4 Phương thức bán hàng 5 Phương thức thanh toán
3.2.3 Phương pháp phân tích
* Thống kê mô tả :
Phương pháp này nhằm tập hợp, phân loại, phân tích số liệu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh sau khi đã thu thập các tài liệu, chỉnh lí số liệu trên cơ sở đánh giá mức độ của hiện tượng. Tình hình biến động của hiện tượng cũng như mối quan hệ ảnh hưởng đồng thời dự báo xu hướng phát triển của chúng và đi đến tổng hợp lí thuyết để đề xuất các giải pháp có căn cứ khoa học.
Sau khi thu thập được số liệu, thông tin cần thiết thì bước tiếp theo phải phân tích được số liệu đó. Phương pháp thống kê kinh tế giúp tôi nhìn nhận rõ và nhanh hơn về vấn đề bản thân nghiên cứu, cần tìm hiểu. Qua đó, tôi có thể đánh giá sơ bộ tình hình hoạt động của Công ty. Trong quá trình nghiên cứu, sau khi có những số liệu về chi phí sản xuất, khối lượng tiêu thụ, khối lượng sản xuất, giá bán… để thấy được thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
của Công ty từ đó đưa ra các giải pháp phát triển thị trường và dự báo tình hình thị trường mới trong tương lai của Công ty.
* Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng để đối chiếu mức độ
của các chỉ tiêu cần phân tích theo thời gian, kế hoạch. Trên cơ sở đó đánh giá các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lí tối ưu trong từng trường hợp sản xuất và tiêu thụ. Tuỳ thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích mà xác định phương pháp so sánh khối lượng trong sản xuất và tiêu dùng. Với đề tài của khóa luận này tôi sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu tình hình phát triển, doanh số tiêu thụ các sản phẩm của Công ty, giá cả của các sản phẩm đó với những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp trên thị trường.
* Phương pháp Ma trận SWOT
Phương pháp sử dụng để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức vấn đề nghiên cứu, nhằm đưa ra giải pháp khi kết hợp các yếu tố đó với nhau. Đề tài đã sử dụng phương pháp này để phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong việc sử dụng lao động, phân bổ lao động của Công ty phân tích cơ hội, thách thức trong việc sử dụng lao động của Công ty. Từ đó rút ra những kinh nghiệm sửa chữa những thiếu sót trong quản lí, đưa ra phương án phù hợp hơn trong sử dụng lao động.
Bảng 3.5: Khung phân tích SWOT
Các yếu tố Cơ hội ( O) Thách thức ( T)
Điểm mạnh ( S) Kết hợp S-O Kết hợp S-T
Điểm yếu ( W) Kết hợp W-O Kết hợp W-T
* Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp nghiên cứu dựa trên ý kiến đánh giá của các chuyên gia. Phương pháp này giúp nhanh chóng nắm bắt được những lí luận cơ bản, thực trạng tình hình cũng như định hướng và giải pháp giải quyết các vấn đề.
Trao đổi với cán bộ lãnh đạo Công ty như Giám đốc, phó giám đốc, phụ trách kinh doanh, các phòng ban kế toán, ban thiết kế. Đây là những người nắm
rõ tình hình sản xuất và kinh doanh của Công ty nên việc tiếp xúc với họ sẽ thu thập nhiều thông tin chính xác hơn.
Tham khảo một số ý kiến của các thầy cô giáo trong trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.