Đánh giá chung về ngành bơm Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm máy bơm của công ty chế tạo bơm hải dương (Trang 45)

Cho đến nay, máy bơm phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp là loại sản phẩm mà hàng cùng loại của Trung Quốc đã không thể cạnh tranh được trên thị trường Việt Nam. Về cơ bản, ngành máy bơm đã làm chủ được thiết kế và công nghệ chế tạo các loại máy bơm phục vụ nông nghiệp với chất lượng tốt. Lực lượng cán bộ kỹ thuật ngành bơm có số lượng khá đông đảo với trình độ chuyên môn tốt đủ khả năng xây dựng và giúp ngành bơm ổn định và phát triển. Cơ sở vật chất và các cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề của các nhà máy cơ khí đảm bảo đủ khả năng phục vụ các nhiệm vụ thiết kế, công nghệ chế tạo máy bơm cho các nhu cầu của các ngành kinh tế, kỹ thuật trong nước và góp phần xuất khẩu. Có thể khẳng định, ngành máy bơm Việt Nam đứng vào hàng đầu khu vực Đông Nam Á (về năng lực cán bộ kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy bơm cũng như động cơ điện kèm theo).

Nhược điểm lớn nhất của ngành bơm Việt Nam là lực lượng cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn tốt phải làm việc phân tán ở nhiều đơn vị, chưa có sự phối hợp cùng nghiên cứu, do vậy, kết quả đạt được còn nhiều hạn chế. So với khu vực Đông Nam Á, Việt Nam nằm ở các thứ hạng đầu. Tuy nhiên, so với các nước công nghiệp phát triển (G7) hoặc so với Hàn Quốc, Trung Quốc… thì ngành bơm còn thua kém nhiều: chưa có cơ cấu tổ chức, quản lý ngành một cách hợp lý theo tác phong công nghiệp nhằm đưa các sản phẩm máy bơm thành hàng hoá, kinh doanh đạt hiệu quả cao. Các máy bơm được thiết kế, chế tạo chủ yếu

dựa theo các tài liệu, mô hình mẫu của nước ngoài. Trình độ chuyên môn của các cán bộ kỹ thuật đầu ngành được đào tạo tốt ở các trường trong và ngoài nước. Có rất ít cán bộ kỹ thuật chuyên ngành đạt trình độ quốc tế vì ít được rèn luyện nâng cao qua các công trình nghiên cứu nghiêm túc, bài bản. Còn nhiều cán bộ kỹ thuật thực hiện công tác nghiên cứu khoa học hời hợt, thiếu trung thực, không chịu khó thường xuyên cập nhật các thông tin và kiến thức mới, kém về ngoại ngữ, không tâm huyết trong nghiên cứu, còn tồn tại tình trạng sao chép kết quả nghiên cứu của người khác do cách quản lý chung còn nhiều kẽ hở, thiếu thông tin chung trên phạm vi cả nước. Tình trạng trên đã dẫn đến hạn chế kết quả đạt được của ngành máy bơm. Chất lượng nhiều sản phẩm chưa đạt mức yêu cầu chung của tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

2.2.3 Các chủ trương chính sách và hướng phát triển của ngành máy bơm

- Cần tổng kết nghiên cứu đầy đủ thực trạng ngành máy bơm Việt Nam Trong 10 năm gần đây. Trên cơ sở đó đánh giá các kết quả đạt được tốt và những vấn đề còn tồn tại để đè ra giải pháp phù hợp.

- Cần có hội nghị riêng về phương hướng phát triển ngành bơm trên cơ sở xác định ý nghĩa quan trọng của ngành này đối với các ngành kinh tế kĩ thuật nói riêng và sự phát triển chung của kinh tế đất nước, nhiệm vụ của ngành máy bơm đối với thị trường nội địa thay thế hàng nhập khẩu và tăng cường công tác xuất khẩu thu ngoại tệ.

