Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Trang 54)

IV. Triết học cổ điển Đức.

2. Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì cả cái chung và cái riêng

đều tồn tại, khách quan và quan hệ chặt chẽ nhau:

2.1. Cái chung tồn tại trong cái riêng, thơng qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình.

2.2. Cái riêng khơng tồn tại một cách cơ lập mà tồn tại trong mối liên hệ với cái chung.

2.3. Cái riêng là cái tồn bộ, phong phú hơn cái chung vì cái riêng khơng những bao gồm cái chung cịn bao gồm những cái đơn nhất. Cái chung là một bộ phận nhưng sâu săc hơn cái riêng. Cái chung là cái gắn liền với cái bản chất quyết

định sự tồn tại và phát triển của cái riêng.

2.4. Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định, cái

đơn nhất cĩ thể biến thành cái chung và ngược lại, cái chung cĩ thể biến thành cái đơn nhất.

Phái duy thực cho rằng cái chung tồn tại độc lập, khơng phụ thuộc vào cái riêng và sinh ra cái riêng. Cịn cái riêng thì hoặc là khơng tồn tại, hoặc nếu tồn tại thì cũng là do cái chung sản sinh ra và chỉ là tạm thời. Trong khi đĩ, cái chung tồn tại vĩnh viễn. Chẳng hạn như phạm trù << chúa trời>> là tồn tại vĩnh viễn Ngược lại, phái duy danh cho rằng chỉ cĩ cái riêng là tồn tại thật sự, cịn cái chung chẳng qua chỉ là những tên gọi do lý trí đặt ra chứ khơng phản ánh một cái gì đĩ trong hiện thực.

Nếu theo quan điểm của phái duy thực thì khái niệm tồn tại trước và độc lập với cái mà nĩ phản ánh. Đĩ là quan điểm duy tâm. Ngược lại, nếu theo quan điểm của phái duy danh thì mọi khái niệm, kể cả khái niệm vật chất cũng khơng biểu thị một cái gì cả. Điều đĩ trái với thực tế.)

3. Ý nghĩa phương pháp luận:

3.1. Để phát hiện cái chung cần xuất phát từ cái riêng.

3.2. Bất cứ cái chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần

được cá biệt hố. Cho nên cần chống cả chủ nghĩa giáo điều (tuỵệt đối hố cái chung) lẫn chủ nghĩa xét lại (tuyệt đối hố cái đơn nhất).

3.3. Để giải quyết những vấn đề riêng một cách cĩ hiệu quả thì cần phải giải quyết những vấn đề chung liên quan đến những vấn đề riêng đĩ. Nếu khơng thì sẽ dễ sa vào tình trạng mị mẫm, tuỳ tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa.

3.4. Trong hoạt động thực tiễn cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cái đơn nhất biến thành cái chung, và ngược lại cái chung thành cái đơn nhất, nếu sự biến

đổi đĩ cĩ lợi cho con người và xã hội

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)