IV. Triết học cổ điển Đức.
b. Định nghĩa vật chất của Lênin:
"Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại khơng lệ thuộc vào cảm giác".
Với định nghĩa này, vật chất được hiểu như sau:
• “Vật chất chỉ thực tại khách quan” nghĩa là vật chất tồn tại độc lập với ý thức của con người và lồi người. Con người muốn hay khơng muốn thì vật chất vẫn tồn tại tự nĩ và vận động theo những quy luật khách quan vốn cĩ của nĩ. Tồn tại khách quan là thuộc tính cơ bản nhất của vật chất, phân biệt giữa vật chất với ý thức. Ở đây định nghĩa đã giải quyết theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật về mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học.
• Vật chất “được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh...” nghĩa là sự vật, hiện tượng vật chất tác động lên các giác quan, nhờđĩ con người nhận biết về chúng. Như vậy, con người cĩ thể nhận thức được vật chất. Ởđây mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học đã được giải quyết theo lập trường của triết học duy vật biện chứng.
Với sự phân tích trên đây, Lênin đã khái quát lại nội dung của định nghĩa này như sau: "Khái niệm vật chất chỉ cĩ nghĩa là thế này: thực tại khách quan tồn tại
độc lập với ý thức của con người, và được ý thức của con người phản ánh ". Giá trị khoa học của định nghĩa:
• Định nghĩa vật chất của Lênin đã giải đáp một cách khoa học vấn đề cơ
bản của triết học trên lập trường duy vật biện chứng.
• Định nghĩa này đã bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy tâm dưới mọi hình thức, đồng thời cũng đã bác bỏ quan điểm sai lầm của thuyết bất khả
tri, khẳng định con người cĩ thể nhận thức được thế giới; đồng thời khắc phục sai lầm của CNDV siêu hình vì khẳng định vật chất là vơ tận.
• Định nghĩa đã xây dựng một thế giới quan và phương pháp đúng đắn cho các khoa học, cho phép khắc phục được cuộc khủng hoảng của khoa học tự nhiên.
• Định nghĩa vật chất của Lênin cũng tạo cơ sở khoa học cho việc phát triển triết học về xã hội.