2.1.3.1 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động
Tổng dƣ nợ trên nguồn vốn huy động =
Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả.
2.1.3.2 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Đây là chỉ tiêu cho biết khả năng huy động vốn của Ngân hàng, đối với NHTM thì chỉ tiêu này lớn hơn 70% là tốt.
2.1.3.3 Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này thể hiện tính ổn định vững chắc của vốn huy động tại một tổ chức tín dụng. Với loại vốn huy động có kỳ hạn thì Ngân hàng có thể yên tâm
Tổng dƣ nợ Vốn huy động
16
cho vay vốn hơn 80% nguồn vốn đó (vì thực tế có trên 80% khách hàng giữ được thõa thuận về thời gian rút vốn với Ngân hàng và nguồn vốn luôn cân bằng vì có khách hàng rút tiền ra thì cũng có khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng).
2.1.3.4 Chi phí lãi trên vốn huy động
Chỉ tiêu này cho ta thấy vốn huy động của chi nhánh có bù đắp được tổng chi phí lãi hay không. Chỉ tiêu này tốt nhất nên nhỏ hơn 1, nó càng nhỏ càng tốt. Nếu bằng 1 chứng tỏ chi nhánh hoạt động kém hiệu quả vì tổng vốn huy động chỉ có thể bù đắp được chi phí lãi, không góp phần vào lợi nhuận của chi nhánh.
2.13.5 Chênh lệch thu chi lãi trên vốn huy động
Chỉ tiêu này cho ta thấy được 1 đồng vốn huy động giúp cho chi nhánh kiếm được bao nhiêu đồng vốn lợi nhuận từ lãi. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, thể hiện Ngân hàng hoạt động có hiệu quả khi vốn huy động được có thể cho vay sinh lời được.
2.2 PHƢƠNG PH P NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Trong thời gian thực tập tại Agribank chi nhánh huyện Tam Bình. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của các anh, chị, cô, chú trong đơn vị đã cung cấp cho tôi một số dữ liệu cần thiết cho đề tài của tôi được phân tích dễ dàng hơn.
Ngoài ra số liệu còn được thu thập từ sách, báo, Internet và các chuyên đề có liên quan,..
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Dựa trên các tỷ số tài chính và những tỷ số có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng để phân tích, so sánh đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn.
Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Phương pháp này được dùng phổ biến trong việc phân tích hoạt động kinh doanh cũng như các chỉ tiêu dự báo kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Tùy vào đối tượng phân tích cụ thể mà ta sẽ chọn chỉ tiêu gốc thích hợp.
Phương pháp so sánh tuyệt đối: nhằm phản ánh quy mô, khối lượng của đối tượng phân tích, được thể hiện bằng con số tuyệt đối cụ thể kèm theo đại lượng. Áp dụng phương pháp này nhằm phản ánh thực trạng huy động vốn của năm thực hiện so với năm gốc, cụ thể là so sánh sự tăng giảm các khoản mục trong nguồn vốn huy động của năm 2011 so với năm 2010 (năm 2010 là năm gốc trong trường hợp này) và năm 2012 so với năm 2011 (năm 2011 là năm gốc trong trường hợp này).
Công thức:
17
Phương pháp so sánh tương đối: nhằm phản ánh phần trăm thay đổi của đối tượng phân tích so với chỉ tiêu cơ sở, hay nói khác hơn là phương pháp này sẽ đo lường mức độ tăng giảm của đối tượng phân tích nhằm thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng phân tích. Kết quả tính theo phương pháp này sẽ có đơn vị là phần trăm.
Công thức:
(%) tăng (giảm) =
Phương pháp phân tích tỷ trọng
Xem xét cơ cấu, tính tỷ trọng các khoản mục vốn huy động trong nguồn vốn huy động. Từ đó nhìn tổng thể của Agribank chi nhánh huyện Tam Bình so với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn về thị phần vốn trong 3 năm 2010 - 2012.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng đồ thị, biểu bảng để thể hiện những biến động của các số liệu qua các năm. Sử dụng phần mềm excel để tính toán các chỉ số và tính toán sự biến động tăng giảm của các số liệu qua các năm.
2.3 LƢỢC KHẢO T I LI U THAM KHẢO
Để có thể thực hiện và hoàn thành luận văn, Tôi có tham khảo một số bài viết phân tích về tình hình huy động vốn, cũng như hoạt động cho vay của một số tác giả như sau:
Lê Thiện Phúc (2006) phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành A. Trong bài nghiên cứu tác giả tập trung vào phân tích hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành A, bên cạnh đó tác giả còn phân tích tình hình huy động vốn và hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng, đề cập đến một số chỉ tiêu như vòng quay vốn tín dụng, hệ số thu nợ, rủi ro tín dụng,…Từ đó cho thấy nguyên nhân sự biến đổi của doanh số cho vay trung và dài hạn, hệ số thu nợ,...Tuy nhiên, đề tài phân tích theo chiều rộng, chủ yếu là doanh thu, chi phí,...mà chưa đi sâu phân tích từng khoản mục.
