Thách thức

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm máy bơm của công ty chế tạo bơm hải dương (Trang 98)

- Đa dạng hoá đồng tâm: trong sản xuất kinh doanh với việc tận dụng tố

4.3.4Thách thức

Bên cạnh những thuận lợi do việc ra nhập WTO thì cũng có rất nhiều thách thức như:

Một là: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên

bình diện rộng hơn, sâu hơn.

Hai là: Trên thế giới sự “phân phối” lợi ích của toàn cầu hoá là không

đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ở mỗi quốc gia, sự “phân phối” lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”.

Ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ

thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ.

Bốn là: Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo

vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.

Dù có rất nhiều những thách thức đến với đất nước nói chung và Công ty nói riêng nhưng Thủ tướng cũng bảy tỏ tin tưởng: “Với thành tựu to lớn sau 20 năm đổi mới, quá trình chuyển biến tích cực trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế những năm vừa qua, cùng với kinh nghiệm và kết quả của nhiều nước đã gia nhập WTO, cho chúng ta niềm tin vững chắc rằng: Chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức. Có thể có một số doanh nghiệp khó khăn, thậm chí lâm vào cảnh phá sản nhưng phần lớn các doanh nghiệp sẽ trụ vững và vươn lên, nhiều doanh nghiệp mới sẽ tham gia thị trường và toàn bộ nền kinh tế sẽ phát triển theo mục tiêu và định hướng của chúng ta”.

Một số thách thức cụ thể đối với Công ty

* Thách thức từ những DN cạnh tranh

Các doanh nghiệp lớn: Do hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường thông thương và mở cửa nên có rất nhiều cơ hội để cho các doanh nghiệp lớn ở nước ngoài vào đầu tư phát triển sản xuất tạo ra 1 thế mạnh về tiềm lực kinh tế, về khoa học công nghệ dẫn tới khả năng cạnh tranh cao.

* Thách thức từ phía khách hàng

Nhóm khách hàng tiềm năng là thị trường nước ngoài như: Thái Lan, Hàn Quốc… là thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm cao.

Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong tương lai: quá trình sản xuất tạo ra chất thải và tiếng ồn gây ô nhiễm cho nguồn nước và không khí. Đây là một cản trở không nhỏ cho Công ty trong tương lai nếu mở rộng quy mô sản xuất. Lúc này chi phí xử lí cho môi trường sẽ tăng cao.

Tóm lại trên đây là những yếu tố thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức của Công ty. Trong những năm tới Công ty phải biết phát huy, nắm bắt thời cơ thuận lợi, đẩy lùi khó khăn, thách thức đưa Công ty luôn đứng vững trên thị trường và sản xuất ngày càng phát triển. Vì cơ hội tự nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta. Cơ hội và thách thức không phải

“nhất thành bất biến” mà luôn vận động, chuyển hoá và thách thức đối với ngành này có thể là cơ hội cho ngành khác phát triển. Tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận dụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội sẽ mất đi, thách thức sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục.

Bảng 4.12: Ma trận SWOT của Công ty

OT Cơ hội (O) Thách thức ( T)

-Tăng trưởng kinh tế cao. -Quan hệ quốc tế được mở rộng.

Cạnh tranh với dòng sản phẩm nhập khẩu từ Trung quốc, Nhật Bản. Điểm mạnh ( S) Chiến lược SO Chiến lược ST

-Có kinh nghiệm và truyền thống lâu năm về sản xuất bơm, dây

chuyền sản xuất đồng bộ, hiện đại.

-Đội ngũ cán bộ mạnh -Có mối quan hệ tốt, lâu dài với khách hàng. -Sản phẩm có chất lượng, uy tín trên thị trường. -Chính sách bán hàng linh hoạt.

- Mở rộng tối đa thị trường trong và ngoài nước.

- Củng cố vững chắc vị trí, thương hiệu sản phẩm, tích cực đưa sản phẩm mới xâm nhập thị trường.

- Tăng cường nghiên cứu thị trường, tập trung tiêu thụ sản phẩm.

- Khai thác tốt dây chuyền sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Duy trì tốt hơn mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Điểm yếu Chiến lược WO Chiến lược WT

-Hoạt động xúc tiến bán hàng chưa tốt. - Hệ thống phân phối chưa phát huy hết sức mạnh tiêu thụ sản phẩm. -Hoàn thiện hệ thống phân phối. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ, đẩy mạnh, kích thích tiêu thụ.

- Tăng cường hạo động yểm trợ Marketing. -Điều tra nghiên cứu, khai thác thị trường triệt để.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm máy bơm của công ty chế tạo bơm hải dương (Trang 98)