Một người Dao ở xã Tân Sơn đến làm dâu ở thôn Làng Dao cho biết, hiện tượng phân biệt đối xử mang tính tộc người ở quê chị không phổ biến do nhóm Dao ở quê chị là

Một phần của tài liệu Thiểu số cần tiến kịp đa số định kiến trong quan hệ tộc người ở việt nam (Trang 88)

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

37Một người Dao ở xã Tân Sơn đến làm dâu ở thôn Làng Dao cho biết, hiện tượng phân biệt đối xử mang tính tộc người ở quê chị không phổ biến do nhóm Dao ở quê chị là

Theo những em học sinh đang đi học và những học sinh vừa rời ghế nhà trường, trong vài năm gần đây do sự quan tâm của chính quyền cấp cơ sở và ngành giáo dục, hiện tượng phân biệt đối xử mang tính tộc người giữa các em học sinh với nhau và giữa giáo viên và học sinh đã giảm nhiều trong khuôn viên nhà trường. Một học sinh đang theo học lớp 12 ở Khe Lắc chia sẻ:

“Trường cháu có 7 lớp 12. Cháu học lớp 12A3. Lớp cháu có 42 bạn, đa số là người Tày và người Kinh. Cả lớp chỉ có 4 bạn người Dao. Thực ra thì trước đây học tiểu học với lại học THCS chúng cháu cũng hay bị các bạn người Tày bắt nạt. Càng lên lớp trên thì càng ít bị bắt nạt hơn. Sau này lên học THPT thì không bị bắt nạt nữa. Cháu cũng không bị các bạn phân biệt đối xử đâu. Ai cũng như ai thôi. Nhà trường cũng cấm phân biệt đối xử mà. Ai học giỏi thì được các bạn khác nể mà thầy cô giáo cũng quý. Với lại chúng cháu đến lớp toàn mặc như người Kinh hoặc mặc đồng phục, chẳng phân biệt được ai là người Tày, ai là người Kinh, ai là người Dao”.

Tuy nhiên, hiện tượng học sinh người Dao bị các tộc người khác chặn đánh trên đường đến trường lại khá phổ biến. Một người dân ở thôn Làng Dao cho biết, cách đây không lâu, một học sinh nam đang học cấp ba ngoài huyện phải bỏ học sau khi bị học sinh người Kinh đánh phải đi viện. Theo nhiều em học sinh, tuy bị chặn đánh ngoài đường nhưng đa số không dám báo chính quyền hoặc nhà trường vì tâm lý sợ bị bị trả thù. Trong các trường hợp này, biện pháp thường được các em dùng là nghỉ học trong một khoảng thời gian nào đó hoặc bỏ học vĩnh viễn.

Việc học sinh người Dao hay bị học sinh người Tày, người Kinh bắt nạt xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, lý do quan trọng nhất, theo cảm nhận của chị T. (Khe Lắc), xuất phát từ vị thế thiểu số của người Dao so với người Tày, cả ở khía cạnh dân số lẫn quan hệ quyền lực, sau khi người Dao được hạ sơn xuống sinh sống trên khu vực vốn trước đây thuộc sở hữu của người Tày. Nhìn từ phía người Dao, với vị thế xã hội của một tộc người ‘thiểu số thiểu số’ theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ này, trong

các mối tương tác hàng ngày với các nhóm đa số, người Dao luôn rụt rè, tự ti. Theo trải nghiệm của chị T: “Xưa ở trong rừng ra ngoài này, tiếng Kinh còn không biết nói thì làm sao mà không bị bắt nạt. Nay ra ngoài này phát triển ngang nhau rồi nên họ khó bắt nạt hơn”.

Vị thế xã hội ‘thấp kém’ hơn của người Dao còn được củng cố và đẩy mạnh thêm trong môi trường lớp học khi giáo viên chủ yếu là người Tày và người Kinh. Theo chị T, do khi bị đánh học sinh Tày bắt nạt, học sinh người Dao không báo với giáo viên chủ nhiệm hay nhà trường, vì “giáo viên cũng là người cùng dân tộc của họ nên có báo giáo viên thì họ cũng không bênh học sinh người Dao” (Chị H, 41 tuổi). Trong ký ức của những người đã lớn tuổi, nhiều giáo viên không những không ‘bênh’ học sinh người Dao mà còn có nhiều thái độ phân biệt đối xử đối mang tính tộc người. Theo chị M: “Hồi chị còn đi học, cả cô giáo và thầy giáo cũng phân biệt học sinh người Dao. Giáo viên hay gọi học sinh người Dao là Mán Lù, Mán Đụt hay Mán Dốt nên họ ít quan tâm đến mình lắm”.

