3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
2.2 Tình hình hoạt động của công ty trong những năm qua:
2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2012 đến quý I/2014:
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2012 đến quý I/2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Các chỉ tiêu 2012 2013 Quý I/2014
Tổng doanh thu 7.931 10.502 2.600
Tổng chi phí 2.500 2.950 753
Lợi nhuận 5.431 7.552 1.847
Dựa vào bảng số li đồ và các bảng tính toán nh
Biểu đồ 2.2 Doanh thu và l
Bảng 2.2 Tốc độ phát tri
Chỉ tiêu 1.Doanh thu (triệu đồng) 2.Lợi nhuận (triệu đồng)
3.Tốc độ phát triển liên hoàn (%) Doanh thu Lợi nhuận 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2012 7.931
liệu Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT cung c ng tính toán như sau:
Ngu
Doanh thu và lợi nhuận của công ty 2012
phát triển doanh thu và lợi nhuận của công ty 2012
2012 ng) 7.931 ng) 5.431 n liên hoàn (%) Doanh thu 100 n 100 Nguồn: Tác gi Doanh thu 2013 Quý I/2014 7.931 5.431 10.502 7.552 2.600 1.847
VT cung cấp, ta có được biểu
ĐVT: Triệu đồng Nguồn: Tác giả tự vẽ – Quý I/2014 công ty 2012 – 2013 2013 10.502 7.552 132,42 139,05 n: Tác giả tự tính toán Doanh thu Lợi nhuận Doanh thu Lợi nhuận
Từ bảng 2.1 và bảng 2.2 ta có thể rút ra nhận xét về doanh thu và lợi nhuận của Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT từ năm 2012 đến 2013 như sau:
-Doanh thu năm 2013 so với năm 2012 tăng 32,42%, tương ứng tăng 2.571 triệu đồng. Lợi nhuận năm 2013 so với năm 2012 tăng 39,05%, tương ứng tăng 2.121 triệu đồng.
Qua nhận xét cùng với các số liệu đã tính như trên, ta thấy tình hình doanh thu và lợi nhuận của Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT khá ổn định qua các năm, từ 2012 đến 2013. Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận năm 2013 tăng là do trong năm này, quan hệ kinh doanh của công ty được mở rộng hơn, ký kết được nhiều hợp đồng với khách hàng hơn năm trước.
Bảng 2.3 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty 2012-Quý I/2014
Chỉ tiêu 2012 2013 Quý I/2014
Lợi nhuận (triệu đồng) 5.431 7.552 1.847 Doanh thu (triệu đồng) 7.931 10.502 2.600
Tỷ suất (%) 68,48 71,91 71,04
Nguồn: Tác giả tự tính toán
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra trên một đồng doanh thu. Từ năm 2012 đến quý I/2014, các giá trị tỷ suất đều dương, chứng tỏ công ty kinh doanh có lãi và có thể thấy là lãi hơn 50% mỗi năm. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, công ty kinh doanh vẫn tốt như vậy chứng tỏ toàn thể công ty đã cố gắng rất nhiều.
2.2.2 Tình hình nhập khẩu hàng hoá từ năm 2012 đến năm 2013:
Sản phẩm 2012 2013 So sánh 2013/2012 Kim ngạch (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (triệu đồng) Tốc độ tăng (giảm) (%) Thiết bị gia đình 1.007,25 58,99 1.559,13 62,67 551,88 54,79 Thiết bị y tế 700,37 41,01 928.74 37,33 228,37 32,61 Tổng cộng 1.707,62 100 2.487,87 100 780,25 45,69 Nguồn: P. Xuất nhập khẩu
Tổng hợp từ bảng trên, ta có: Trong giai đoạn 2012 – 2013, tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty đạt 4.195,49 triệu đồng. Trong đó, nhóm thiết bị gia đình đạt 2.566,38 triệu đồng, chiếm 61,17% tổng kim ngạch nhập khẩu và nhóm thiết bị y tế đạt 1.629,11 triệu đồng, chiếm 38,83% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong hai năm 2012 và 2013, kim ngạch và tỷ trọng của lĩnh vực thiết bị gia đình cao hơn lĩnh vực thiết bị y tế. Nhìn chung, cả hai nhóm sản phẩm thiết bị gia đình và thiết bị y tế có kim ngạch nhập khẩu tăng đều.
