X. ĐỘNG CƠ AEROTWIN (AERO TWIN MOTORS)
4. Khả năng sử dụng của động cơ Aero Twin
Động cơ Aero Twin đƣợng sử dụng chủ yếu cho các loại máy bay thể thao hạng nhẹ. Công ty AirScooter với động cơ Aero Twin đã đƣợc chuyển giao cho “Peter Spitts” ông đã tiến hành lắp ráp động cơ này trên chiếc máy bay thể thao (Ran S-12) và tiến hành thử nghiệm các chuyến bay tại New Zealand. Động cơ Aero Twin ứng dụng trên nhiều các loại máy bay nhƣ: Máy bay trực thăng E- UAV (chiếc máy bay điều khiển từ xa rất nhỏ gọn), chiếc máy bay thể thao GT400-1, GT400-2, GT500-912, Sport 2S đã đƣợc thử nghiệm thành công trên các chuyến bay.
Hình 159: Động cơ Aero Twin được lắp trên Ran S-12
Nguồn: http://www.quicksilveraircraft.com.au/QUICKSILVER/AEROTWIN.html
Hình 160: Động cơ Aero Twin được ứng dụng trên chiếc trực thăng E-UAV vào năm 2008
Hình 161: Động cơ Aero Twin được ứng dụng trên GT400
Nguồn: http://www.quicksilveraircraft.com.au/QUICKSILVER/AEROTWIN.html
Hình 162: Động cơ Aero Twin được ứng dụng trên máy bay GT500-912
Hình 163: Động cơ Aero Twin được ứng dụng trên máy bay Sport 2S
Chƣơng IV.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về 10 loại động cơ đốt trong trong gia phả động cơ đốt trong, em cảm thấy kiến thức về động cơ đốt trong vô cùng rộng lớn. Để nghiên cứu và tìm hiểu về một động cơ đốt trong cần phải có một quá trình lâu dài để tìm hiểu. Trên thế giới hiện nay đã có trên 750 bằng sáng chế về động cơ đốt trong, đồng nghĩa là cũng có trên 750 loại động cơ đốt trong khác nhau. Những động cơ này rất đa dạng với cấu tạo, nguyên lý hoạt động về hình dáng và kích thƣớc. Mục tiêu để đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng hiện đại và tiên tiến của xã hội, với chỉ tiêu cho một động cơ phải tiết kiệm nhiên liệu, tăng hiệu suất hoạt động của động cơ, chi phí cho một động cơ thấp, hạn chế sự rung động và tiếng ồn phát ra ngoài. Vì hiện nay các nguồn nhiên liệu ngày càng cạn kiệt, độ thị hóa càng phát triển nên việc sử dụng các xe cơ giới ngày càng nhiều, tình hình ô nhiễm môi trƣờng là một vấn đề khó giải quyết, không chỉ ở các thành phố lớn của các nƣớc mà các bang và các vùng lân cận cũng bị ô nhiễm bởi khí thải của nhiên liệu động cơ đốt trong. Chính vì thế nên động cơ đốt trong ngày càng đƣợc phát triển để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
1- Động cơ đốt trong Scuderi là một động cơ đốt trong khá độc đáo, với một cặp gồm hai piston. Một piston chỉ làm nhiệm vụ nạp nén và một piston sẽ thực hiện nhiệm vụ cháy sinh công và thải khí đốt ra ngoài. Nhiên liệu đƣợc nén và truyền qua xylanh thứ hai nhờ vào ống nối, với tỷ số nén của động cơ rất cao 100:1. Nhƣ vậy chúng ta đã hoàn toàn thay đổi cách nghĩ về một động cơ bốn thì truyền thống với một piston hoàn thành bốn nhiệm vụ trong một vòng quay. Động cơ Scuderi tiết kiệm nhiên liệu rất tốt, chỉ cần thay đổi kích thƣớc của xylanh thứ nhất làm nhiệm vụ nạp, nén nhỏ lại và thiết kế một bình tăng áp thì động cơ này rất là tuyệt vời.
