Đối với các cơ quan chức năng Nhà Nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH TM DV Tiên Phong (Trang 67)

3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật

3.2.2. Đối với các cơ quan chức năng Nhà Nước

Một hệ thống pháp luật đồng bộ và thống nhất sẽ tạo một hành lang pháp lý ổn

định, tạo tư tưởng an tâm cho các doanh nghiệp vận tải và giao nhận trong nước cũng như những nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, Nhà Nước phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách về thuế, thủ tục Hải quan, thủ tục hành chính… nhằm thúc đẩy và phát triển hệ thống giao nhận. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển ngành giao nhận hàng hóa và hỗ trợ các công ty giao nhận trong nước đầu tư cơ sở hạ tầng như xây dựng nhiều Cảng biển quốc tế.

Nhà nước cần đầu tư thích đáng để xây dựng cơ sở vật chất cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như xây dựng và mở rộng cảng biển, hiện đại hóa thiết bị xếp dỡ hàng hóa. Ngoài ra, Nhà nước cần đầu tư để mở rộng tuyến

đường sắt sao cho đạt tiêu chuẩn quốc tế, nâng cấp tu sửa hệ thống đường bộ, cầu cống… để cùng với vận tải đường biển, người giao nhận có thể thực hiện vận tải hàng hóa đa phương thức một cách thuận tiện, dễ dàn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

Việt Nam gia nhập ASEAN, AFTA, APEC, WTO… đã nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển. Chúng ta cần thiết lập mối quan hệ bền vững, hai bên cùng có lợi với các quốc gia khác đặc biệt là trong hoạt động đầu tư nước ngoài, từđó, gián tiếp thúc đẩy việc xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo điều kiện cho ngành giao nhận pháy triển. hơn nữa, việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp nỗ lực phấn đấu và trưởng thành hơn.

     

KẾT LUẬN

 

Ở Việt Nam, từ khi chủ trương mở cửa nền kinh tế, nhu cầu hàng hóa nhập khẩu tăng lên về chủng loại cũng như số lượng, phục vụ cho cả nhu cầu tiêu dùng của dân cư và các tổ chức cũng như nhu cầu đầu vào cho sản xuất. Song song với hàng nhập khẩu, lượng hàng xuất khẩu cũng tăng lên rõ rệt.

Ngày nay với nhu cầu vận chuyển hàng hóa càng lớn và với vai trò một ngành dịch vụ nằm trong khâu lưu thông, ngành giao nhận mà đặc biệt là ngành giao nhận bằng container đường biển đã phát triển nhanh chóng, giúp hàng hóa lưu thông, tránh ứ đọng, vận chuyển an toàn với giá cước giảm, tạo cho hàng hóa có lợi thế

cạnh tranh trên thị trường. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, công ty Tiên Phong ra

đời nhằm tham gia vào hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong suốt thời gian qua, công ty đã có nhiều nỗ lực và cố

gắng trong việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận của mình nhằm phục vụ cho công tác xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế.

Để có được sự phát triển ổn định và lâu dài trong tương lai, công ty cần phải xác định những giải pháp, phương hướng cụ thể, kế hoạch chi tiết cho từng giai

đoạn và phối hợp thực hiện chúng một cách hiệu quả nhất.

Những kết quả mà công ty Tiên Phong đã đạt được trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực không ngừng của công ty thì công tác giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng container đường biển của công ty sẽ ngày càng phát triển hơn, đóng góp càng nhiều lợi nhuận cho công ty nói riêng và lợi ích quốc gia nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách:

- GS.TS. Võ Thanh Thu (2011), Kỹ Thuật Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu. Nhà xuất bản: Lao động – Xã hội.

- ThS. Chu Minh Phương (2010). Bài giảng vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu. Biên soạn: Ths. Chu Minh Phương.

- Dương Hữu Hạnh (2009-2010). Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhà xuất bản: Thống Kê.

2. Tham khảo điện tử:

- Website của Diễn đàn Hàng hải-Logistics-Giao nhận-Vận tải Việt Nam (www.vietmarine.net).

- Website của Tổng cục Hải quan (www.customs.gov.vn). -Website của Chi cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh

(www.haiquan.hochiminhcity.gov.vn).

- Bộ Tài chính, 06/12/2012. Thông tư số 196/2012/TT-BTC quy định thủ tục Hải quan điện tửđối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.

www.business.gov.vn/uploadedFiles/.../196_2012_TT_BTC.pdf

- Bộ Tài chính, 08/12/2012. Thông tư số 15/2012/TT-BTC ban hành mẫu tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Http://www.customs.gov.vn/list/vanbanphapluat/viewDetails.aspx?ID=6246 - Văn Phòng chính Phủ, 06/12/2012, Quy định thủ tục Hải quan điện tửđối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/ttsk/3312584?pers_id=21 77092&item_id=79069926&p_detail=1 - Văn phòng Chính Phủ, 02/07/2012, công văn số 4836/VPCP-KTTH V/v thủ tục Hải quan điện tử Http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_i d=2&_page=11detail&document_id=162368

3. Các tài liệu gốc của công ty TNHH TM-DV Tiên Phong:

- Các chứng từ, số liệu thực tế của phòng Xuất Nhập Khẩu. - Số liệu thực tế của phòng Kế toán.

