tốt thì nó ăn chứ mình đâu có xin được nó đâu...”(cán bộ khuyến nông, Bác Ái).

Ở Kỳ Sơn, Nghệ An, tất cả những người Kinh (và cả người Thái) chúng tôi phỏng vấn đều có đánh giá rất tiêu cực về người Khơ- mú, rằng “họ rất lười nhác”. Tuy nhiên, cũng chính họ lại lý giải người Khơ-mú lười ở chỗ “chỉ đi làm thuê” và “đi làm nương”: “suốt ngày đi vào vùng sâu vùng xa đào củ quả các thứ ăn, với lại phát nương rẫy, tóm lại là họ nhác thôi. Bây giờ mùa này họ đi đào măng, bẻ măng, một yến măng thì được 25 nghìn, nếu như họ có ý thì nếu bán được năm chục ta xuống ta mua vài cân gạo về là có ăn trong một hai ngày chi đó” (nữ cán bộ, Kỳ Sơn). Cũng chính họ thừa nhận rằng khi đi làm thuê, người Khơ-mú làm quần quật cả ngày, thậm chí không nghỉ ăn trưa. Như vậy, rõ ràng, quan niệm về sự “chăm chỉ” của người Kinh gắn liền với làm ruộng nước, phải thức khuya dậy sớm, và làm kinh tế gắn với kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, nếu như quan điểm của cán bộ cho rằng người DTTS “lạc hậu“, “lười“ và “hay phá rừng“ khá nổi trội, thì họ lại không đồng ý với một số nhận định tiêu cực khác về đời sống sinh hoạt hàng ngày của người DTTS như‚ thức ăn không vệ sinh“, “đẻ nhiều“ hay “nhà bẩn“.

Hì nh 7. Cán bộ không dán nhãn gì cho người DTTS?

Điều này cho thấy trong khi họ khá chừng mực trong việc đánh giá các hành vi thực hành hàng ngày của người DTTS (ăn uống, sinh đẻ, vệ sinh), thì việc dán nhãn tiêu cực của các cán bộ người Kinh cho người DTTS lại gắn với bản chất văn hóa tộc người (phong tục lạc hậu, lười). Quan điểm này mang tính phổ biến, bởi số lượng 448 cán bộ được hỏi trong nghiên cứu này đã chiếm hầu hết số cán bộ ở các tỉnh khảo sát. Đa số họ là người Kinh từ miền xuôi mới lên công tác tại các địa bàn này (hầu như đều dưới 20 năm, phổ biến dưới 10 năm). Niềm tin của họ thể hiện ảnh hưởng của diễn ngôn chính thống của nhà nước, mà chúng tôi sẽ thảo luận ở phần sau.

Một phần của tài liệu Thiểu số cần tiến kịp đa số định kiến trong quan hệ tộc người ở việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)