Thực trạng ngành máy bơm ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm máy bơm của công ty chế tạo bơm hải dương (Trang 41)

*Thực trạng máy bơm nước phục vụ nông nghiệp

Việt Nam là một nước nông nghiệp nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều. Với số dân hơn 86 triệu người và diện tích lãnh thổ trên 330000 km2 (trong đó diện tích đất trồng trọt hiện nay khoảng 11 triệu ha). Việt Nam có tiềm năng không nhỏ về xuất khẩu hàng nông sản như gạo, coffe, ca cao… Và ngành máy bơm đã đóng góp đáng kể cho công tác thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp. Vì vậy nhu cầu sử dụng máy bơm ở nước ta là rất lớn và rất cần thiết.

Hiện nay, trên phạm vi cả nước đang sử dụng tới trên 200.000 máy bơm các loại. Ngành thuỷ lợi đang quản lý khoảng 3.500 trạm bơm điện với hơn 12.000 máy bơm, trong đó có hơn 250 máy bơm cỡ lớn công suất mỗi máy đạt N = (200 ¸ 800) kW, lưu lượng Q = (8.000 ¸ 36.000) m3/h. Tổng công suất lắp máy phục vụ tưới là 250.000 kW và tiêu nước là 300.000 kW. Các trạm bơm nêu trên chủ yếu được xây dựng các tỉnh phía Bắc (Nam Định, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hoá, Ninh Bình, Hà Nội...). Riêng vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ đã xây dựng và lắp đặt khoảng 1.900 trạm bơm với hơn 10.000 máy bơm các loại. Các trạm bơm tưới đảm bảo hiệu suất gần 70%, trong đó vùng miền Bắc Bộ đạt trung bình 60%, vùng đồng bằng sông Hồng đạt 66%, vùng trung du Bắc Bộ đạt tới 80%. Các trạm bơm tiêu đạt hiệu quả cao hơn với mức là 78%. Ở miền Nam cũng đã xây dựng và lắp đặt hàng trăm trạm bơm điện với công suất N £ 75 kW. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng các trạm bơm điện với

công suất mỗi máy N = (37 ¸ 75) kW thường không cao. Điểm nổi bật của vùng này là kênh rạch dày đặc, nhu cầu tiêu úng tới 75% do mực nước sông cao hơn so với mặt ruộng (25% tiêu nước tự chảy). Hiện nay, có tới 25.000 máy bơm cỡ nhỏ lắp với động cơ dầu và hàng trăm nghìn máy bơm cực nhỏ lắp với động cơ xăng đang sử dụng rộng rãi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vùng ven biển miền Trung có độ dốc lớn hơn đang sử dụng vài trăm máy bơm cột áp cao. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các địa phương quản lý hàng trăm hệ thống tưới phun mưa cỡ lớn (với công suất 50 mã lực) phục vụ tưới cho các cây công nghiệp như cà phê, chè, bông, mía, dâu, cũng như đồng cỏ ở vùng đồi núi phía Bắc, Tây Nguyên và miền Trung. Cả nước có hàng chục trạm bơm thuyền công suất mỗi máy N = (20 ¸ 300) mã lực đang hoạt động. Chúng ta đã tự khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt và quản lý vận hành các trạm bơm phục vụ thuỷ lợi, nông nghiệp từ nhỏ đến lớn (lắp hàng chục máy bơm) với tổng công suất của trạm tới gần 10.000 kW (trạm bơm Vân Đình – Hà Nội, có 28 tổ máy công suất mỗi tổ máy là 200 kW). Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thiết kế, xây dựng các công trình trạm bơm lắp đặt các máy bơm nước phục vụ thuỷ lợi, nông nghiệp theo ba vùng lãnh thổ chính: a. Vùng ven biển (kể cả các đô thị) và đồng bằng sông Cửu Long với cột áp của máy bơm thấp (H £ 5,0m) chủ yếu dùng máy bơm cỡ nhỏ với công suất mỗi máy N £ 55kW cho hiệu quả sử dụng tốt với các biện pháp công trình hợp lý. b. Vùng nội đồng, với cột áp trung bình (3,0 ¸ 11,0) m, thuộc Châu thổ sông Hồng sử dụng các loại bơm khác nhau với công suất mỗi máy N = (15 ¸ 800) kW phụ thuộc vào chức năng tưới tiêu và điều kiện xã hội từng địa phương. c. Vùng trung du, đồi núi và các bãi ven sông lớn với cột áp máy bơm H > 10 m, công suất mỗi máy không lớn, N £ 55 kW và máy có thể di động dễ dàng do điều kiện thay đổi mực nước sông nhiều (DZ ³ 8m) trong thời gian ngắn. Ngành máy bơm Việt Nam đã cung cấp hầu như toàn bộ các loại máy bơm nước phục vụ thuỷ lợi, nông nghiệp với công suất mỗi máy N £ 500 kW. Tuy nhiên, chúng ta đã phải nhập hàng trăm tổ máy bơm với công suất N =

