0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Công nghệ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TAM BÌNH (Trang 71 -71 )

Hiện đại hóa Ngân hàng và phải coi đây là mục tiêu chiến lược để cạnh tranh với các Ngân hàng khác, nâng cao hiệu quả kinh doanh và thu hút khách hàng trong địa bàn và các huyện lân cận. Đặc biệt là cơ chế thanh toán phải nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và có tính hệ thống đồng bộ. Hiện nay, hệ thống xử lý thông tin giao dịch của Ngân hàng còn khá là đơn giản, tốc độ xử lý còn chậm. Nếu có nhiều khách hàng cùng lúc giao dịch thì sẽ mất rất nhiều thời gian, ảnh hưởng tới công việc của khách hàng. Vì thế đầu tư công nghệ trong quá trình xử lý thông tin giao dịch sẽ làm cải thiện phần nào khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Việc đầu tư trang thiết bị cũng làm tăng vị thế của Ngân hàng, làm cho khách hàng tin tưởng và đến Ngân hàng giao dịch nhiều hơn. Khi Ngân hàng đầu tư công nghệ hiện đại có thể làm tăng chi phí ban đầu, nhưng chi phí trong dài hạn sẽ được giảm xuống giúp Ngân hàng quản trị được rủi ro do thông tin nhanh chóng, công tác điều hành hiệu quả, đặc biệt là Ngân hàng sẽ huy động nhiều tiền gửi thanh toán (lãi suất thấp) do thanh toán dễ dàng, tiện lợi và mở rộng kênh phân phối. Ngân hàng cũng nên tăng cường máy móc, trang thiết phục vụ cho việc rút tiền, giao dịch qua thẻ cho khách hàng, để họ có thể thuận tiện rút tiền khi cần thiết. Như vậy họ sẽ sử dụng và tham gia gửi tiền vào Ngân hàng nhiều hơn.

5.2 ĐA DẠNG HÓA C C LOẠI HÌNH HUY ĐỘNG VỐN V DỊCH VỤ TI N CH CHO KH CH H NG

Ngân hàng cần phải đa dạng hóa các loại hình dịch vụ huy động vốn và thanh toán để thu hút khách hàng. Cần có nhiều loại hình tiền gửi phù hợp với nhiều thành phần kinh tế trong xã hội. Ví dụ như hình thức tiết kiệm an sinh, dịch vụ tiền gửi qua đêm,…đồng thời cũng thực hiện các loại hình huy động truyền thống mà Ngân hàng chưa áp dụng. Ngân hàng cần tăng cường phát hành giấy tờ có giá để tăng nguồn vốn của mình: tuyên truyền và phổ biến rộng rãi loại hình tiền gửi này tới khách hàng, áp dụng mức lãi suất hợp lý thu hút khách hàng, và có những chương trình khuyến mãi đối với khách hàng

61

thân thiết và khách hàng mới. Bên cạnh đó loại tiền gửi của TCTD cũng nên được Ngân hàng thực hiện: mở rộng mối quan hệ giữa các Ngân hàng để tạo sự liên thông và thuận lợi co khách hàng tham gia giao dịch. Ngoài ra, Ngân hàng cần tăng cường công tác huy động trên địa bàn, đặc biệt là tiền gửi từ tổ chức kinh tế tạo sự chủ động trong hoạt động kinh doanh

5.3 MARKETING NGÂN HÀNG

Giữ tốt mối quan hệ với khách hàng thông qua các hoạt động tín dụng, tạo mối quan hệ hai chiều thân thiết giữa Ngân hàng với các tổ chức kinh tế. Ngân hàng cho các tổ chức vay vốn kinh doanh khi thu được kết quả ngoài việc thanh toán nợ cho Ngân hàng, họ sẽ sử dụng thêm dịch vụ của Ngân hàng như chi trả lương cho nhân viên, thanh toán quốc tế,…Mặt khác, Ngân hàng phải thường xuyên tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của thị trường nhằm đưa ra các dịch vụ , tiện ích đáp ứng nhu cầu của người dân. Tổ chức tặng quà kèm theo đối với những khách hàng gửi tiền thường xuyên vào Ngân hàng. Đồng thời vào các dịp lễ tết, kỉ niệm Ngân hàng nên tổ chức dự thưởng, với các phần quà có giá trị cho khách hàng. Đây là cử chỉ thể hiện sự quan tâm, tri ân đối với khách hàng. Bên cạnh đó, một việc quan trọng là thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các bộ địa phương, ban ngành, tranh thủ sự hỗ trợ trong huy động vốn. Trú trọng công tác huy động vốn ở địa phương, khu vực triển khai dự án và trong các đoàn thể.