2- Động cơ Rotapower là một động cơ piston quay, các dòng của động cơ này đều dựa trên nguyên lý hoạt động và cấu tạo của động cơ Wankel nổi tiếng trong những thập niên 50 và 60. Một vòng quay của piston sinh công đƣợc ba lần nên động cơ Rotapower với công suất mạnh mẽ. Động cơ đã loại bỏ đƣợc kết cầu thanh truyền của động cơ truyền thống, nên đã loại bỏ đƣợc lực quán tính ly một lực không cần thiết cho động cơ đốt trong. Động cơ rất nhỏ gọn và nhiều
3- Động cơ Angel Labs là một động cơ rất đẹp giống nhƣ đôi cánh của một thiên thần. Động cơ Angle Labs rất độc đáo với các chi tiết cấu tạo rất phức tạp mà thú vị, động cơ này thật sự khác biệt về nguyên lý hoạt động. Nó không giống nhƣ những piston của động cơ khác (piston làm việc di chuyển tịnh tiến hoặc piston quay), 8 piston hoạt động đƣợc cả hai mặt so với một mặt của piston truyền thống. Các mặt piston Angel Labs chuyển động quay tròn quanh trục chính của động cơ với thể tích là một hình xuyến. Động cơ hoạt động rất mạnh mẽ, một vòng quay trục chính của động cơ Angel Labs sinh công 16 lần tƣơng đƣơng với 32 động cơ đốt trong bốn thì.
4- Động cơ Opoc engine là một động cơ kết hợp nguyên lý hoạt động của động cơ hai thì truyền thống mạnh mẽ và gần giống với động cơ hơi nƣớc. Trƣớc đây động cơ hai thì truyền thống rất ƣu điểm về công suất và hầu hết các động cơ đều sinh công và đẩy piston di chuyển xuống dƣới còn phần công đẩy lên nắp xylanh là vô ích. Đối với động cơ Opoc thì đã cải thiện hơn rất nhiều động cơ tận dụng đƣợc tối đa quá trình sinh công để truyền moment lên trục khuỷu động cơ.
5- Động cơ năm thì (5-stroke engine) là một động cơ rất đặc biệt với ba xylanh thẳng hàng hai xylanh ngoài cùng với nguyên lý hoạt động giống nhƣ động cơ bốn thì truyền thống, khi đến kỳ thải các xylanh không thải động cơ ra bên ngoài mà khí cháy đƣợc truyền qua xylanh trung tâm với áp suất cao tiếp trục tạo một công cơ ích truyền thêm vào trục khuỷu động cơ làm tăng tỷ số nén và công suất cho động cơ. Khi trục khuỷu quay một nửa vòng nữa khí cháy đƣợc thải ra ngoài và kết thúc thì thứ năm.
6- Động cơ Neander Motors với công suất cao nổi bật nhất vẫn là trục khuỷu kép, tuy áp dụng nguyên lý hoạt động của động cơ trục khuỷu thanh truyền truyền thống nhƣng đã loại bỏ đƣợc lực quán tính ly tâm một lực không tốt làm ảnh hƣởng tới quá trình động cơ hoạt động, động cơ Neander hoạt động với công suất cao mà rung động ít. Vì các trục khuỷu, thanh truyền di chuyển hoạt động đối xứng với nhau nên đã loại bỏ đƣợc lực quán tính ly tâm.
7- Động cơ Trammel engine, hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển động Trammel nổi tiếng, các thanh truyền của động cơ Trammel chuyển động tịnh tiến đã hoàn toàn khác so với chuyển động song phẳng của động cơ truyền thống.
8- Động cơ Zoche với nhiều các biến thể nhƣ ZO 01A, ZO 02A, ZO 03A, các động cơ đƣợc đặt theo cấu trúc hình chữ thập một hàng ngang bốn xylanh,
dạng và phù hợp ứng dụng đƣợc nhiều loại máy bay.
