Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tam bình (Trang 55)

Nếu như phân tích hoạt động huy động vốn theo đối tượng cho ta thấy sự biến động từ các nguồn vốn và từ các đối tượng khác nhau, thì phân tích hoạt động huy động vốn theo kỳ hạn cho Ngân hàng thấy được khách hàng thường gửi tiền ở dạng nào là nhiều nhất để từ đó đề ra chiến lược huy động hiệu quả nhất.

Bảng 7 cho thấy tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của Ngân hàng có sự chênh lệch lớn giữa các loại kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất và ít biến động. Khoản mục tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng và không kỳ hạn có sự biến động mạnh và chuyển dịch tỷ trọng cho

45

Bảng 7: Vốn huy động theo kỳ hạn Agribank Tam Bình trong giai đoạn 2012 - 2012

(Nguồn: phòng kế toán ngân quỹ)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền (Triệu đồng) (%) Số tiền (Triệu đồng) (%) Số tiền (Triệu đồng) (%) Số tiền (Triệu đồng) (%) Số tiền (Triệu đồng) (%) Không kỳ hạn 50.134 18,76 41.389 12,66 51.412 13,68 (8.745) (17,44) 10.023 24,22 Dưới 12 tháng 205.250 76,82 280.440 85,78 263.962 70,22 75.190 36,63 (16.478) (5,88) Trên 12 tháng 11.811 4,42 5.101 1,56 60.530 16,10 (6.710) (56,81) 55.429 1.086,63 Tổng VHĐ 267.195 100,00 326.930 100,00 375.904 100,00 59.735 22,36 48.974 14,98

46

Bảng 8: Vốn huy động theo kỳ hạn Agribank 6 tháng đầu năm 2013

(Nguồn: phòng kế toán ngân quỹ)

Chỉ tiêu 2012 2013 2013/2012 Số tiền (Triệu đồng) (%) Số tiền (Triệu đồng) (%) Số tiền (Triệu đồng) (%) Không kỳ hạn 37.578 10,99 59.452 15,89 21.874 58,21 Dưới 12 tháng 289.992 84,80 264.407 70,67 (25.585) (8,82) Trên 12 tháng 14.401 4,21 50.265 13,44 35.864 249,04 Tổng VHĐ 341.971 100,00 374.124 100,00 32.153 9,40

47

nhau qua các năm. Tiền gửi không kỳ hạn giảm trong năm 2011 và tăng lại vào năm 2012. Năm 2011, nguồn vốn huy động là 41.389 triệu đồng giảm 8.745 triệu đồng so với 2011 tương đương là 17,44%. Bước sang năm 2012, Ngân hàng huy động được 51.412 triệu đồng tăng hơn 2011 là 10.023 triệu đồng tương ứng là 24,20%.

Nguyên nhân, đối tượng gửi tiền không kỳ hạn chủ yếu là các tổ chức kinh tế, như đã phân tích ở trên vốn huy động từ đối tượng này tăng giảm qua các năm. Điều này dẫn đến nguồn vốn huy động của Ngân hàng có sự thay đổi về cơ cấu. Bên cạnh đó, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn rất thấp so với tiền gửi có kỳ hạn, nhất là khi Ngân hàng đa dạng hóa kỳ hạn của tiền gửi (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng,…) có thời điểm tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng cao hơn tiền gửi không kỳ hạn rất nhiều, rất thích hợp với những đối tượng cần vốn kinh doanh trong thời gian ngắn. Vì lẽ đó mà nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của Ngân hàng có sự thay đổi liên tục qua 3 năm.