Chủ động mời gọi các cơ quan thực hiện chi trả lương qua Ngân hàng, tìm kiếm mở rộng quan hệ với các khách hàng được đánh giá là có tiềm lực tài chính, nhiều nguồn thu nhập. Trong bối cảnh kinh tế như ngày nay, Ngân hàng không thể chờ khách hàng mà phải chủ động tìm khách hàng, chỉ có như vậy mới giúp Ngân hàng tiếp tục tồn tại và phát triển.

Tóm lại, hoạt động Ngân hàng là trung gian tài chính hết sức quan trọng đối với nền kinh tế. Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự nghiệp phát triển kinhtế - xã hội trên địa bàn, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tam Bình cần phải tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm huy động, nâng cao hơn nữa tính tiện ích thông qua chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm. Về lâu dài, các Ngân hàng phải đạt được mục tiêu: bất kỳ cá nhân tổ chức nào có nguồn tiền chưa sử dụng, đều có thể tìm kiếm ở Ngân hàng một loại hình huy động nào đó phù hợp với mong muốn của họ.

62

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN V KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Kết quả phân tích cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có những thành tựu và hạn chế. Đầu tiên đó là doanh thu tăng trưởng qua các năm trong giai đoạn 2010 – 2013. Năm 2011 tăng 40,74% tương ứng với số tiền là 22.444 triệu đồng so với năm 2010, bước sang năm 2012 vẫn tăng nhưng tốc độ chậm lại. Doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận của Ngân hàng cũng thay đổi, và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011 – 2012. Điều này thể hiện sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Năm 2012 lợi nhuận đạt 12.597 triệu đồng cao nhất trong giai đoạn phân tích. Nguồn vốn của Ngân hàng tăng qua 3 năm 2010 – 2012 và sáu tháng đầu năm 2013, vốn huy động tăng với tốc độ khá cao chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn (hơn 60%) của Ngân hàng. Qua chỉ tiêu VHĐ/ Tổng DN cho thấy hoạt động huy động vốn của Ngân hàng có kết quả tốt, năm 2010 đáp ứng 64% tổng nguồn vốn. Bước sang năm 2011 con số này là 68% tăng 4% so với năm 2010 và năm 2012 tốc độ tăng giảm xuống còn 3% và vốn huy động đáp ứng được 71% tổng nguồn vốn. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động qua các năm là tương đối cao, cho thấy Ngân hàng đã có những kế hoạch huy động vốn hợp lý, theo từng thời điểm, từng giai đoạn và từng đối tượng. Một điều quan trọng nữa đó là Ngân hàng luôn đảm bảo khả năng thanh toán và tạo được lòng tin đối với khách hàng. Bên cạnh đó, Agribank huyện Tam Bình đã duy trì được biểu lãi suất ổn định qua các năm, đảm bảo tăng trưởng và hạn chế rủi ro lãi suất. Tất cả những kết quả trên cho thấy Ngân hàng NNo&PTNT huyện Tam Bình là một chi nhánh là một đối tác đáng tin cậy, uy tín và an toàn của khách hàng. Song hành cùng thành tựu, Ngân hàng cũng tồn tại những hạn chế. Tuy đạt được một số thành tích khả quan nhưng Ngân hàng vẫn còn tồn tại không ít khó khăn. Đầu tiên, chi phí của Ngân hàng vẫn cao và biến động lên xuống trong giai đoạn phân tích. Các khoản chi phí còn nhiều: chi phí lãi, chi phí ngoài lãi,…kéo theo tổng chi phí của ngân hàng tăng lên. Chi phí của Ngân hàng trong năm 2011 là 72.267 triệu đồng cao nhất trong 3 năm phân tích, sang năm 2012 chỉ giảm đôi chút xuống còn 68.023 triệu đồng. Ngân hàng đã quản lý các khoản mục chi phí của mình chưa thật sự hiệu quả, nó đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Một vấn đề nữa, thu nhập từ lãi của Ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp, nói lên rằng Ngân hàng vẫn chưa cung cấp nhiều loại hình, dịch vụ tiện ích cho khách hàng, nguồn thu nhập ngoài lãi chưa cao, cần chú trọng nhiều hơn.