Bằng phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối, ta tính được chênh lệch về lượng tăng (giảm) tuyệt đối và tốc độ tăng (giảm) của nhóm thiết bị gia đình và thiết bị y tế như sau:
So với năm 2012, trong năm 2013 kim ngạch của hai nhóm hàng đều tăng với tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 780,25 triệu đồng, tương ứng tăng 45,69% . Trong đó, nhóm thiết bị gia đình tăng mạnh hơn với trị giá 551,88 triệu đồng, tương ứng tăng 54,79%. Nhóm thiết bị y tế tăng 228,37 triệu đồng, tương ứng tăng 32,61%.
2.3 Thực trạng quy trình nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần giặt ủi y tế
Nguồn: P. Xuất nhập khẩu
Sơ đồ 2.3 Quy trình nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT 2.3.1 Lập kế hoạch nhập khẩu:
Bộ phận thực hiện: phòng Xuất nhập khẩu.
Ban quản lý công ty lệnh cho nhân viên phòng Xuất nhập khẩu tiến hành nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin, số liệu về thị trường, so sánh, phân tích những số liệu đó và rút ra kết luận. Dựa trên những kết luận này, phòng Xuất nhập khẩu sẽ tiến hành lập kế hoạch nhập khẩu, trình ban quản lý công ty ký duyệt. Nội dung thông tin cần thu thập gồm:
-Tình hình cung - cầu hàng hoá trên thị trường: Các nhà cung ứng đang hoạt động trên thị trường và nhu cầu hiện tại, tiềm năng của mặt hàng đó trong tương lai, từ
Lập kế hoạch nhập khẩu
Đàm phán và ký kết hợp đồng Thực hiện hợp đồng
Chuẩn bị bộ chứng từ tờ khai Hải quan Nhận chứng từ nhập khẩu
Đăng ký tờ khai Hải quan Kiểm hoá, tính thuế
Thông quan hàng hoá
Thực hiện thủ tục thanh toán
đó xác định được tình hình cạnh tranh cũng như cơ hội tại thị trường đang nghiên cứu.
-Giá cả hàng hoá: Trong kinh doanh, đặc biệt trong buôn bán ngoại thương, việc xác định giá cả là việc làm hàng đầu vì nó ảnh hưởng lớn nhất đến sự sống còn của doanh nghiệp.
Ngoài ra, cần nghiên cứu một số yếu tố khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty trên thị trường như: quan hệ chính trị, văn hoá, pháp luật, chính sách kinh tế, thuế nhập khẩu…
Bảng 2.5 Kế hoạch nhập khẩu theo nhóm sản phẩm 2013 – 2014 ĐVT: triệu đồng Sản phẩm 2013 2014 Thiết bị gia đình 1.400 1.550 Thiết bị y tế 1.000 1.200 Nguồn: P. Xuất nhập khẩu Bảng 2.6 Danh sách một số mặt hàng nhập khẩu của công ty năm 2013 STT Tên hàng hoá
1 Máy giặt công suất lớn 200kg 2 Máy giặt công nghiệp công suất 150kg
3 Máy giặt – vắt tự động công nghiệp, gia nhiệt bằng hơi nóng, công suất 120kg
4 Máy giặt – vắt công nghiệp 70 – 120kg
5 Máy sấy công nghiệp, gia nhiệt bằng hơi nóng, công suất 50kg 6 Máy ủi trục lăn công nghiệp, gia nhiệt bằng hơi nóng
… …
Nguồn: P. XNK và Tác giả tổng hợp
2.3.2 Đàm phán và ký kết hợp đồng:
Bộ phận thực hiện: phòng Sale & Marketing hoặc Giám đốc (những lô hàng có giá trị lớn).
Hiện nay, hình thức nhập khẩu chính tại Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT là nhập khẩu trực tiếp.
Nhập trực tiếp có nghĩa là công ty giao dịch trực tiếp với nhà xuất khẩu về các thoả thuận liên quan đến hàng hoá, giao nhận và thanh toán bằng thư từ, điện tín hoặc gặp mặt trực tiếp để ký kết hợp đồng. Khi có yêu cầu nhập khẩu từ khách hàng có yêu cầu về loại hàng nào đó , công ty sẽ tiến hành nhập khẩu loại hàng hoá đó để phân phối cho khách hàng.
Việc đàm phán ở Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT khá đơn giản nên được thực hiện bởi nhân viên phòng Sale & Marketing. Phương thức đàm phán chủ yếu là qua điện thoại và thư thương mại. Ngoài ra, công ty còn sử dụng fax hoặc email như một phương tiện để chuyển nội dung những bức thư trên một cách thường xuyên, rất ít khi đàm phán trực tiếp. Trừ những lô hàng lớn, phức tạp, có giá trị lớn thì chính Giám đốc sẽ đứng ra đàm phán trực tiếp.