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm phần quan trọng trong tổng vốn huy động. Chiếm hơn 70% trong tổng nguồn vốn, cụ thể con số này qua các năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 76,82%, 85,78% và thấp nhất trong năm 2012 đạt 70,22%. Nguyên nhân là do trong giai đoạn giá cả hàng hóa vật chất tăng cao, các doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả có nhiều doanh nghiệp phải giải thể nên lượng tiền gửi huy động được từ họ giảm xuống. Ngoài ra, do tình hình phát triển của địa phương nơi đây. Người dân chủ yếu kinh doanh buôn bán những hàng hóa nhu yếu phẩm, hàng tiêu dùng thường ngày chỉ một số ít là đàu tư cơ sở vật chất, nên nhu cầu vốn của họ là trong thời gian ngắn quay vòng nhanh để có thể tiếp tục kinh doanh. Đặc điểm kinh doanh cũng ảnh hưởng lớn đến cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn. Nguồn vốn này thì có xu hướng ngược lại với tiền gửi không kỳ hạn. Năm 2011 do những chính sánh về lãi suất của Chính phủ mới ban hành, Ngân hàng vẫn còn áp dụng những lãi suất khá hấp dẫn đối với tiền gửi có kỳ hạn nói chung và có kỳ hạn dưới 12 tháng nói riêng, nên tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng của Ngân hàng đạt 280.440 triệu đồng tăng 75.190 triệu đồng so với 2010. Nhưng bước sang năm 2012 Chính phủ quy định nghiêm ngặt hơn, nhằm đạt được mục tiêu chung của nền kinh tế nên nguồn vốn này giảm xuống còn 263.962 triệu đồng tương ứng là 5,9%.

Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là nguồn vốn Ngân hàng được quyền sử dụng có tính ổn định nhất, bởi vì đối với nguồn vốn này Ngân hàng có thể nắm được những kỳ luân chuyển vốn, thời gian đáo hạn. Vì vậy Ngân hàng có thể dùng để cho vay ngắn hạn, trung hay dài hạn. Tuy nhiên, nguồn vốn này của Ngân hàng chiếm tỷ trọng không cao, và trong cơ cấu vốn huy động nó cũng không ổn định qua các năm phân tích. Cụ thể, 2011 huy động được 5.101 triệu đồng giảm 6.710 triệu đồng so với năm 2010. Sang năm 2012, nguồn vốn này tăng lên đạt 60.530 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng lên là do lãi suất tiền gửi của loại kỳ hạn này cao hơn các loại kỳ hạn còn lại, nên tiền gửi có kỳ hạn tăng trong những năm gần đây, làm cho khách hàng chuyển dần sang loại kỳ hạn này để gửi tiền. Đồng thời, lượng tiền gửi theo loại kỳ hạn này tăng

48

cũng thể hiện được uy tín của Ngân hàng càng cao, khách hàng không e ngại thời gian gửi tiền ở Ngân hàng, tin tưởng vào hoạt động kinh doanh Ngân hàng có đủ khả năng để hoàn trả vốn khi họ cần. Vị thế Ngân hàng được nâng cao.

Bảng 8 cho thấy cơ cấu nguồn vốn phân theo kỳ hạn 6 tháng đầu năm 2013 vẫn ít biến đổi so với 2012. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao hơn, và vẫn là đối tượng chính trong các chính sách thu hút vốn huy động của Ngân hàng. Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng lên, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng giảm xuống. Nguyên nhân đầu tiên là do lãi suất chênh lệch giữa 2 kỳ hạn được Ngân hàng điều chỉnh. Lãi tiền gửi không kỳ hạn tăng lên, nhằm thu hút thêm đối tượng gửi tiền (trước đây chủ yếu là TCKT). Đồng thời, Ngân hàng cũng muốn tạo sự chuyển dịch trong cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn, bởi lẽ Ngân hàng cần nhiều nguồn vốn huy động có kỳ hạn hơn để thực hiện việc kinh doanh kiếm lời. Bên cạch đó, do nhu cầu sử dụng vốn của người dân thay đổi, có nhiều sự đầu tư kinh doanh dài hạn hơn với thời gian quay vòng vốn chậm.Vì vậy, mà có sự trái ngược xu hướng giữa những loại kỳ hạn này.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tam bình (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)