6.2 KIẾN NGHỊ

Đối với chi nhánh: Ngân hàng nên có chính sách quản lý chi phí của mình, cắt giảm các khoản chi phí không hợp lý ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Đồng thời Ngân hàng cần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tiện ích cung cấp cho khách hàng, giúp tăng nguồn doanh thu từ khoản mục ngoài lãi. Việc huy động vốn nên chú trọng đánh vào các đối tượng

63

mà Ngân hàng chưa tiếp cận, để tăng thêm khách hàng cũng như nguồn vốn huy động. Ngân hàng cần đầu tư mở rộng các phòng ban, nhân lực lẫn trang thiết bị, vì hiện tại nguồn nhân lực chi nhánh còn khá mỏng và đầu tư phát triển mạng lưới hoạt động của chi nhánh trên địa bàn góp phần mở rộng cho chi nhánh. Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng, phát triển sản phẩm huy động vốn hấp dẫn và mang tính cạnh tranh cao, được thị trường chấp nhận. Chi nhánh cũng nên thường xuyên cập nhật thông tin thị trường tiền tệ nói chung và các đối thủ cạnh tranh nói riêng. Bên cạnh đó, chi nhánh cần nắm rõ các văn bản quy phạm pháp luật về ngành Ngân hàng. Từ đó, có các chính sách điều chỉnh lãi suất phù hợp, kịp thời, đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường và không trái với các quy định của luật Ngân hàng nhà nước. Ngân hàng nên đưa ra thị trường các sản phẩm huy động vốn bằng ngoại tê (USD) khá hấp dẫn, đảm bảo chi phí thấp. Vì nguồn vốn này tạm thời đang bị các Ngân hàng trên địa bàn bỏ ngỏ.

Đối với NHNo&PTNT Thành Phố Vĩnh Long: thành lập tổ nghiên cứu phát triển dịch vụ sản phẩm, góp phần đa dạng hóa dịch vụ Ngân hàng và triển khai nhanh chóng xuống các chi nhánh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các chi nhánh so với các TCTD trên địa bàn trong công tác huy động vốn và giảm thiểu chi phí nghiên cứu cho các chi nhánh. Đồng thời nên hỗ trợ chi nhánh mở rộng mạng lưới, phát triển công nghệ bằng nguồn vốn chi phí thấp và nhanh chóng hơn nữa. Ngoài ra, cần đưa ra các chính sách ban hành bởi Hội sở cần nhanh chóng và kịp thời hơn nữa. Nên tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh chủ động thực hiện các quyết sách trong hoạt động.

Đối với chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương cần có các chủ trương chính sách hợp lý giúp tình hình kinh tế huyện tăng trưởng, đời sống kinh tế người dân được nâng cao.Thực hiện các chính sách mở cửa, thu hút các nhà đầu tư. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy trình làm việc nên rút ngắn, nhanh gọn cho các công ty, nhà đầu tư có thể dễ dàng thực hiện. Như vậy họ sẽ đầu tư nhiều hơn vào địa bàn huyện, đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế huyện nhà. Kiến nghị các cơ quan, địa phương hỗ trợ Ngân hàng trong quá trình vận động, huy động vốn, đặc biệt khi Ngân hàng tổ chức các buổi họp vận động, trao đổi chuyên môn.

64

T I LI U THAM KHẢO

1. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

2. Lê Văn Tư, 2004. Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

3. Lê Văn Tư, 2005. Quản trị Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

4. Phan Thị Cúc và Đoàn Văn Huy, 2007. Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê.

5. Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

6. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị Ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

7. Peter S.Rose, 2000. Quản trị Ngân hàng thương mại. Dịch từ tiếng Mỹ. Người dịch Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Đức Hiển, Phạm Long, 2001. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính.

8. Bùi Minh Thư, 2012. Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.

9. Lê Thị Anh Thư, 2011. Giải pháp nâng cao an toàn vốn tại các Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.

10. Phan Thị Bé Hằng, 2008. Phân tích tình hình tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Vietcombank Cần Thơ. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

11. Ngô Chí Công, 2008. Phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng NNo&PTNT quận Cái Răng.

12. Diệp Thị Dung, 2008. Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Cần Thơ. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

13. Lê Thiện Phúc, 2006. Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNTchi nhánh huyện Châu Thành A. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TAM BÌNH (Trang 71 -71 )

×