Long, có vị trí cách xa các trung tâm thành phố lớn nên việc sản xuất kinh doanh hàng hóa chủ yếu tập trung trong nước, trao đổi sản phẩm hàng hóa đối với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ. Việc giao dịch mua bán với các doanh nghiệp nước ngoài rất hạn chế (rất ít), vì đa số doanh nghiệp nơi đây không có điều kiện về cơ sở vật chất, công nghệ để có sản phẩm đạt chuẩn giao dịch. Điều này cũng một phần giải thích vốn huy động bằng nội tệ chiếm phần lớn cơ cấu vốn huy động.
Bảng 10 thể hiện vốn huy động theo kỳ hạn của sáu tháng đầu năm 2013, nội tệ vẫn là nguồn huy động chủ yếu của Ngân hàng. Khách hàng chủ yếu là dùng nội tệ để gửi tiết kiệm, hoặc gửi thanh toán trong hoạt động kinh doanh của mình. Chỉ có số lượng ít khách hàng dùng ngoại tệ để gửi vào Ngân hàng (chủ yếu là USD). Tại vì số ít doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng xuất nhập khẩu, chủ yếu là mặt hàng may mặt và hàng thủ công mỹ nghệ, lượng tiền giao dịch cũng khiêm tốn. Bên cạnh đó, một số khách hàng dùng ngoại tệ gửi tiết kiệm để thuận tiện cho con du học nước ngoài. Tiền gửi bằng ngoại tệ chỉ có một số đối tượng trên là chủ yếu và cũng khó có thể cải thiện trong thời gian ngắn. Chính vì vậy mà nguồn tiền gửi bằng nội tê chiếm chủ yếu lên đến 99% lượng tiền gửi.
4.2.4 Đánh giá hoạt động huy động vốn của Agribank huyện Tam Bình Bình
Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Bảng 11 cho thấy tình hình huy động vốn đáp ứng nhu cầu cho vay của Chi nhánh được thực hiện tốt và liên tục tăng qua các năm. Năm 2010 đáp ứng 64% tổng nguồn vốn, bước sang năm 2011 con số này là 68%, tăng 4% so với năm 2010. Năm 2012, tốc độ tăng này giảm xuống đôi chút còn 3%, và vốn huy động đáp ứng được 71% nguồn vốn. Tốc độ tăng trưởng qua các năm là tương đối cao, điều này cho thấy Ngân hàng đã có những kế hoạch huy động vốn hợp lý, theo từng thời điểm, từng giai đoạn và từng đối tượng.
Tỷ lệ phần trăm vốn huy động trên tổng nguồn vốn qua 3 năm là tương đối cao trên 60%, Ngân hàng chỉ phải tập trung trã lãi cho tiền gửi không phải chi cho hoạt động vay từ cấp trên, giảm bớt chi phí cho Ngân hàng.
Chỉ số này hoạt động trong 6 tháng 2013 cũng tương đối cao, chiếm 72% trên tổng nguồn vốn. Cho thấy hoạt động huy động vốn trong 6 tháng đầu năm cũng rất tốt, Ngân hàng đã duy trì được lượng vốn huy động so với năm 2012.
Với kết quả huy động vốn đạt được của Ngân hàng, bên cạnh những thành tích tốt Ngân hàng cũng cần phải quan tâm đến việc sử dụng vốn huy động hợp lý để có thể đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất. Bởi vì, chi phí để huy động vốn cũng chiếm là loại chi phí quan trọng trong cơ cấu chi phí của
52
Ngân hàng, nếu sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả thì ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng.
Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động
Thể hiện tính ổn định vững chắc của vốn huy động tại một tổ chức tín dụng. Với loại vốn huy động có kỳ hạn thì Ngân hàng có thể yên tâm cho vay vốn hơn 80% nguồn vốn đó (vì thực tế có trên 80% khách hàng giữ được thõa thuận về thời gian rút vốn với Ngân hàng và nguồn vốn luôn cân bằng vì có khách hàng rút tiền ra thì cũng có khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng). Vốn huy động có kỳ hạn / Tổng vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động trên 80%.
