Biện chứng giữa chất và lượng.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Trang 62)

IV. Triết học cổ điển Đức.

2.Biện chứng giữa chất và lượng.

2.1. Chất và lượng của sự vật thống nhất nhau. Nghĩa là sự vật nào cũng cĩ chất và lượng của nĩ. Chất và lượng quy định nhau (chất nào cũng cĩ lượng và lượng nào cũng là lượng của một chất nhất định). Sự thống nhất giữa chất và lượng thể hiện ở “độ”. Độ là khái niệm chỉ sự thống nhất giữa chất và lượng, nghĩa là sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. 2.2. Sự biến đổi về lượng đạt tới điểm “nút” dẫn tới sự biến đổi căn bản về chất của sự vật. Sự biến đổi của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi của lượng. Nhưng khơng phải sự biến đổi nào của lượng cũng làm cho chất biến đổi mà chất của sự vật chỉ biến đổi căn bản khi lượng biến đổi đến điểm “nút”. Nút là điểm giới hạn mà tại đĩ sự biến đổi về lượng dẫn tới sự biến đổi về chất.

Sự chuyển biến về chât của sự vật được gọi là “bước nhảy”. Bước nhảy chỉ giai

đoạn chuyển hố về chất của sự vật do những thay đổi về lượng gây ra.

Sự thay đổi về chất của sự vật hết sức đa dạng với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau. Hình thức của các bước nhảy phụ thuộc vào chất của sự vật, vào mâu thuẫn vốn cĩ của sự vật đĩ và những điều kiện diễn ra bước nhảy. Dựa vào thời gian diễn ra bước nhảy cĩ thể phân thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần. Dựa vào quy mơ của bước nhảy cĩ thể chia thành bước nhảy tồn bộ và bước nhảy cục bộ.

2.3. Sau khi ra đời chất mới tác động trở lại sự thay đổi của lượng, lượng tiếp tục biến đổi về quy mơ, trình độ, nhịp điệu phát triển đến một lúc nào đĩ lại dẫn

đến sự ra đời của chất mới hơn.

Từ những phân tích trên đây cĩ thể rút ra nội dung quy luật như sau: Bất kỳ sự

vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới sự thay đổi căn bản về chất của sự vật thơng qua bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng. Cứ như vậy, sự phát triển diễn ra khơng ngừng.

3. Ý nghĩa phương pháp luận:

Thứ nhất, trong nhận thức và hành động phải chú ý tích lũy về lượng. Khắc phục khuynh hướng nĩng vội muốn đổi mới nhưng bất chấp sự chuyển biến về

lượng. Phải hiểu rằng mọi mục đích mà con người đạt được đều trải qua quá trình tích luỹ về lượng. Đĩ chính là kết quả của sức lực và trí tuệ của con người. Do đĩ khơng cĩ một sự thành cơng nào mà dễ dàng bằng phẳng cả nên thái độ

vượt qua khĩ khăn là thái độ tích cực.

Thứ hai, phải chú ý tạo điều kiện để những thay đổi về lượng chuyển sang chất mới diễn ra một cách tốt nhất.

Thứ ba, phải chủđộng nắm bắt thời cơ, thực hiện các bước nhảy cĩ lợi cho con người, chống khuynh hướng trì trệ, bảo thủ.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Trang 62)