Trong khi bạo lực học đường từ các tộc người thiểu số đa số với học sinh người Dao và thái độ không thiện cảm của giáo viên trước đây là một trong những lý do quan trọng trong vấn đề bỏ học của học sinh người Dao ở Chợ Mới, thì đây lại không phải là nguyên nhân chính đối với tỉ lệ bỏ học ở Bác Ái bởi tỉ lệ học sinh người Raglai trong các trường, đặc biệt là cấp một và cấp hai, chiếm đa số: “Họ ít hơn, nó yếu hơn, nó uýnh một thằng bị mấy thằng dân tộc đuổi uýnh lại” (Pi Năng P, Phước Tân). Một bạn gái trẻ người Kinh sống lâu năm ở Phước Trung cũng thừa nhận: “ đây, học sinh người Kinh chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với học sinh người Raglai. Vì thế, muốn có bạn để chơi, từ nhỏ chúng em đã phải học nói tiếng Raglai. Không biết tiếng, thì không có bạn. Không một học sinh người Kinh nào dám bắt nạt các bạn Raglai vì họ đông hơn chúng em nhiều.” Thay vào đó, các cuộc phỏng vấn sâu với các học sinh, phụ huynh người Raglai cũng như giáo viên cho thấy, ở Bác Ái, tự định kiến lại nổi lên như là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất.

Có thể thấy, biểu hiện của sự tự định kiến này nằm đằng sau các lý do mà cả phụ huynh, học sinh lẫn giáo viên thường nói nhiều nhất về sự bỏ học của học sinh như: “phụ huynh không mặn mà, quan tâm”, “các em không thích học”, hay “học không theo được nên bỏ”, vv. Giống như kết quả nghiên cứu của iSEE ở vùng các tộc người thiểu số tại miền núi phía bắc trong Học không được hay học để làm gì38, các lý do có tính chủ quan “không mặn mà” hay “không thích học”, “không biết vượt khó”, v.v., này nhìn từ cả từ phía học sinh lẫn phụ huynh người Raglai, xuất phát chính từ sự tự “nhận ra sự lạc hậu một cách tương đối của mình hoặc được làm cho tin tưởng vào điều đó” (Woodside 1983:421, trích trong Trương Huyền Chi 2010:362). Các diễn ngôn của nhà nước, thái độ và cách hành xử của giáo viên39, các nội dung được trình bày trong giáo trình cũng như sự trải nghiệm, tương tác với các tộc người khác trong lớp học và trong đời sống thường ngày đã làm cho người Raglai nội tâm hóa vị thế và nội lực thấp kém của mình. Việc nội tâm hoá sự thấp kém này, theo đó, tạo cho phụ huynh không mặn mà với chuyện học hành của con cái và làm cho chính bản thân các em học sinh DTTS cảm thấy không có động lực trong việc học tập. Ví dụ, theo trải nghiệm của một cán bộ quản lý giáo dục ở Bác Ái, do tự định kiến nên các học sinh không dám nghĩ đến việc sẽ có thể trở thành một giáo viên, cho dù là giáo viên mẫu giáo hay cấp tiểu học:

“Vấn đề tự tin rất quan trọng. Có một lần, khi còn làm hiệu trưởng, trong giờ tuyên truyền thì mình nói học sinh ráng học chứ đừng có bỏ học. Sau này học xong lớp 9 thì cũng được làm cô giáo như cô thì thu nhập ổn định, con em nó đỡ vất vả hơn. Có một đứa học sinh đứng lên bảo không làm giáo viên, mà chỉ muốn làm trưởng thôn. Đấy trong suy nghĩ của các em thì hình

38 iSEE, 2010, Học không được hay học để làm gì? (TLĐD).

Một phần của tài liệu Thiểu số cần tiến kịp đa số định kiến trong quan hệ tộc người ở việt nam (Trang 88)