Phân biệt đối xử

Một phần của tài liệu Thiểu số cần tiến kịp đa số định kiến trong quan hệ tộc người ở việt nam (Trang 61)

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

22 Theo tổng điều tra dân số và nhà ở, cả tỉnh Ninh Thuận có 58.911 người Raglai, chiếm 48,2% người Raglai trên toàn quốc (toàn quốc có 1 245 người Raglai) Ngoài Ninh

2.2.3 Phân biệt đối xử

Mặc dù có sự dán nhãn và phân biệt so sánh giữa tộc người đa số và các tộc người thiểu số, nhưng những suy nghĩ mang tính định kiến dường như không dẫn đến các hành vi phân biệt đối xử. Vì lý do đã trình bày ở đầu về tính nhạy cảm của vấn đề, phần này được phân tích dựa trên kết quả khảo sát đợt 1 tại 4 tỉnh Hòa Bình, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Điện Biên với tổng số 1312 người được phỏng vấn.

Kết quả khảo sát bảng hỏi cho thấy, đa số người Kinh đều cảm thấy khá thoải mái khi cùng sinh sống với người DTTS.

Hì nh 13. Có lo ngại hay không, nếu sinh hoạt, buôn bán và kết hôn với người DTTS

Khi được hỏi về mối quan hệ với người DTTS trong môi trường sinh sống và làm việc, số đông những người Kinh được hỏi cho biết họ vẫn cảm thấy thoải mái.

Hì nh 14. Có cảm thấy thoải mái không, nếu sống và làm việc với người DTTS

Liên quan đến những câu hỏi về sự “e ngại” trong mối quan hệ với người dân tộc thiểu số, hầu hết những người được hỏi cho biết không thấy e ngại khi đề cập tới các vấn đề về chính sách hay tranh chấp với người DTTS. Nhìn chung có tới gần 91,4% số người được hỏi không thấy e ngại khi nói về chính sách dân tộc thiểu số. Tuy

nhiên, số người không thấy e ngại nếu xảy ra tranh chấp với người DTTS là 64,3%.

Hì nh 15. Có e ngại không nếu xảy ra tranh chấp?

Các phỏng vấn sâu cũng cho thấy đa số cho rằng chẳng vấn đề gì nếu học cùng và làm việc cùng người DTTS, và mặc dù không khuyến khích và không muốn con cái kết hôn cùng người DTTS (chủ yếu là vì sợ sự khác biệt về phong tục gây khó khăn cho cuộc sống sau này, và những tục lệ thách cưới cao tốn kém), nhưng họ không ngăn cản quyết liệt: “Nếu con tôi yêu người dân tộc thì tùy theo lương tâm các cháu thôi, chẳng qua là khuyên nếu mà lấy người mình với người mình dễ một tý, không ăn nặng…tức là không xin nhiều quá, cưới xin tổ chức như lấy người Mán thì phải có hai cân bạc trắng đưa cho nhà gái, xong rồi lại còn tạ hơi lợn, lại còn tiền cải này.” (người dân, 60 tuổi, Hòa Bình). Tuy nhiên hôn nhân xuyên tộc diễn ra nhiều hơn giữa người Kinh và người Thái, Mường, và hôn nhân giữa người Kinh với Mông, Dao hay Khơ-mú ít hơn.

Như vậy, có thể thấy một diễn ngôn chung về người DTTS ở cả 4 địa bàn nghiên cứu: người DTTS là những người hiền lành, chất phác, thật thà, dễ bị lừa, không linh hoạt, tư duy đơn giản, có phương thức canh tác sơ khai và không biết sử dụng các phương thức sản xuất khoa học, lười và ỷ lại vào sự giúp đỡ của nhà nước; có lối sống dễ dãi vì để cho con cái tự do; không biết làm ăn buôn bán và tiết kiệm, hay nói cách khác, họ bị xem là những người không

biết sắp đặt cho tương lai. Tuy nhiên, những đánh giá mang hàm ý tiêu cực đó không bị chuyển hóa thành thái độ kỳ thị hay phân biệt đối xử nặng nề. Có những trường hợp cho thấy người Kinh tỏ thái độ đánh giá thấp năng lực của người DTTS tại nơi làm việc, và không giao việc cho họ (như một cán bộ cấp trưởng ở Kỳ Sơn cho biết không muốn giao việc cho cán bộ người Khơ-mú). Tuy nhiên, khi giao tiếp trực tiếp với người DTTS, đa số người Kinh vẫn tỏ thái độ tôn trọng và thân thiện (một phần là theo họ cho biết họ đang sinh sống trên vùng đất của người DTTS).

Hành vi phân biệt nhiều nhất thường ở mức độ e dè phong tục tập quán, đặc biệt là việc ngại ăn uống đồ người DTTS nấu. Từ việc cho rằng thức ăn của họ không sạch sẽ, những người Kinh ở cả 4 địa bàn đều nói là họ rất ngại ăn uống khi được người DTTS mời. Một cô giáo ở huyện Bác Ái, Ninh Thuận kể rằng xin được việc làm giáo viên ở đây là rất khó vì lương cao do được cộng thêm 30% tiền lương khuyến khích giáo viên làm việc ở vùng sâu vùng xa, nhưng rất khó để hòa hợp với học sinh:

“Biết là giáo viên phải gần gũi với học sinh, nhưng em thấy nó đen đen, bẩn bẩn là em không thích. Nó nấu ăn thì thôi rồi… thực chất giáo viên mình thì phải gần gũi với học sinh nhưng mà em không ăn, thà em nhịn đói chứ em không ăn”…

Tuy nhiên, điều thú vị là ngay cả với những người mà mức độ định kiến về dán nhãn rất cao, thì mức độ phân biệt đối xử của họ cũng không rõ ràng. Sau khi đã “chê” người Raglai rất nhiều về ăn ở sinh hoạt lạc hậu, chậm chạp, ỷ lại, khi được hỏi nếu sau này con chị muốn lấy người Raglai thì một người bán quán ở huyện Bác Ái nói:

Vẫn bình thường, có sao đâu, ở đây nhiều người vẫn lấy đó. Trời ơi, mới vừa rồi ở đây có nhà Raglai kia, lấy chồng người Hà Nội mà nhà giàu, vô đây rước cưới đàng hoàng”.

Một phần của tài liệu Thiểu số cần tiến kịp đa số định kiến trong quan hệ tộc người ở việt nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)