Cụ thể như sau, năm 2010 là 81%, sang những năm sau thì tiếp tục tăng, 2012 và 2013 lần lượt là 87% và 86%. Tuy năm 2013, tốc độ tăng trưởng không bằng 2012 nhưng cũng thấy được nguồn vốn huy động có kỳ hạn vẫn là nguồn huy động chủ yếu. Sáu tháng 2013 vốn huy động có kỳ hạn cũng chiếm tỷ trọng cao và là loại tiền huy động chủ yếu.
Ta có thể kết luận, nguồn vốn huy động có kỳ hạn của Ngân hàng là rất hiệu quả cho việc kinh doanh của chi nhánh. Chi nhánh có thể chủ động sử dụng nguồn vốn huy động này để cho vay kỳ hạn theo nhu cầu của khách hàng, tạo thêm doanh thu, làm tăng kết quả kinh doanh của Ngân hàng.
Tổng dƣ nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng, nó quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này lớn thì Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả. Qua bảng 11 thể hiện tỷ lệ đóng góp của vốn huy động trong dư nợ cho vay của Ngân hàng qua trong giai đoạn 2010 – 2012 và sáu tháng đầu năm 2013. Trong năm 2010, bình quân 1.48 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, sang năm 2011 thì 1.26 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn tham gia, 2012 thì 1.23 đồng dư nợ thì có 1 đồng tham gia. Nhìn chung, vốn huy động chiếm phần lớn trong dư nợ cho vay của Ngân hàng (với tỷ trọng hơn 50%), điều này cho thấy Ngân hàng đã sử dụng hợp lý nguồn vốn huy động được, có thể bù đắp lại khoản chi phí huy động. Quan trọng hơn, việc sử dụng hợp lý nguồn vốn này giúp hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mang lại thu nhập cao, lợi nhuận tốt hơn.
Chi phí lãi trên vốn huy động
Phân tích chỉ tiêu này để thấy vốn huy động có bù đắp được tổng chi phí lãi của Ngân hàng hay không. Chỉ số này được đánh giá tốt khi nó thấp hơn 1, nếu lớn hơn 1 thì hoạt động huy động vốn của Ngân hàng kém, lãi thu từ nguồn vốn huy động sẽ không bù đắp được tổng chi phí trả lãi của Ngân hàng. Bảng 11 cho thấy chỉ tiêu này qua các năm đều ở mức thấp, cụ thể con số này qua các năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 0,15; 0,16; 0,13 nhỏ hơn rất nhiều so với 1. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động đã trang trãi được phần nào tổng chi phí lãi của Ngân hàng. Qua đây cũng thể hiện được hoạt động
53
Bảng 11: Các chỉ tiêu đánh giá vốn huy động của Agribank Tam Bình
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 6 tháng 2013 Tổng Nguồn vốn Triệu đồng 419.249 478.984 527.958 516.178 Vốn huy động Triệu đồng 267.195 326.930 375.904 374.124 Vốn huy động có KH Triệu đồng 217.061 285.541 324.492 314.672 Tổng dư nợ Triệu đồng 394.398 413.365 463.556 495.863 Thu nhập lãi Triệu đồng 51.991 71.439 68.423 28.538 Chi phí lãi Triệu đồng 39.865 53.710 49.546 20.001 Chi phí lãi/ VHĐ Lần 0,15 0,16 0,13 0,05 Chênh lệch thu chi lãi/
VHĐ Lần 0,045 0,054 0,050 0,023
VHĐ/ Tổng NV % 63,73 68,25 71,20 72,48 VHĐ có KH/Tổng VHĐ % 81,24 87,34 86,32 84,11 Tổng DN/VHĐ Lần 1,48 1,26 1,23 1,33
54
huy động vốn của Ngân hàng là rất khả quan, nó có nhiều đóng góp vào lợi nhuận của Ngân hàng.
