Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong các năm 2011-2013

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH TM DV Tiên Phong (Trang 36)

3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật

2.2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong các năm 2011-2013

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng doanh thu 7.000 7.875 12.128 0.875 12,5 4253 54 Tổng chi phí 2.800 2.744 2.751 -2.741,2 -2 7 0.26 Lợi nhuận sau thuế 4.200 5.131 9.377 931 22 4246 82,75

Nguồn: Phòng kinh doanh

 

Nguồn: Phòng kinh doanh

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy: 

Trong ba năm hoạt động kinh doanh gần đây, tình hình phát triển của công ty theo chiều hướng rất tốt. Doanh thu của công ty luôn tăng theo các năm, trong khi

đó chi phí chỉ tăng nhẹ, không đáng kể. Có thể nói chi phí như vậy là mang tính ổn

Cụ thể năm 2011, doanh thu của công ty đạt được khoảng 7 tỷ đồng. Sau khi trừ hết đi các chi phí thì lợi nhuận còn lại là hơn 4,2 tỷ. Tuy là trong năm 2011 nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động, tỷ lệ lạm phát tăng vọt nhưng công ty vẫn duy trì ổn định tình hình kinh doanh theo chiều hướng tốt. Bên cạnh đó công ty cũng cần phải xem lại việc phân chia chi phí cho hợp lý.

Doanh thu năm 2012 so với năm 2011 tăng với tỷ lệ 12.5% trong khi đó chi phí lại giảm đáng kể 2% và lợi nhuận tăng lên 931 triệu đồng tăng tương ứng với tỷ lệ là 22%. Tỷ lệ tăng như vậy là do doanh thu tăng đồng thời lại giảm được chi phí, chứng tỏ trong năm 2012, công ty đã kiểm soát, tiết kiệm chi phí một cách hợp lý hơn, bằng cách tận dụng những cơ sở kỹ thuật hiện có để đáp ứng nhu cầu khách hàng mà không đầu tư nhiều máy móc, thiết bị mới…

Sang năm 2013 doanh thu tăng với tỷ lệ rất cao (54%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do công ty đã có những biện pháp nhằm kích thích, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh về nhiều mặt chính vì vậy mà chi phí có tăng nhẹ 0.26%, việc tăng chi phí này không ảnh hưởng lắm đến lợi nhuận công ty đạt được.

Mặc dù trong ba năm 2011-2013, tình hình nền kinh tế của đất nước nói riêng và của thế giới nói chung đã gặp rất nhiều khó khăn, năm 2011 được xem là 365 ngày đầy biến động của nền kinh tế Việt Nam, đất nước phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao. Nhưng nhờ vào kinh nghiệm hoạt động và các mối quan hệ tốt đối với khách hàng, đặt biệt là những khách hàng thân thiết trong hơn 10 năm qua, nên công ty đã đạt được mức lợi nhuận tương đối cao. Nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây hoạt động rất hiệu quả, chứng tỏ công ty đã có những định hướng phát triển hợp lý, có khách hàng tiềm năng và lâu dài. Công ty cần duy trì tốt mối quan hệ này và tiếp tục phát huy tình hình phát triển ngày càng hiệu quả hơn nữa.

Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh dịch vụ của công ty trong các năm 2011-2013 ĐVT:USD Dịch vụ 2011 2012 2013 Giá trị Tỉ lệ (%) Giá trị Tỉ lệ (%) Giá trị Tỉ lệ (%) XNK và giao nhận 688,405,040 26.1 826,086,050 24.5 1,073,911,870 26.1 Đại lý cước tàu 476,588,110 18.1 619,564,540 18.4 743,477,450 18.1 Khai thác hàng hóa 625,822,770 23.7 688,405,040 20.4 929,346,810 22.6 K.doanh kho bãi và vận tải hàng hoá 846,086,090 32.1 1,239,429,080 36.7 1,363,041,980 33.2 Tổng cộng 2,636,902,010 100.0 3,373,484,710 100.0 4,109,778,110 100.0

Nguồn: Phòng kinh doanh

Dựa vào bảng số liệu trên, trong năm 2011 dịch vụ kinh doanh kho bãi và vận tải hàng hóa trong nước đem lại doanh thu lớn cho công ty (tỷ trọng 32% trên tổng cơ cấu dịch vụ). Vị trí thứ 2 thuộc về hoạt động kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu và giao nhận với tỷ trọng 26%, kếđến mới là hoạt động mua bán hàng hóa hữu hình

để thực hiện chức năng kinh doanh (tỷ trọng 24%) và cuối cùng là dịch vụ đại lý bán cước tàu, cước vận chuyển bằng đường hàng không.