PHỤ LỤC

A: Hướng dẫn cách nhập thông tin vào tờ khai Hải quan điện tử

 Đầu tiên,Tiên Phong khai báo phần thông tin chínhứng với các tiêu thức trên tờ khai giấy như sau:

Thông tin tờ khai

Chi cục HQ: Chi cục HQ CK Cảng Sài Gòn khu vực IV (ICD PL1) – I02K

Tiêu thức 1 - Người xuất khẩu

Căn cứ vào hợp đồng mà nhân viên làm chứng từ của Tiên Phong nhập vào

đầy đủ thông tin người bán. MST: 0303957292

Tên: CƠ SỞ LƯƠNG THỊ HƯƠNG SEN

Địa chỉ: 165B1, KP1, phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh Người đại diện: SEN

Chức vụ: CHỦ CƠ SỞ

Tiêu thức 2 - Người nhập khẩu

Tiên Phong căn cứ vào hợp đồng mua bán và khai đúng tên người nhập khẩu như trong hợp đồng là: S.P.R.L.L’EMOI, địa chỉ tại RUE SAINT PIERE 23 WALLCOURT 5650 BELGIQUE.

Tiêu thức 5 - Loại hình

Tick chọn KD (Vì mục đích của lô hàng xuất này là để kinh doanh, buôn bán).

Tiêu thức 7 - Hợp đồng

Căn cứ vào hợp đồng thương mại để nhập số hợp đồng 140324/ML và ngày thành lập hợp đồng 24/03/2014, ngày hết hạn hợp đồng 27/05/2014.

Tiêu thức 8 – Hóa đơn thương mại

Thể hiện số và ngày của hóa đơn thương mại : số 140324/ML; ngày 24/03/2014.

Tiêu thức 9 – Cửa khẩu xuất hàng

Đối với tiêu thức này, Tiên Phong căn cứ vào Booking Note để khai, bởi vì trong hợp đồng thương mại thì hai bên chỉ thoả thuận là cảng Tp. Hồ Chí Minh chứ không ghi cụ thể. Nên việc xuất hàng ở cảng nào thì tùy thuộc vào Booking mà người xuất khẩu đã đặt với hãng tàu (vì giá CIP người bán có trách nhiệm thuê phương tiện chuyên chở). Trong Booking đã thể hiện cảng

xếp hàng là ICD Tanamexco (còn gọi là ICD Tây Nam-Cảng Sài Gòn KV IV), mã cảng là I007.

Tiêu thức 10 - Nước nhập khẩu

Căn cứ vào hợp đồng, nước nhập khẩu là Belgium. Ở tiêu thức này cần phải ghi ký hiệu (mã) của nước nhập khẩu. Kí hiệu là BE.

Sau khi nhập vào mã nước BE thì phần mềm đã mặc định sẵn và tự điền vào phần tên nước nhập khẩu bên dưới.

Tiêu thức 11 - Điều kiện giao hàng

Tiên Phong căn cứ vào điều khoản trong hợp đồng mà 2 bên đã ký kết là giao hàng theo điều kiện CIP, nên Tiên Phong nhập vào: CIP. Nơi giao: Antwerp

Tiêu thức 12 - Phương thức thanh toán Căn cứ vào điều khoản của hợp

đồng thương mại, điều kiện thanh toán là TTR.

Tiêu thức 13, 14 - Đồng tiền thanh toán và tỉ giá tính thuế

Đồng tiền thanh toán đối với hợp đồng này là đồng EURO, nên Tiên Phong

điền vào tiêu thức này là: EUR. Tỉ giá VND/EUR là 29,101.20. Tỉ giá này

được tra trong Website của Hải quan Việt Nam

www.customs.gov.vn/Lists/ExchangeRate.

Tiêu thức 25 – Lượng hàng, số hiệu container

Dựa vào Invoice/Packing List, Booking Note để nhập Trọng lượng tịnh (KG) 3,500.00.

Trọng lượng cả bì (KG) 3,500.00. Số kiện 117.00

Số cont 20 1

 Ngoài ra, trong phần thông tin chính còn một số mục như:

Hình thức vận chuyển Chọn hình thức đường biển

Cửa khẩu xếp hàng

Khai giống như Cảng xếp hàng gồm: Mã cửa khẩu I007

Tên cửa khẩu ICD Tây Nam (Cảng Sài Gòn KV IV)

 Sau khi khai thông tin chính xong, tiếp đến nhân viên chứng từ tiếp tục khai

thông tin phụ. Tùy vào bộ chứng từ mà bên khách hàng gởi qua cho Tiên Phong mà có thể khai báo ở những mục: thông tin phí khác, vận tải đơn, giấy

phép, đề xuất khác của doanh nghiệp (mục 28 TKX)… Ở đây, Tiên Phong chỉ

nhập vào mục Cảng dỡ hàng gồm Mã ANT. Sau đó, phần mềm tự mặc định là ANTWERP để điền vào Tên Cảng. Tương tự như vậy đối với Cửa khẩu dỡ

hàng cũng gồm Mã và Tên như trên.