Một số đối tác của Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT:
Bảng 2.7 Một số đối tác của công ty giai đoạn 2012 – 2014
Tên đối tác 2012 2013 2014
GUANGZOU YOUJA MACHINERY CO.,LTD
ECO CORPORATION CO.,LTD SEA-LION MACHINERY CO.,LTD
PEO GROUP COMPANY FOSHAN GOWORLD LAUNDRY
EQUIPMENT CO.,LTD …
Nguồn: P. Xuất nhập khẩu
Từ bảng 2.7, ta có thể nhận thấy số đối tác của Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT ngày càng được mở rộng. So sánh bảng 2.4 và bảng 2.5, năm 2013, công ty hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nhập khẩu nhóm sản phẩm thiết bị gia đình 159,13 triệu
đồng, chưa hoàn thành chỉ tiêu nhập khẩu nhóm sản phẩm thiết bị y tế 71,26 triệu đồng.
2.3.3 Thực hiện hợp đồng:
Bộ phận thực hiện: phòng Xuất nhập khẩu. Nhận chứng từ nhập khẩu:
Các chứng từ: Invoice, Packing List, Bill of Lading sẽ được người xuất khẩu gửi trực tiếp qua bưu điện hoặc các đường chuyển phát nhanh đến Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT. Dựa vào các chứng từ đó và hợp đồng ngoại thương, nhân viên phòng Xuất nhập khẩu của công ty sẽ tiến hành lập bộ chứng từ và lên tờ khai Hải quan. Trong quá trình lên tờ khai, nhân viên Xuất nhập khẩu phải xem xét kỹ và chỉnh sửa cho phù hợp vì bộ chứng từ rất quan trọng để có thể nhận được hàng.
Chuẩn bị bộ chứng từ tờ khai Hải quan: -Tờ khai hải quan: 02 bản.
-Phụ lục tờ khai hải quan: 02 bản. -Bảng kê chi tiết (packing list): 01 bản. -Hoá đơn thương mại (invoice): 01 bản. -Tờ khai trị giá tính thuế: 02 bản.
-Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O): 01 bản (nếu có). -Hợp đồng mua bán hàng hoá: 01 bản.
-Giấy phép nhập khẩu (nếu có). -Vận tải đơn (B/L): 01 bản. -Giấy giới thiệu: 01 bản. -Lệnh giao hàng: 01 bản.
-Công văn nợ chứng từ gốc (nếu có). Đăng ký tờ khai Hải quan:
-Tại cảng, nhân viên giao nhận ở phòng Xuất nhập khẩu của Công ty tuân thủ theo quy định của cảng để làm thủ tục Hải quan. Nhân viên giao nhận sẽ xuất trình bộ chứng từ khai Hải quan cho Công chức tiếp nhận hồ sơ, công chức Hải quan nhập mã số thuế nhập khẩu của doanh nghiệp để kiểm tra điều kiện cho phép mở tờ khai của doanh nghiệp trên hệ thống máy tính và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế.
•Trong trường hợp doanh nghiệp được phép mở tờ khai thì tiến hành kiểm tra sơ bộ hồ sơ Hải quan. Nếu hồ sơ hợp lệ thì công chức hải quan sẽ nhập thông tin tờ khai vào hệ thống mạng máy tính.
•Trong trường hợp không đủ khả năng mở tờ khai hoặc không thoả mãn các quy định về thuế ( doanh nghiệp không được ân hạn thuế hoặc chưa có bảo lãnh số tiền thuế phải nộp ) thì công chức hải quan sẽ thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không được phép mở tờ khai.
-Sau khi nhập thông tin mà doanh nghiệp cung cấp (trên bộ chứng từ hải quan), thông tin này được máy tính tự động xử lý và đưa ra lệnh hình thức, mức độ kiểm tra. Công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ, căn cứ vào đó đưa ra đề xuất mức độ tra.
Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra gồm một số tiêu chí cụ thể sau: có 3 mức độ khác nhau: 1, 2, 3 tương ứng với các mức xanh, vàng, đỏ.
•Mức 1: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá (luồng xanh).
•Mức 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá ( luồng vàng ). •Mức 3: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá ( luồng đỏ ).
Kiểm hoá, tính thuế:
Trước bước này, trong lúc chờ phân kiểm, đối với hàng lưu kho, nhân viên giao nhận mang D/O đến giám sát kho và yêu cầu công nhân kho cảng tìm vị trí hàng.
