Định hướng phát triển nhập khẩu của Chính phủ Việt Nam:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại công ty cổ phần giặt ủi y tế VT (Trang 50)

3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật

3.1.1Định hướng phát triển nhập khẩu của Chính phủ Việt Nam:

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 2471/QĐ – TTg ngày 28/12/2011 phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến 2030, theo đó, chiến lược quy định rõ quan điểm, mục tiêu phát triển, định hướng xuất khẩu, định hướng nhập khẩu và giải pháp thực hiện chiến lược.

-Mục tiêu:

•Tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá bình quân 11% - 12%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020.

•Tăng trưởng nhập khẩu hàng hoá bình quân tăng 10% - 11%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020.

•Giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020. Phấn đấu cán cân thương mại thặng dư thời kỳ 2021 – 2030.

-Định hướng nhập khẩu: chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hoá, đồng thời phát triển sản xuất nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ các ngành hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển công nghiệp hỗ trợ, kiểm soát chặt việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu trong dài hạn.

-Để đạt được các mục tiêu, chiến lược đã đưa ra các giải pháp cụ thê về phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển thị trường, chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giao nhận kho vận, đào tạo phát triển nguồn nhân lực,…Cụ thể là:

•Khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn trên cơ sở khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do với các nước có nền công nghiệp phát triển.

•Hạn chế nhập khẩu các loại hàng hoá sản xuất trong nước, nhập khẩu hàng xa xỉ, có chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu.

•Áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước, hạn chế ô nhiểm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ, thông qua việc xây dựng các biện pháp phi thuế quan phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, các biện pháp tự vệ khẩn cấp, áp thuế chống bán phá giá, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp kiểm dịch động thực vật…

•Ngăn chặn việc nhập lậu hàng từ các nước ASEAN và Trung Quốc để bảo vệ hàng sản xuất trong nước. Tranh thủ mở cửa thị trường trong các FTA mới để đa dạng hoá thị trường nhập khẩu và nhập khẩu công nghệ nguồn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại công ty cổ phần giặt ủi y tế VT (Trang 50)