Tiêu thức 3 - Người ủy thác (không thể hiện)

Tiêu thức 4 - Đại lý thủ tục Hải quan (không thể hiện)

Tiêu thức 6 - Giấy phép (không có)

 Đến nữa là phần khai báo danh sách mặt hàng. Phần này có thể nhập trực tiếp vào phần mềm hoặc nếu có quá nhiều mặt hàng, để thuận tiện hơn nhân viên chứng từ có thể làm trước trên file excel sau đó đổ dữ liệu vào.

Lô hàng này gồm 4 mặt hàng (theo quy định là từ 2 mặt hàng trở lên thì có phụ lục tờ khai) nên sẽ sử dụng phụ lục tờ khai từ tiêu thức 15 đến tiêu thức 24.

STT – Số thứ tự

Tiêu thức 15 - Mô tả hàng hóa (tên hàng)

Dựa vào thông tin trên Packing List mà nhân viên công ty ghi tên hàng hóa bằng tiếng Việt. Ví dụ: tên hàng hóa là “bamboo house with cottage roofs big” nhân viên khai vào “nhà sàn lớn bằng tre tháo rời đồng bộ”

Tiêu thức 16 – Mã số hàng hóa

Là mã HS được khai trong tờ khai điện tử. Mã này có thể có sẵn trong phần mềm ở những lần khai trước có mặt hàng giống lần khai này. Nếu không có, nhân viên làm chứng từ phải tra trong biểu thuế và sẽđược lưu vào phần mềm

để sử dụng cho những lần khai kế tiếp

Tiêu thức 17 - Xuất xứVN (Việt Nam)

Tiêu thức 18,19 - Số lượng và Đơn vị tính

Căn cứ chi tiết vào Packing List, tùy vào số lượng và đơn vị tính của mỗi loại hàng mà Tiên Phong nhập số liệu vào. Bao gồm 4 bộ nhà sàn lớn, 12 cái ghế

tre, 8 cái máy hút chân không, 1 cái máy cưa xương

Tiêu thức 20 - Đơn giá nguyên tệ

Căn cứ vào Invoice, tùy theo mỗi loại hàng khác nhau thì có đơn giá khác nhau. Ví dụ : "nhà sàn lớn bằng tre tháo rời đồng bộ" sẽ có đơn giá là 282 EUR

Tiêu thức 21 - Trị giá nguyên tệ

Công thức để tính trị giá nguyên tệ như sau : Trị giá nguyên tệ = Số lượng x Đơn giá

Ví dụ: "nhà sàn lớn bằng tre tháo rời đồng bộ" có đơn giá là 282 EUR và số

lượng 4 bộ. Sau khi nhập số liệu số lượng và đơn giá vào, phần mềm sẽ cho ra Trị giá nguyên tệ = 4 x 282 = 1.128 EUR

Cộng : Phần mềm sẽ cộng tất cả các giá trị nguyên tệ lại với nhau và nếu cho ra giá trị tổng cộng đúng với giá trị của toàn bộ lô hàng này là 2.897 EUR trên hợp đồng thì phần khai báo này chính xác.

Tiêu thức 22 - Thuế Xuất khẩu

Nhập vào phần mềm B34. Sau đó nhấp "Tính thuế" phần mềm sẽ tự tính thuế. Lô hàng này gồm những mặt hàng không chịu thuế xuất khẩu nên thuế = 0.

Tiêu thức 23 – Thu khác (không có)

Tiêu thức 24 - Tổng số tiền thu thuế và thu khác(ô 22+23) : 0VNĐ

 Cuối cùng là phần chứng từ kèm theo. Phần này khá đơn giản, chỉ xác nhận lại những thông tin đã nhập ở trên. Trên cơ sở bộ chứng từ mà khách hàng gửi

đến, nhân viên làm chứng từ sẽ kiểm tra lại những thông tin cần thiết mà máy

đã nhập sẵn vào. Ví dụ như lô hàng trên, Tiên Phong sẽ kiểm tra lại thông tin hóa đơn thương mại và hợp đồng thương mại.

Tiêu thức 26 - chứng từ đi kèm (Nếu có các chứng từ kèm theo thì khai vào

đây)

Tiêu thức 27 – Lời cam đoan Sau khi lên tờ khai, nhân viên công ty Tiên

B: Mẫu bộ chứng từ hàng nhập do Cơ sở Lương Thị Hương Sen gửi cho công ty Tiên Phong

1. Hợp đồng.

2. Hóa đơn thương mại/Bảng kê chi tiết hàng hóa. 3. Lệnh cấp container rỗng (Booking Note). 4. Tờ khai hải quan điện tử.

5. Phiếu xác nhận đăng ký tờ khai hải quan. 6. Vận đơn đường biển.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH TM DV Tiên Phong (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)