Các hình thức vận động cơ bản.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Trang 44)

IV. Triết học cổ điển Đức.

b. Các hình thức vận động cơ bản.

Căn cứ theo những tiêu chí phân loại khác nhau, người ta cĩ thể chia vận động của vật chất thành các hình thức vận động khác nhau. Dựa trên những thành tựu của khoa học đương thời, Ph.Ăngghen đã phân chia vận động thành các hình thức cơ bản sau ( cho đến nay cách phân loại phổ biến nhất trong khoa học vẫn là chia vận động thành 5 hình thức cơ bản như Ph.Ăngghen đã tổng kết):

• Vận động cơ học là sự dịch chuyển vị trí của các vật thể trong khơng gian.

• Vận động vật lý là sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận

động điện tử, các quá trình nhiệt, điện...

• Vận động hĩa học là quá trình hĩa hợp và phân giải các chất, vận động của các nguyên tử.

• Vận động sinh học là sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với mơi trường.

• Vận động xã hội là sự biến đổi của lịch sử và xã hội, sự thay đổi, thay thế

các quá trình xã hội này bằng các quá trình xã hội khác.

Trong sự tồn tại của mình, mỗi một sự vật cĩ thể gắn liền với nhiều hình thức vận động khác nhau. Tuy nhiên bản thân sự tồn tại của sự vật ấy bao giờ cũng

2.1.2. Đứng im.

a. Đứng im là trạng thái bảo tồn những thuộc tính vốn cĩ của vật chất và được xác định trong một giới hạn thời gian mà ởđĩ sự vật chưa thay đổi thành sự vật khác.

b. Đứng im cĩ tính tương đối và tạm thời (cịn vận động là tuyệt đối) bởi vì đứng im chỉ diễn ra trong một hình thức vận động nhất định, trong một quan hệ nhất

định và trong một thời gian nhất định mà thơi. Như vậy, đứng im chẳng qua chỉ

là một trạng thái đặc biệt của vận động của vật chất. Đĩ là vận động trong thăng bằng, trong sựổn định tương đối của các sự vật hiện tượng. Do đĩ vận động bao hàm sựđứng im. Ph.Ăngghen kết luận:" mọi sự cân bằng chỉ là tương đối và tạm thời ".

2.2. Khơng gian và thời gian.

Trong lịch sử triết học, xung quanh các phạm trù khơng gian và thời gian đã từng cĩ rất nhiều vấn đề nan giải gây tranh cãi. Vậy theo triết học duy vật biện chứng thì phạm trù khơng gian và thời gian được hiểu như thế nào?

2.2.1. Khái niệm khơng gian, thời gian: a. Khơng gian. a. Khơng gian.

Bất kỳ một khách thể vật chất nào cũng đều chiếm một vị trí nhất định, ở vào một khung cảnh nhất định trong tương quan về mặt kích thước (hình thức kết cấu, độ dài ngắn, cao thấp...) so với các khách thể khác. Các hình thức tồn tại như vậy của vật thểđược gọi là khơng gian. Hay nĩi cách khác, khơng gian là hình thức tồn tại của vật chất, vì vật chất luơn tồn tại trong những dạng vật chất cụ thể, cĩ kết cấu và liên hệ với những dạng khác theo một trật tự phân bố nhất

định.

b. Thời gian.

Sự tồn tại của các khách thể vật chất bên cạnh các quan hệ khơng gian, cịn

được biểu hiện ở mức độ tồn tại lâu dài hay nhanh chĩng của hiện tượng, ở sự

kế tiếp trước sau của các giai đoạn vận động... Những thuộc tính này của sự vật

được đặc trưng bằng phạm trù thời gian. Hay nĩi cách khác thời gian là hình thức tồn tại của vật chất, biểu thị sự tồn tại, vận động kế tiếp nhau theo trình tự

xuất hiện, phát triển và mất đi của các sự vật, hiện tượng.

2.2.2. Tính chất của khơng gian và thời gian.

a. Tính khách quan: Khơng gian, thời gian là thuộc tính của vật chất tồn tại gắn liền với nhau và gắn liền với vật chất. Vật chất tồn tại khách quan, do đĩ khơng gian và thời gian cũng tồn tại khách quan.

b. Tính vĩnh cửu và vơ tận: Theo Ph.Ăngghen, vật chất vĩnh cửu và vơ tận trong khơng gian và trong thời gian. Những thành tựu của vật lý học vi mơ cũng như

những thành tựu của vũ trụ học ngày càng xác nhận tính vĩnh cửu và vơ tận của khơng gian và thời gian.

c. Tính ba chiều của khơng gian và tính một chiều của thời gian: Tính ba chiều của khơng gian là chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Tính một chiều của thời gian là chiều từ quá khứđến tương lai.

Như vậy, khơng gian, thời gian và vận động là những hình thức, phương thức tồn tại tất yếu, vốn cĩ của vật chất. Chỉ cĩ vật chất tồn tại, vận động vĩnh viễn trong thời gian và khơng gian, và chỉ cĩ khơng gian, thời gian của vật chất đang vận động. Con người nhận thức vật chất thơng qua các hình thức và phương thức tồn tại của nĩ.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)