9- Động cơ Gap diesel với nguyên lý hoạt động giống với động cơ diesel hai thì truyền thống cần phải có một bình tăng áp để hỗ trợ cho động cơ hoạt động tốt hơn. Đây là một động cơ sử dụng cho máy bay quân sự của NASA nên động cơ đƣợc kiểm định và bảo mật rất chặt chẽ. Hãng hàng không NASA rất ƣa chuộng và ứng dụng mẫu động cơ Gap diesel này hơn động cơ GAP với tua bin phản lực.
10- Động cơ Aero Motors với nguyên lý hoạt động bốn thì của động cơ xăng truyền thống với cầu tạo động cơ nhỏ gọn công suất tốt và đã ứng dụng thành công trong lĩnh vực hàng không (các máy bay thể thao và chiếc trực thăng đƣợc điều khiển từ xa).
2. Kiến nghị
Luận văn nghiên cứu tìm hiểu về động cơ đốt trong chỉ dừng lại ở nghiên cứu tìm hiểu lý thuyết, chƣa qua quá trình nghiên cứu thực tế. Nên việc nghiên cứu tìm hiểu về 10 loại động cơ đốt trong trong gia phả động cơ đốt trong, mặc dù cố gắng tìm hiểu nhƣng có rất nhiều thiếu sót, và do kiến thức có giới hạn. Cùng với việc đƣợc mở rộng tầm mắt khi bắt tay làm nghiên cứu với các loại động cơ đốt trong khá mới mẻ và độc đáo cần phải có nhiều thới gian để nghiên cứu. Nên có nhiều vấn đề chƣa hoàn toàn đƣợc giải đáp.
- Đối với động cơ Scuderi với nguồn tin là động cơ có thể sử dụng đƣợc đa nhiên liệu nhƣ dầu diesel, khí hybrid,… thì cấu trúc có thay đổi không? Và chủ tịch (Sal Scuderi) nói trong tƣơng lai động cơ sẽ vƣơn tới hoạt động nhƣ động cơ xăng không bugi (HCCT) thì cấu trúc động cơ có thay đổi không?
- Động cơ Rotapower với một vòng quay piston sinh công ba lần thì bề mặt làm việc nhiệt độ rất lớn, do một phần còn hạn chế nên luận văn tìm hiểu chƣa sâu về độ bền của piston và thông số của động cơ.
Đề tài luận văn: Nghiên cứu và tìm hiểu gia phả động cơ đốt trong 10 loại, đƣợc xem nhƣ một tài liệu tham khảo, tìm hiểu, giúp ích cho việc nghiên cứu sâu hơn về sau. Tuy còn nhiều hạn chế và thiếu sót em xin kiến nghị những luận văn về sau tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và nhiều đề tài luận văn nhƣ vậy để phổ biến cho tất cả mọi ngƣời đƣợc biết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyên lý động cơ đốt trong – GS.TS. NGUYỄN TẤT TIẾN – Nhà xuất bản Giáo dục 4/2003
2. Nhiên liệu dầu mỡ – NGUYỄN QUANG THANH – Khoa Công nghệ, Trƣờng
Đại học Cần Thơ.
3. Lý thuyết ô tô – NGUYỄN NHỰT DUY – Khoa Công nghệ, Đại học Cần Thơ. 4. Nguồn http://www.scuderigroup.com/ 5. Nguồn http://www.rotapower.eu/ 6. Nguồn http://www.angellabsllc.com/ 7. Nguồnhttp://www.ecomotors.com/opoc-overview 8. Nguồn http://www.propulsiontech.com/opocfamily.html 9. Nguồn http://www.5-stroke-engine.com/ 10.Nguồn http://www.neander-motors.com/ 11.Nguồn http://home.earthlink.net/~laust/engine.htm 12.Nguồn http://www.zoche.de/specs.html 13.Nguồn http://www.nasa.gov/centers/glenn/about/fs01grc.html 14.Nguồnhttp://www.quicksilveraircraft.com.au/QUICKSILVER/AEROTWIN.html