Huy động vốn có nhiều cách phân loại tùy theo các tiêu chí, mục đích khác nhau. Agribank huyện Tam Bình rất quan tâm đến đối tượng huy động, do việc phân tích đối tượng có thể huy động sẽ giúp Ngân hàng biết được đối tượng nào mình khai thác sẽ có hiệu quả nhất để có thể xây dựng chiến lược hợp lý, áp dụng riêng đối với từng đối tượng:
Bảng 5 cho thấy lượng tiền huy động từ dân cư chiếm phần lớn trong cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế của Ngân hàng. Lượng tiền này chiếm hơn 90%, trong khi đó số tiền gửi từ tổ chức kinh tế chỉ chiếm lượng nhỏ dưới 10%. Điều này thể hiện, số lượng doanh nghiệp giao dịch ở Ngân hàng còn ít, doanh nghiệp gửi tiền vào Ngân hàng chỉ để đáp ứng nhu cầu thanh toán của mình cho khách hàng. Một phần cũng là do số lượng doanh nghiệp ở địa bàn chưa nhiều, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh một số ngành nghề dân dụng như may mặt, nhu yếu phẩm nên lượng vốn huy động từ đối tượng này là không cao. Bên cạnh đó, cũng do sự cạnh tranh của các Ngân hàng khác trên địa bàn với những ưu đãi nhiều hơn thu hút được đối tượng kinh doanh.
42
Bảng 5: Vốn huy động theo thành phần kinh tế Agribank Tam Bình giai đoạn 2010 - 2012
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền ( Triệu đồng) (%) Số tiền ( Triệu đồng) (%) Số tiền ( Triệu đồng) (%) Số tiền ( Triệu đồng) (%) Số tiền ( Triệu đồng) (%) Tiền gửi của TCKT 20.656 7,73 28.618 8,75 24.456 6,51 7.962 38,55 (4.163) (14,55) Tiền gửi của dân cư 246.539 92,27 298.312 91,25 351.448 93,49 51.773 21,00 53.137 17,81 Có KH 237.052 293.309 349.639 56.257 23,73 56.331 19,21 Không KH 9.487 5.003 1.809 (4.484) (47,26) (3.194) (63,84)
43
Bảng 6: Vốn huy động theo thành phần kinh tế Agribank Tam Bình 6 tháng đầu năm 2013
(Nguồn: phòng kế toán ngân quỹ)
Chỉ tiêu
2012 2013 2013/2012
Số tiền
(Triệu đồng) (%) (Triệu đồng) Số tiền (%) (Triệu đồng) Số tiền (%) Tiền gửi của TCKT 24.252 7,09 50.904 13,61 26.652 109,90 Tiền gửi của dân cư 317.719 92,91 323.220 86,39 5.501 1,73
Có KH 315.205 321.763 6.558 2,08
44
Khoản mục tiền gửi của tổ chức kinh tế trong giai đoạn này thay đổi qua từng năm, tăng trong năm 2011 và giảm trong năm 2012. Cụ thể là, năm 2011 tăng 7.692 triệu đồng so với 2011. Bước sang năm 2012, nguồn vốn huy động từ đối tượng này lại giảm xuống còn 24.456 triệu đồng tương ứng là 4.163 triệu đồng so với 2011. Tiền gửi của dân cư thì ít thay đổi như tiền gửi từ tổ chức kinh tế, nguồn vốn này tăng qua các năm từ 2011 đến 2012. Năm 2011 tăng 21% tương ứng là 51.773 triệu đồng, bước sang năm 2012 tốc độ tăng có giảm đôi chút xuống còn 17,89% đạt 53.137 triệu đồng.
Sở dĩ nguồn vốn huy động từ dân cư tăng là do một số nguyên nhân: do chỉ thị hướng dẫn từ Ngân hàng cấp trên, đưa ra những chủ trương thích hợp đối với từng đối tượng có chiến lược thích hợp và được áp dụng trong từng giai đoạn (lãi suất áp dụng, dịch vụ chăm sóc khách hàng, ưu đãi, sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên,…) vì thế nên nguồn vốn huy động từ đối tượng dân cư luôn tốt, đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng làm cho tiền gửi từ dân cư tăng lên là tâm lý người dân, họ không thích mạo hiểm với tài sản của mình mà đem đầu tư vào các thị trường biến động nên họ đem tiền để gửi vào Ngân hàng.
Nhìn chung, vốn huy động từ tổ chức kinh tế có nhiều biến động trong 3 năm qua. Điều này cho thấy việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế này của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn: số lượng doanh nghiệp trên địa bàn còn ít, quy mô hoạt động chưa đủ lớn để Ngân hàng có thể huy động theo kế hoạch. Ngược lại, nhờ đối tượng khách hàng nơi đây chủ yếu là các nhân và do Ngân hàng biết cách xây dựng chính sách huy động hợp lý nên nguồn vốn huy động từ dân cư tăng, thấy được sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng là rất cao. Tiền gửi dân cư tăng cũng thể hiện sự tâm lý thích sự an toàn của người dân, khi đầu tư vào Ngân hàng để lấy lãi thay vì đầu tư vào những thị trường khác: thị trường vàng và bất động sản.
Bảng 6 cho thấy, tình hình vốn huy động theo thành phần kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2013cũng không có sự chuyển dịch nào lớn về cơ cấu. Tiền gửi của dân cư vẫn chiếm phần lớn, lấn át tiền gửi từ tổ chức kinh tế. Năm 2012 là 92,91%, sang năm 2013 thì có giảm đôi chút xuống còn 86,39%. Nhưng nhìn chung, trong vài năm tới thì cơ cấu này vẫn được duy trì, vì các tổ chức kinh tế nơi đây vẫn còn ít và cũng không có dấu hiệu tích cực để tăng trưởng thêm.