Qua bảng số liệu trên, nhận thấy rõ thế mạnh của công ty là dịch vụ kinh doanh kho bãi phương tiện vận tải và hoạt động giao nhận. Kết quả trên cũng thật dễ hiểu vì công ty Tiên Phong đã trở thành một trong số những Forwarder khá uy tín trong ngành dịch vụ giao nhận vận tải trong hơn 10 năm qua. Năm 2012 không có nhiều thay đổi. Nhìn chung, xét về tỷ trọng các dịch vụ rất ổn định. Dịch vụ kinh doanh kho bãi và vận tải hàng hóa trong nước vẫn chiếm tỷ lệ cao (lên đến 36.7%) và ổn định so với năm 2011.Tuy nhiên, nếu xét mức tăng qua các năm, con số tăng

tuyệt đối và tương đối là không nhỏ. Dịch vụ kinh doanh kho bãi năm 2012 tăng 46,5% so với năm 2011. Các dịch vụ đều tăng ở mức cao từ 10-30% so với năm 2011, góp phần làm doanh thu tăng cao. Có thể nói trong năm 2012, thị trường còn nhiều biến động nhưng Tiên Phong vẫn giữ được vị thế của mình trên thương trường. Điều đó cho thấy năng lực kinh doanh và bản lĩnh của Tiên Phong ngày một nâng cao. Năm 2013, cơ cấu dịch vụ vẫn không có nhiều thay đổi. Về cơ bản tỉ

trọng giữa các dịch vụ vẫn chiếm một mức tỉ lệ nhất định như các năm 2011 và 2012. Nghĩa là dịch vụ kinh doanh kho bãi và vận tải hàng hóa vẫn chiếm tỉ trọng cao. Tuy nhiên, khi xét đến mức tăng tuyệt đối và tương đối lại có phần thay đổi lớn, dịch vụ khai thác hàng hóa (hoạt động nhập khẩu hàng hóa hữu hình để thực hiện chức năng thương mại) năm 2013 tăng ở mức 35% so với năm 2012, tiếp đến là hoạt động môi giới nhập khẩu và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tăng ở mức 30%, dịch vụ kinh doanh kho bãi lại chỉ tăng ở mức 9.97%. Sự tăng trưởng này xét ra là hợp lý và khá khả quan với một doanh nghiệp chuyên kinh doanh về dịch vụ

giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu như Tiên Phong.

2.2.2. Phương hướng kinh doanh trong thời gian tới

Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, công ty không ngừng nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ xoay quanh vấn đề giao nhận hàng hóa đã và đang làm như đã nói trên. Để nâng cao khả năng phát triển của công ty, công ty luôn hoạch

định những mục tiêu và hướng phát triển cho riêng mình.

Công ty đẩy mạnh phát triển phòng kinh doanh để có thể tìm kiếm những khách hàng mới, mở rộng thị trường ngày càng đa dạng hơn chứ không nên chỉ tập trung vào một số thị trường lớn.

Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên công ty, kịp thời cập nhật thông tin và tình hình giao nhận vận tải trên thế giới.

Tiết kiệm tối đa các chi phí nhằm xây dựng một cơ cấu giá hợp lý, thường xuyên tìm kiếm, tổ chức, phối hợp các phương án vận tải để cước phí có lợi nhất đảm bảo bù đắp giá thành.

Tăng cường hơn nữa mối quan hệ với khách hàng và các cơ quan hữu quan liên quan để có những ưu đãi đặc biệt, giúp công ty có thể cạnh tranh mạnh mẽ trên thương trường.

Công ty đang có kế hoạch phát triển thêm về lĩnh vực mua bán thương mại về

tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Đây là lĩnh vực có tiềm năng mang lại lợi nhuận rất lớn cho công ty. Nhờ vào mối quan hệ rộng rãi trên thị trường Việt Nam cùng với sự hiểu biết vững chắc về các lĩnh vực ngoại thương của công ty và khả năng nhạy bén về thị trường của nhân viên công ty.

Công ty cũng đang có kế hoạch mở rộng thị trường, tăng cường khả năng giao lưu mua bán với một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH TM DV Tiên Phong (Trang 36)