Diệp Thị Dung (2008) phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Cần Thơ. Tác giả đã sử dụng phương pháp chọn vùng nghiên cứu, lựa chọn vùng có nhiều đặc điểm quan trọng như có vị trí thuận lợi, giao thông, kinh tế mật độ dân số, cơ sở hạ tầng,...và quan trọng là mức sống cao để thấy rõ được hết các nguồn vốn mà Ngân hàng có thể huy động. Bên cạnh đó, trong bài nghiên cứu còn dùng một số phương pháp phân tích khác như: thu thập số liệu từ Ngân hàng, phân tích các chỉ số để đánh giá tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng. Để từ đó, tác giả cho ta thấy được một cách chi tiết tình hình huy động vốn của Ngân hàng, những nhân tố tác động làm cho kết quả huy động vốn biến động qua các năm phân tích. Ngoài ra tác giả còn, đánh giá được những mặt thuận lợi và khó khăn trong khâu huy động của Ngân hàng như về chiến lược lãi suất, chiến lược
Số liệu thực tế - Số liệu kỳ gốc Số liệu kỳ gốc
18
maketing,...để đề ra những biện pháp để khắc phục khó khăn và phát huy những thế mạnh của Ngân hàng.
Ngô Chí Công (2008) phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng NNo&PTNT quận Cái Răng. Nội dung là tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, cũng như nhu cầu vốn vay cho nhân dân, cụ thể sẽ đi vào phân tích tình hình huy động vốn và cho vay. Những biến động của nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay của Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn quận Cái Răng. Đề tài phân tích tương đối chi tiết và tìm hiểu được nguyên nhân của việc tồn động trong huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng, từ đó kiến nghị những biện pháp để khắc phục những vấn đề còn hạn chế tại Ngân hàng. Phan Thị Bé Hằng (2008) phân tích tình hình tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Vietcombank Cần Thơ. Tác giả đã phân tích tình hình dư nợ, hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lợi tại Ngân hàng. Từ kết quả phân tích để đưa ra nhận xét, đánh giá khả năng thanh toán của Ngân hàng. Đề tài phản ánh được nguyên nhân sự biến động tài sản nợ, tài sản có, hiệu quả sử dụng vốn khả năng sinh lời tại Ngân hàng và đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng.
Lê Thị Anh Thư (2011) giải pháp nâng cao an toàn vốn tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Trong luận văn này tác giả đã đưa ra một số lý thuyết cơ bản về NHTM và những vấn đề về nguồn vốn, cho ta thấy được cái nhận xét tổng quan về Ngân hàng thương mại rồi từ đó tác giả đi sâu, tập trung phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Tác giả sử dụng thõa ước Basel về vốn tự có và hệ số an toàn vốn tự có của Ngân hàng thương mại để phân tích tình hình an toàn nguồn vốn của các Ngân hàng. Từ đó rút ra những kết quả đạt được cũng như những yếu kém, nhằm để đề xuất biện pháp nâng cao an toàn vốn cho các Ngân hàng.
Bùi Minh Thư (2012) phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Luận văn này thì tác giả cũng đưa ra một số lý thuyết cơ bản về NHTM, nguồn vốn hoạt động. Tiếp theo đó là tác giả đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần, đánh giá dựa trên một số tiêu chí hiệu quả kinh doanh, kết hợp sơ đồ Dupont và ma trận tương quan để giả thích. Qua phân tích, tác giả đã cho thấy những ảnh hưởng mạnh mẽ của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh, nó quyết định việc kinh doanh của Ngân hàng. Cuối cùng là đưa ra giả pháp áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại.
Qua tham khảo các bài viết trên thì tôi rút ra được một số vấn đề quan trọng để có thể viết một nghiên cứu khoa học. Về cách trình bày, bài viết phải được trình bày theo một quy định cụ thể, khoa học để người đọc có thể dễ dàng nhìn thấy được vấn đề đang được đề cập để họ có thể nhận xét và đánh giá cho đề tài. Về phần nội dung, bài viết cung cấp cho tôi một số kiến thức cơ bản về nguồn vốn cũng như hoạt động cho vay của NHTM, các chỉ tiêu để
19
phân tích đánh giá nguồn vốn của Ngân hàng, đồng thời cũng rút ra được những kinh nghiệm của tác giả trước để có thể hoàn thành bài viết của mình.