Chênh lệch thu chi lãi trên vốn huy động
Khi huy động được vốn thì Ngân hàng phải ngay lập tức lên kê hoạch để sử dụng vốn sao cho hợp lí để tránh tình trạng ứ động vốn, không sinh lời nhưng vẫn phải trả phí.
Phân tích chỉ tiêu này để có một cái nhìn tổng quan về lợi nhuận lãi của chi nhánh, cứ mỗi đồng vốn huy động thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ lãi, chỉ số này càng cao càng tốt. Bảng 11 cho thấy chỉ tiêu này qua các năm phân tích có sự thay đổi, tăng giảm qua từng năm. Năm 2010 là 0,045 bước sang năm 2012 tăng lên là 0,054 và năm 2012 là 0,05. Nguyên nhân là do tốc độ biến động khác nhau giữa thu nhập lãi và chi phí lãi của Ngân hàng. Qua đây cũng thấy được vốn huy động cũng mang lại nguồn lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng nó vẫn còn thấp, chưa cao. Ngân hàng cần có những biện pháp để cải thiện tình trạng này.
Qua kết quả phân tích cho thấy được một số vấn đề về Ngân hàng như sau:
Tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng qua các năm từ 2010 – 2012. Tốc độ tăng trưởng 2011 là 14,25%, sang năm 2012 là 10,22% giảm đôi chút so với 2011. Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng có hai khoản mục đó là vốn huy động của Ngân hàng và vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Trong đó, vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu và có chiều hướng tăng lên. Năm 2012, tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn là 71,20% cao nhất trong các năm phân tích, điều này chứng tỏ Ngân hàng đã có những chính sách huy động vốn hợp lý, thu hút lượng khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng. Lượng vốn huy động tốt làm giảm bớt lệ thuộc vào Ngân hàng cấp trên, khả năng tự hoạt động tốt.
Vốn huy động theo thành phần kinh tế: tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu. Khoản mục này tăng qua các năm, cơ cấu tiền gửi theo thành phần kinh tế sẽ ít có sự thay đổi trong một thời gian ngắn. Nguyên nhân là do số lượng TCKT của huyện còn ít, chưa có điều kiện để phát triển mạnh các lĩnh vực kinh doanh thu hút các doanh nghiệp đầu tư hoạt động trên địa bàn. Vốn huy động theo kỳ hạn: loại tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm phần lớn tỷ trọng trong giai đoạn 2101 – 2012. Điều này cho thấy, hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách hàng nơi đây là sản xuất, mua bán trong ngắn hạn, quy mô nhỏ vòng vốn quay vòng nhanh dẫn tới nguồn vốn để họ dự phòng cũng phải được đáp ứng trong thời gian ngắn nên họ chọn gửi loại kỳ hạn này.
Những hạn chế của ngân hàng, cơ cấu tiền huy động theo kỳ hạn của Ngân hàng chỉ tập trung vào loại kỳ hạn dưới 12 tháng nên Ngân hàng sẽ không có nhiều vốn để đầu tư kinh doanh trong dài hạn kiếm lợi nhuận. Ngân hàng nên cần chuyển dịch cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn để có kết quả kinh
55
doanh tốt hơn. Vốn huy động theo loại tiền gửi: nội tệ chiếm chủ yếu trong tỷ trọng, luôn ở mức trên 90%, thậm chí năm 2011 và 2012 là 99%. Điều này thể hiện hoạt động giao dịch với các doanh nghiệp, công ty xuất nhập khẩu nước ngoài là rất ít (gần như là không có giao dịch diễn ra). Qua đây cho thấy tình hình kinh tế xã hội của huyện vẫn còn rất hạn chế so với các vùng miền khác và Ngân hàng cũng chưa tập trung nhiều vào đối tượng khách hàng là người nước ngoài, thiếu những định hướng để huy động ngoại tệ.