- Phải xây dựng được cơ cấu tổ chức quản lí ngành hợp lí, khoa học để tập hợp được các cán bộ kĩ thuật chuyên ngành có trình độ cao (kể cả các Việt kiều ở nước ngoài), các công nhân kĩ thuật, các cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, vận hành sử dụng máy bơm trong các ngành kĩ thuật khác nhau với các mục đích khác nhau. Phải xây dựng được chiến lược phát triển ngành chế tạo bơm theo kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn một cách hợp lí và khoa học.

- Cần có chính sách khuyến khích nhân tài trong ngành bơm, từ đó sẽ có chiến lược đào tạo cán bộ kĩ thuật chuên ngành, công nhân kĩ thuật một cách nghiêm túc, khoa học. Phải chú ý quan tâm đầy đủ hơn đến vấn đề hợp tác khoa học công nghệ trong lĩnh vưc máy bơm - động cơ ở trong nước và quan hệ quốc tế.

- Cần đi sâu nghiên cứu các loại máy bơm nước phục vụ các ngành kinh tế kĩ thuật khác nhau nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm máy bơm.

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp xây dựng các phòng thí nghiệm máy bơm cỡ lớn với trang thiết bị hiện đại, phục vụ nghiên cứu máy bơm, kết hợp đào tạo cán bộ kĩ thuật chuyên ngành. Cần chú ý đến cung cấp phổ biến các tài liệu, sách chuyên sâu về bơm phục vụ công tác đào tạo, phổ biến kiến thức cho số đông cán bộ, công nhân kĩ thuật liên quan. Phải nhanh chóng hoàn chỉnh các tiêu chuẩn Nhà nước, tiêu chuẩn ngành về bơm.

2.2.4 Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn

Trên cơ sở phân tích đặc điểm cũng như phân tích thực trạng của ngành máy bơm Việt Nam, để có thể phát triển và nâng cao thị trường của CTCP chế tạo bơm Hải Dương thì cần rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn sau:

- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên vì các công ty có khả năng cạnh tranh hay không là nhờ ở trình độ, phẩm chất và sự gắn bó của nhân viên đối với công ty. Chính vì con người lập ra mục tiêu, chiến lược và kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của DN. Do vậy để có thể khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, công ty cần phải xây dựng chương trình đào tạo cán bộ công nhân viên.

- Phân bổ nguồn lực một cách hợp lí, xây dựng cơ cấu tổ chức, quản lý một cách hợp lý theo tác phong công nghiệp nhằm đưa các sản phẩm máy bơm thành hàng hoá, kinh doanh đạt hiệu quả cao.

- Nghiên cứu bối cảnh kinh tế thế giới trong và ngoài nước, nghiên cứu thị trường một cách chi tiết và cần thận từ đó áp dụng linh hoạt vào hoạt động

của công ty nhằm giảm thiểu rủi ro nhiều nhất có thể nhất là trong bối cảnh khủng hoảng như hiện nay.

- Hoàn thiện chiến lược sản xuất và chiến lược tiêu thụ sản phẩm: Đa dạng hóa sản phẩm, dãn rộng loại sản phẩm theo chiều dài và chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Hoàn thiện chiến lược giá: Cố gắng giảm chi phí trong sản xuất, tìm kiếm nguồn nguyên liệu khác để dễ dàng thay thế trong trường hợp khan hiếm và giá cao, hạ giá thành sản phẩm nhằm kích thích khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh với các DN cùng ngành nghề.

- Hoàn thiện chiến lược phân phối: Tạo kênh phân phối rộng hơn, tăng cường số lượng xe vận chuyển đến tận tay khách hàng, đồng thời điều chỉnh phương thức thanh toán dễ dàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng mọi lúc, mọi nơi.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng: Đánh vào tâm lý khách hàng, tạo sự tin tưởng, yên tâm sử dụng sản phẩm.

- Hoàn thiện chiến lược xúc tiến: Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị trên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, tặng sản phẩm đi kèm khi mua sản phẩm.

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần chế tạo máy 3.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần chế tạo máy bơm Hải Dương

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm máy bơm của công ty chế tạo bơm hải dương (Trang 45)