20
Khung phân tích luận văn
Phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng NNo&PPNT huyện Tam Bình
Đánh giá kết quả hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm 2010- 2012 và 6 tháng 2012,2013
Phân tích hoạt động huy động vốn qua 3 năm 2010- 2012 và 6 tháng 2012,2013
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay hộ Nông dân
Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng - VHĐ - VĐC Các chỉ số đánh giá - Tổng DN/VHĐ - VHĐ/ Tổng NV - VHĐ có KH/ Tổng VHĐ - Chi phí lãi/VHĐ
- Chênh lệch thu chi lãi/VHĐ Đối tượng khách
hàng - Tiền gửi TCKT
- Tiền gửi dân cư Kỳ hạn - Không KH - Có KH + Dưới 12 tháng + Trên 12 tháng
Loại tiền gửi - Ngoại tệ - Nội tệ
21
CHƢƠNG 3
GIỚI THI U VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHI P V PH T TRIỂN NÔNG THÔN HUY N TAM BÌNH
3.1 QU TRÌNH HÌNH TH NH V PH T TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG 3.1.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của huyện Tam Bình
Tam Bình là một huyện nằm trên quốc lộ 1A trực thuộc tỉnh Vĩnh Long về phía nam, cách trung tâm thành phố Vĩnh Long 32 km, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 162 km và Trung tâm thành phố Cần Thơ 28 km. Phía bắc giáp với huyện Long Hồ, phía Nam giáp huyện Bình Minh. Toàn huyện có 16 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích là 290,59 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 242,90 km2. Dân số hơn 162,191 người, mật độ dân số là 562 người/km2.. Người Kinh chiếm 90% còn lại là dân tộc khơ – me và người Hoa. Do đặc điểm địa hình đồng bằng và sông ngòi chằng chịt, 70% người dân ở đây sống bằng nghề trồng lúa kết hợp với chăn nuôi, 20% dân cư sống bằng nghề vườn 10% ngành nghề khác.
Nơi đây, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên mục tiêu phát triển nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ cấp bách của Đảng, chính quyền và các ngành, các cấp. Trong hoạt động của Ngân hàng là không thể thiếu đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngân hàng xác định đối tượng khách hàng chủ yếu là người nông dân và nơi đây là thị trường để mở rộng đầu tư, khai thác hết mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương. Qua đó Ngân hàng huy động mọi tiềm lực để phát triển nông nghiệp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với cơ chế thị trường.
Theo thống kê thì Tam Bình hiện có khoảng 80% dân số ở nông thôn hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Tổng sản lượng lương thực của huyện khoảng 294 – 298 tấn, thu nhập bình quân đàu người 7,9 triệu đồng/năm. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tích cực, giá trị sản xuất và ngành công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng thương mại dịch vụ đều tăng mỗi năm.
Tuy nhiên, huyện còn gặp khó khăn do thời tiết không thuận lợi cho việc sản xuất như rầy nâu, bệnh vàng lùn trên cây lúa ở diện rộng gây ra không ít tổn thất cho người dân, trong khi đó giá cả thị trường hàng hóa vật tư nông nghiệp tăng cao, luôn biến động mỗi thời điểm, hơn nữa giá cả thị trường của mọi mặt hàng hóa đều đắt đỏ, đầu ra sản phẩm không cao chất lượng kém,..gây ảnh hưởng đến đời sống người dân trong huyện.
3.1.2 Sơ lƣợc về quá trình hình thành và phát triển của Agribank huyện Tam Bình huyện Tam Bình
Quá trình hình thành của Agribank Việt Nam
Ngày 26/03/1998 Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp Việt Nam được thành lập.
22
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.
Ngày 01/03/1991, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định thành lập văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minhh và 24/06/1994, Thống đốc có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng Nông nghiệp được thành lập văn phòng Miền Trung tại Thành phố Quy Nhơn – tỉnh Bình Định.
Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 sở giao dịch (sở giao dịch I tại Hà Nội, sở giao dịch II tại văn phòng đại diện khu vực Miền Nam và sở giao dịch III tại văn phòng Miền Trung) và 43 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh.
Ngày 03/03/1994 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty Nhà nước.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, tên tiếng anh Agribank.
Ngày 07/05/2003 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký quyết định phong tặng Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn việt nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tam Bình
Ngân hàng NNo&PTNT huyện Tam Bình được thành lập theo quyết