Về mặt lịch sử, huyện Bác Ái được thành lập lần đầu tiên vào tháng 10 năm 1950 Sau năm 1975, Bác Ái được nhập vào huyện Ninh Sơn Theo Nghị định số 65/00/NĐ-CP

Một phần của tài liệu Thiểu số cần tiến kịp đa số định kiến trong quan hệ tộc người ở việt nam (Trang 34)

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

20 Về mặt lịch sử, huyện Bác Ái được thành lập lần đầu tiên vào tháng 10 năm 1950 Sau năm 1975, Bác Ái được nhập vào huyện Ninh Sơn Theo Nghị định số 65/00/NĐ-CP

năm 1975, Bác Ái được nhập vào huyện Ninh Sơn. Theo Nghị định số 65/2000/NĐ-CP của Chính phủ, huyện được tái lập trên cơ sở tách ra từ huyện Ninh Sơn và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2001. Về mặt quản lý hành chính, huyện có 9 xã, bao gồm Phước Đại, Phước Bình, Phước Chính, Phước Hoà, Phước Tân, Phước Thành, Phước Thắng, Phước Tiến và Phước Trung. Trung tâm huyện Bác Ái hiện đóng trên địa bàn xã Phước Đại. 

điều tra dân số ngày 01/04/2009, huyện Bác Ái có 24.304 người21, trong đó tộc người Raglai chiếm hơn 90%. Ngoài tên tự gọi chung là Raglai được nhiều người giải nghĩa là “người miền núi”, họ còn có các tên gọi khác như: Ranglai, Rai, Orang glai, Urang glai… Từ năm 1979, tên gọi Raglai được chính thức thừa nhận và sử dụng trong tất cả các văn bản nhà nước22. Tiếng Raglai thuộc ngữ hệ Malayô- Pôlinêsia, rất gần gũi với các dân tộc Chăm, Giarai và Chu ru... Trong xã hội người Raglai còn tồn tại chế độ mẫu hệ, đàn ông sống trọn đời ở nhà vợ, con cái đều lấy họ mẹ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình được thừa hưởng tài sản. Về mặt nguyên tắc, mẹ hay vợ có quyền quyết định trong gia đình. Mặc dù người Raglai là nhóm cư dân thiểu số chính ở đây, nhưng họ cũng không coi đây là mảnh đất của họ bởi mới xuống sinh sống theo chính sách định canh định cư. Do ở đây người Kinh phần lớn là cán bộ, giáo viên hay kinh doanh nên có quyền lực rõ ràng và ưu thế về mặt xã hội. Người Raglai là nhóm bị cả người Kinh, người Chăm và Ko-ho coi là chậm phát triển và cần được giúp đỡ.

Huyện Kỳ Sơn là huyện miền núi biên giới (giáp ranh với Lào) nghèo nhất trong tỉnh Nghệ An, và là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, đã nhận được nhiều dự án hỗ trợ xóa đói giảm nghèo của cả nước23. Theo báo cáo của UBND huyện năm 2011, toàn huyện có 12.061 hộ với 69.588 khẩu. Dân số chủ yếu là người Mông (38%), Khơ Mú (33%), Thái (28%), cả người Kinh và người Hoa là 2%. Như vậy, ở đây người Kinh chỉ có số dân ít ỏi từ 1-2%, tuy nhiên đa số họ là cán bộ nên không ở vị thế yếu trước số đông là người Thái, Mông và Khơ-mú. Với số dân tương đối bằng nhau, không có tộc người thiểu số nào chiếm đa số, Kỳ Sơn cho ta một cảm giác rõ ràng của không gian đa văn hóa, nơi các tộc người sống tương đối hòa hợp.

21 Tổng cục thống kê: “Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 - kết quả điều tra toàn

bộ”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội - 2011, tr.24.

Một phần của tài liệu Thiểu số cần tiến kịp đa số định kiến trong quan hệ tộc người ở việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)