Sau khi có số tờ khai, nhân viên giao nhận sẽ theo dõi trên màn hình xem hàng của mình được miễn kiểm hay kiểm hoá. Nếu kiểm hoá thì xem ai là người kiểm và ai là người tính thuế. Sau khi đã biết tên công chức Hải quan kiểm hoá, nhớ phải ghi số tờ khai, tên công chức Hải quan kiểm hoá vào D/O và đối chiếu tại Hải quan kho, Hải quan kho sẽ ghi vị trí hàng để nhân viên thuận tiện trong việc kiểm hoá. Bước này gọi là Đối chiếu lệnh. Đối chiếu là xem hàng đã Lệnh được hiểu đơn giản vào kho hay chưa.
Trong quá trình kiểm hoá, công chức Hải quan có thể kiểm tra xác suất hoặc toàn bộ lô hàng tuỳ theo mức ra quyết định của cấp trên. Kết quả kiểm tra sẽ được xác nhận vào tờ khai và được nhập vào máy tính nếu tính nhầm thuế.
Công chức Hải quan bộ phận tính thuế sẽ kiểm tra lại việc áp mã cùng với mức thuế đã được nhân viên phòng Xuất nhập khẩu của Công ty tính sẵn trên tờ khai hàng hoá nhập khẩu. Lúc này, công chức Hải quan sẽ kiểm tra lại việc áp mã và số tiền thuế xem đã đúng hay chưa. Nếu áp mã sai thì công chức Hải quan sẽ điều chỉnh. Nếu đã áp đúng mã số hàng hoá và số tiền thì công chức Hải quan sẽ cập nhật thông tin vào máy. Tiếp theo, công chức Hải quan tính thuế sẽ đóng dấu , ký tên xác nhận đã kiểm tra thuế.
Sau đó, bộ tờ khai lại được luân chuyển đến chi cục phó để chi cục phó kiểm tra lại xem có đồng ý với ý kiến của đội phó hay không và đưa ra mức chỉnh sửa cuối cùng.
Thông quan hàng hoá:
Sau khi các thủ tục trên hoàn thành, nhân viên giao nhận đến quầy thu tiền lệ phí Hải quan, cung cấp cho công chức Hải quan tên công ty, mã số thuế và số tờ khai. Sau khi đóng phí Hải quan sẽ được cấp 2 biên lai, 1 bản màu đỏ (bản lưu người khai Hải quan) do doanh nghiệp giữ lại, 1 bản màu tím (bảo soát) nộp cho công chức Hải quan để nhận lại tờ khai.
Nhân viên giao nhận của Công ty có thể chờ đọc đến tên công ty của mình rồi nhận lại hồ sơ hoặc đến rổ trả tờ khai tìm lại tờ khai của mình. Nhân viên giao nhận phải ký tên và ghi rõ tên công ty vào sổ theo dõi hàng nhập khẩu ở cảng.
2.3.4 Thực hiện thủ tục thanh toán:
Bộ phận thực hiện: phòng Kế toán.
Tuỳ vào phương thức thanh toán mà hai bên đã thoả thuận trong bản hợp đồng mà thực hiện thủ tuc thanh toán. Công ty thường chọn phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện – trả sau ( TT trả sau ), do giữa các bên có sự tin tưởng lẫn nhau trong kinh doanh và một phần do uy tín của công ty. Thông thường, sau khi nhận hàng, sau khoảng một tuần, công ty sẽ cử nhân viên phòng Kế toán đến ngân hàng để làm thủ tục thanh toán.
-02 Lệnh chuyển tiền theo mẫu của ngân hàng. -Hồ sơ pháp lý.
-Hợp đồng nhập khẩu.
-Hoá đơn thương mại và các chứng từ gửi hàng khác như B/L, C/O… -Giấy phép nhập khẩu.
-Tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu.
Sau đó, ngân hàng sẽ chuyển tiền cho ngân hàng của người xuất khẩu. Khi ngân hàng của người xuất khẩu thông báo và ghi có tài khoản của người xuất khẩu thì thủ tục thanh toán hoàn tất.
2.3.5 Thanh lý hợp đồng:
Bộ phận thực hiện: người chịu trách nhiệm ký hợp đồng ( nhân viên phòng Sale & Marketing hoặc Giám đốc).
Thanh lý hợp đồng đúng hạn:
Sau khi nhận hàng, nếu tình trạng lô hàng hoàn toàn bình thường như trong hợp đồng ngoại thương thì hợp đồng sẽ kết thúc sau khi thanh toán đầy đủ cho lô hàng.
Thanh lý hợp đồng trước hạn:
Hợp đồng được thanh lý trước hạn xảy ra khi:
-Hai bên tham gia ký kết hợp đồng cố gắng hoàn thành nghĩa vụ của mình trước thời hạn hợp đồng quy định.
-Do một trong hai bên huỷ hợp đồng. Tất nhiên, bên huỷ hợp đồng sẽ chịu mức bồi