Sơ lƣợc về quá trình hình thành và phát triển của Agribank huyện Tam Bình

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tam bình (Trang 32)

Tam Bình là một huyện nằm trên quốc lộ 1A trực thuộc tỉnh Vĩnh Long về phía nam, cách trung tâm thành phố Vĩnh Long 32 km, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 162 km và Trung tâm thành phố Cần Thơ 28 km. Phía bắc giáp với huyện Long Hồ, phía Nam giáp huyện Bình Minh. Toàn huyện có 16 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích là 290,59 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 242,90 km2. Dân số hơn 162,191 người, mật độ dân số là 562 người/km2.. Người Kinh chiếm 90% còn lại là dân tộc khơ – me và người Hoa. Do đặc điểm địa hình đồng bằng và sông ngòi chằng chịt, 70% người dân ở đây sống bằng nghề trồng lúa kết hợp với chăn nuôi, 20% dân cư sống bằng nghề vườn 10% ngành nghề khác.

Nơi đây, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên mục tiêu phát triển nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ cấp bách của Đảng, chính quyền và các ngành, các cấp. Trong hoạt động của Ngân hàng là không thể thiếu đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngân hàng xác định đối tượng khách hàng chủ yếu là người nông dân và nơi đây là thị trường để mở rộng đầu tư, khai thác hết mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương. Qua đó Ngân hàng huy động mọi tiềm lực để phát triển nông nghiệp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với cơ chế thị trường.

Theo thống kê thì Tam Bình hiện có khoảng 80% dân số ở nông thôn hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Tổng sản lượng lương thực của huyện khoảng 294 – 298 tấn, thu nhập bình quân đàu người 7,9 triệu đồng/năm. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tích cực, giá trị sản xuất và ngành công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng thương mại dịch vụ đều tăng mỗi năm.

Tuy nhiên, huyện còn gặp khó khăn do thời tiết không thuận lợi cho việc sản xuất như rầy nâu, bệnh vàng lùn trên cây lúa ở diện rộng gây ra không ít tổn thất cho người dân, trong khi đó giá cả thị trường hàng hóa vật tư nông nghiệp tăng cao, luôn biến động mỗi thời điểm, hơn nữa giá cả thị trường của mọi mặt hàng hóa đều đắt đỏ, đầu ra sản phẩm không cao chất lượng kém,..gây ảnh hưởng đến đời sống người dân trong huyện.

3.1.2 Sơ lƣợc về quá trình hình thành và phát triển của Agribank huyện Tam Bình huyện Tam Bình

Quá trình hình thành của Agribank Việt Nam

Ngày 26/03/1998 Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp Việt Nam được thành lập.

22

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.

Ngày 01/03/1991, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định thành lập văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minhh và 24/06/1994, Thống đốc có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng Nông nghiệp được thành lập văn phòng Miền Trung tại Thành phố Quy Nhơn – tỉnh Bình Định.

Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 sở giao dịch (sở giao dịch I tại Hà Nội, sở giao dịch II tại văn phòng đại diện khu vực Miền Nam và sở giao dịch III tại văn phòng Miền Trung) và 43 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh.

Ngày 03/03/1994 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty Nhà nước.

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, tên tiếng anh Agribank.

Ngày 07/05/2003 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký quyết định phong tặng Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn việt nam.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tam Bình

Ngân hàng NNo&PTNT huyện Tam Bình được thành lập theo quyết định 400CP ngày 14/11/1990 của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ Tướng Chính Phủ). Lúc đầu Ngân hàng lấy tên là Ngân hàng Nông nghiệp Tam Bình vào tháng 03/1991, sau đó đến tháng 01/1997 được đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tam Bình. Chi nhánh Ngân hàng trực thuộc quản lý của Ngân hàng NNo&PTNT Vĩnh Long, trụ sở tại 116/10, đường Võ Tấn Đức, khóm 2 – thị trấn Tam Bình. Hiện nay mạng lưới hoạt động của chi nhánh gồm hội sở huyện gồm 2 phòng (phòng Kế toán – Ngân quỹ và phòng Tín dụng) và 4 phòng giao dịch trực thuộc.

Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tam Bình – Vĩnh Long.

Tên viết tắt: Agribank Tam Bình.

Tầm nhìn: Agribank phát triển theo hướng Ngân hàng hiện đại, “Tăng cường – An toàn – Hiệu quả - Bền vững”, khẳng định cai trò chủ lực trong đầu tư tín dụng phát triển Nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đủ sức cạnh tranh và hột nhập kinh tế quốc tế.

23

Triết lý kinh doanh: “Mang phồn thịnh đến khách hàng”. Mục tiêu kinh doanh của Agribank là hướng tới khách hàng. Agribank xác định việc tận tâm phục vụ và mang lại sự thịnh vượng cho khách hàng cũng chính là giúp Agribank phát triển bền vững tiến tới hội nhập và phát triển.

Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Ngân hàng được sự chỉ đạo của Ban Giám đốc cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực cố gắng của cán bộ công nhân viên nên Ngân hàng đã tạo được uy tín đối với khách hàng, đặc biệt là người ở thị trấn và các xã trong huyện. Ngân hàng đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, mở rộng lĩnh vực hoạt động với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Ngoài việc trú trọng đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng còn tăng cường các dịch vụ cho vay đối với các hộ sản xuất kinh doanh buôn bán tại chợ. Từ đó, vòng quay vốn xoay nhanh hơn giúp Ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả.

Bên cạnh thuận lợi của Ngân hàng là có địa bàn hoạt động tương đối lớn, nhu cầu vay vốn của người dân không ngừng tăng lên, đối tường đầu tư sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều thì Ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn. Khối lượng công việc lớn trong khi biên chế cán bộ công nhân viên của Ngân hàng lại ít. Mặt khác, đối tượng phục vụ chủ yếu của Ngân hàng là người dân nên hoạt động của Ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn từ kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện. Trong những năm gần đây, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cây trồng, vật nuôi; làm giảm năng suất lao động . Vì thế nợ xấu của Ngân hàng phát sinh ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và đặc biệt là làm tằn rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Với những khó khăn và thuận lợi nêu trên, dưới sụ lãnh đạo của Ban Giám Đốc Ngân hàng và chính quyền địa phương, tập thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng đã tận dụng thế mạnh hiện có, ra sức đoàn kết khắc phục những khó khăn và hoàn thành tố các chỉ tiêu đề ra, góp phần thúc đẩy nền kinh tế huyện nhà ngày càng đi lên.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tam bình (Trang 32)