(80 ¸ 1.000) kW từ các nước Đông Âu, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc. Các máy này đã làm việc trên 20 năm, do vậy đã cũ và hư hỏng nhiều, hiệu suất rất thấp. Nước ta đã nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các phụ tùng thay thế và phục vụ sửa chữa. Đến nay, trong nước đã làm chủ công nghệ thiết kế và chế tạo các loại máy bơm hướng trục đứng, trục ngang công suất đạt tới Nđcmax = (900 ÷ 1.000) kW với lưu lượng Qmax = (30.000 ÷ 36.000) m3/h, với hệ số tỉ tốc đạt tới nS = 1.300 v/ph phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp và chống ngập úng cho các địa phương. Ngoài ra, Việt Nam đã tự thiết kế và chế tạo nhiều loại bơm hỗn lưu (dòng chéo) và các bơm ly tâm cột nước cao phục vụ tưới cho cây trồng. Chúng ta cũng đã thiết kế và chế tạo được các máy bơm nhiều cấp cột áp cao, các hệ thống trạm bơm nổi với các phao di động, các hệ thống bơm di động trên ray nghiêng, các máy bơm trục đặt nghiêng, các tổ hợp máy bơm – hệ thống tưới phun mưa cho các loại cây công nghiệp, cây ăn quả. Tóm lại, ngành máy bơm đã làm chủ công nghệ thiết kế và công nghệ chế tạo nhiều loại máy bơm cánh dẫn kiểu hướng trục, hỗn lưu hoặc ly tâm trục ngang, trục đứng hay trục đặt nghiêng lắp với các động cơ điện 3 pha, tần số 50 Hz. Những năm gần đây, chúng ta đã bắt đầu đi sâu nghiên cứu và đạt được kết quả tốt trong việc thiết kế, chế tạo các máy bơm chìm lắp với động cơ điện chìm (bơm chìm đạt công suất N = 75 kW, lưu lượng Q = 4.000 m3/h, cột nước H = (3 ÷ 20)m và các động cơ điện chìm đạt công suất N = 37,55 kW). Đặc biệt, hiện nay, các cán bộ kỹ thuật chuyên ngành đang tập trung nghiên cứu, thiết kế chế tạo các máy bơm chìm kiểu hướng trục đứng tỉ tốc cao tới nS = 1.700v/ph.

*Thực trạng các loại máy bơm phục vụ công nghiệp và các mục đích khác

Ngành máy bơm đã thiết kế và chế tạo được một số loại máy bơm ly tâm 1 cấp đạt cột nước H = (140 ÷ 160)m. Các máy bơm ly tâm nhiều cấp phục vụ sửa chữa, thay thế các phụ tùng cho các máy bơm nhập khẩu để hút nước ngầm cũng được thiết kế và chế tạo trong nước theo mẫu của nước ngoài. Cán bộ kỹ thuật Việt

Nam cũng tự thiết kế chế tạo nhiều loại máy bơm hút bùn cát đạt công suất N = (800 ÷ 2.000)kW, cột áp H = (100 ÷ 150)m, các loại máy bơm lớn phục vụ khai thác mỏ (khai thác than, thiếc, đồng, vàng…). Máy bơm hút bùn cát để nạo vét các lòng sông, hồ ao hoặc cửa biển... phục vụ giao thông thuỷ lợi đang có nhu cầu rất lớn. Do chưa được đầu tư nghiên cứu đầy đủ, trình độ công nghệ hạn chế, vật liệu chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật... nên độ bền của máy rất thấp, tuổi thọ ngắn và hiệu quả sử dụng chưa cao. Nhiều kiểu bơm ly tâm trục ngang với bánh công tác hở phục vụ công nghiệp hoá chất với các dung dịch có độ nhớt cao, dung dịch có nhiều tạp chất, các vật liệu xơ, bã gây tắc hay bơm nước nóng tới 1200C, các loại bơm hút hai phía, bơm chân không, bơm tự hút, bơm phục vụ công nghiệp tàu thuỷ, các chân vịt tàu thuỷ… Các máy bơm đặc chủng dùng trong khai thác mỏ (than, super, phôtphat, apatit...), trong các ngành xây dựng, dầu khí, phục vụ cấp nước sinh hoạt cho các thành phố, thị trấn cũng như máy bơm cho công nghiệp hoá chất, công nghiệp thực phẩm hay công nghiệp giấy... được ngành máy bơm cung cấp nhưng số lượng còn ít, chủng loại còn nghèo và chất lượng chưa cao. Phần lớn các loại máy bơm này phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao. Nói chung, các loại máy bơm phục vụ cho công nghiệp và các mục đích khác đều được lắp với các động cơ điện 3 pha, tần số 50 Hz thông thường do Việt Nam tự thiết kế và chế tạo đạt chất lượng tốt tương đương các sản phẩm nước ngoài tuy số lượng và chủng loại còn chưa nhiều.

* Thực trạng về nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ ngành chế tạo máy bơm

Các cán bộ kĩ thuật trong ngành chế tạo máy bơm nói chung được đào tạo chủ yếu từ các nước Đông Âu và tại các trường đại học trong nước (điển hình là Đại học Bách Khoa Hà Nôi, Đại học Thuỷ Lợi, Đại học Xây Dựng Hà Nôi…). Nhiều viện nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu về máy bơm và đạt nhiều kết quả tốt: Viện nghiên cứu Cơ khí, Viện khoa học Thuỷ lợi, Viện nghiên cứu máy mỏ, Tổng CT thiết bị điện, các CT như: CTCP chế tạo bơm Hải Dương, CT cơ khí thuỷ lợi Hải Dương… đã góp phần không nhỏ cho việc thiết kế, chế tạo máy

bơm. Hiện nay trong nước có bốn phòng thí nghiệm máy bơm đạt tiêu chuẩn khu vực: phòng thí nghiệm của CT EBARA Hải Dương, phòng thí nghiệm của liên danh CT Lilama, phòng thí nghiệm của CTCP chế tạo bơm Hải Dương, phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu Khoa học thuỷ lợi. Lực lượng cán bộ chuyên ngành, công nhân kĩ thuật và cơ sở vật chất thiết bị của các nhà máy cơ khí trong nước đủ khả năng chế tạo các loại máy bơm đáp ứng phần lớn các nhu cầu thực tế trong nước và tham gia xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm máy bơm của công ty chế tạo bơm hải dương (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w