4.3 Đ NH GI C C KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC TRONG CÔNG T C HUY ĐỘNG VỐN
4.3.1 Những kết quả đạt đƣợc
4.3.1.1 Tổng quan kết quả đạt được
Trong giai đoạn 2010 – 2012 căn cứ theo định hướng của NHNo&PTNT Tỉnh Vĩnh Long giao “tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao nguồn vốn và sử dụng vốn, tăng trưởng gắn liền với an toàn và sinh lời, tăng nguồn lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng, tăng cường đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với tiến trình hiện đại hóa Ngân hàng và tiến trình hội nhập quốc tế” Ngân hàng NNo&PTNT huyện Tam Bình bằng nhiều biện pháp linh hoạt sáng tạo vượt khó hoàn thành nhiệm vụ và không ngừng phát triển, thực hiện tốt với quy định Nhà nước.
Về nghiệp vụ huy động vốn, Ngân hàng có áp dụng biện pháp cũng như đưa ra nhiều hình thức huy động mới để thu hút khách hàng: tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm ngoại tệ,… Khối lượng vốn huy động trong 3 năm như sau: năm 2010 là 267.195 triệu đồng, bước sang năm 2011 vốn huy động tăng lên thành 326.930 triệu đồng. Trong năm 2012, con số vốn huy động đạt 375.904 triệu đồng. Ngân hàng đã vận dụng lãi suất huy động một cách linh hoạt, nhạy bén, kịp thời điều chỉnh theo hướng hợp lý, đảm bảo cho vay có lãi nhưng vẫn tăng trưởng nguồn vốn. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.
4.3.1.2 Chính sách khách hàng
Với định hướng phát triển ”Agribank phát triển vì sự bền vững vì sự thịnh vượng của cộng đồng”. Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò Ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dư nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là Ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank
56
không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ Ngân hàng theo hướng hiện đại hóa.
4.3.1.3 Sản phẩm đa dạng, tiện lợi
Agribank phát triển mạnh mẽ sản phẩm dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp hóa, đánh dấu sự ra đời của các sản phẩm huy động vốn mới (Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi, đầu tư tự động, Tiền gửi linh hoạt), các dịch vụ thanh toán trong nước (Chuyển nhận tiền nhiều nơi – AgriPay) và mở rộng thị trường chi trả kiều hối… nâng tổng số sản phẩm dịch vụ của Agribank cung cấp cho khách, tiếp tục khẳng định thế mạnh ở nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán trong nước.
Tập trung nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ và tiện ích mới, chú trọng các sản phẩm dịch vụ phục vụ “Tam nông”, dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, triển khai các tiện ích hiện đại nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời hoàn thiện các kênh phân phối hiện có, đặc biệt bổ sung dịch vụ, tiện ích trên kênh phân phối Internet Banking.
4.3.1.4 Môi trường giao dịch thân thiện
Chi nhánh có thể coi là một trong những Ngân hàng có môi trường giao dịch tốt trên địa bàn. Khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng luôn nhận được sự ân cần, niềm nở nhiệt tình của cà những nhân viên giao dịch cũng như ban lãnh đạo. Bên cạnh đó khách hàng còn được tư vấn những vấn đề thắt mắt, dịch vụ mới mà Ngân hàng cung cấp, tất cả vì một tiêu chí chung đó là “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.
4.3.1.5 An toàn, bí mật với tiền gởi của khách hàng
Các thông tin, hồ sơ khách hàng đều được lưu trữ bảo mật và an toàn, không xảy ra trường hợp bị mất tiền do đánh mất sổ tiết kiệm, hay mất tiền trong tài khoản thẻ,… lãnh đạo Ngân hàng rất chặt chẽ trong việc kiểm tra đối với các công tác kế toán, lưu trữ thông tin khách hàng, các chứng từ giao dịch khi giao dịch.
4.3.1.6 Ứng dụng khoa học công nghệ
Agribank quản trị, vận hành, hỗ trợ và duy trì ổn định các hệ thống (hệ thống máy chủ, hệ thống ứng dụng, hệ thống an ninh, hệ thống cơ sở hạ tầng, trung tâm dữ liệu…), xử lý tốt các sự cố, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, góp phần quan trọng phục vụ hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành của Ngân hàng. Agribank bổ sung, hoàn thiện, phát triển thêm chức năng mới trên