Giới thiệu về công ty TNHH TM Sài Gòn – Cần Thơ

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng nhãn riêng co.opmart tại tp.cần thơ (Trang 37)

3.1.1 Giới thiệu về Co.opMart Cần Thơ

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Thƣơng mại Sài Gòn – Cần Thơ (Co.opMart Cần Thơ).

Tọa lạc tại số 1 Hòa Bình, phƣờng Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Điện thoại: (0710) 3 763585/ Fax: 0710 3 763 587. Logo của hệ thống siêu thị Co.opMart:

Siêu thị Co.opMart Cần Thơ là liên doanh hợp tác giữa Hợp tác xã Thƣơng mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) và công ty thƣơng mại Tổng hợp Cần Thơ (C.T.C), chịu sự quản lý của Liên hiệp và C.T.C.

Ngày 24/4/2003 Co.op Cần Thơ hoạt động tại trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế Cần Thơ, đánh dấu một bƣớc phát triển trong hoại động thƣơng mại của thành phố Cần Thơ trở nên chuyên nghiệp hơn. Trong suốt thời gian hoạt động tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc tế Cần Thơ chủ yếu là quảng bá thƣơng hiệu Co.opMart đến ngƣời tiêu dùng và đào tạo nguồn nhân lực.

Ngày 19/8/2004, siêu thị Co.opMart Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động với quy mô siêu thị hạng I (siêu thị Co.opMart giai đoạn 1) quy mô 1 trệt 2 lầu và tổng diện tích là 8.500 m2 với trên 22.000 mặt hàng ở tất cả 5 ngành hàng: Hóa mỹ phẩm, thực phẩm công nghệ, thực phẩm tƣơi sống, may mặc và đồ dùng. Bên cạnh đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng ngày của ngƣời dân, siêu thị cũng hợp tác với các doanh nghiệp khác mở ra nhiều gian hàng tạo điều kiện thuận tiện và tăng sự lựa chọn cho ngƣời tiêu dùng. Hiện nay siêu thị Co.opMart Cần Thơ đã trở thành địa điểm mua sắm đáng tin cậy của ngƣời dân tại nơi đây. Trong thời gian qua, Siêu thị Co.opMart Cần Thơ phục vụ nhu cầu mua sắm khoảng 10.000 lƣợt khách mỗi ngày.

23

Ngày 15/04/2011, Công ty TNHH TM Saigon – Cần Thơ tiến hành khởi công dự án Trung tâm thƣơng mại – siêu thị Co.opMart Cần Thơ giai đoạn 2. Trung tâm thƣơng mại – siêu thị Co.opMart Cần Thơ giai đoạn 2 có tổng diện tích sàn thƣơng mại hơn 24.000 m2 và 27.000m2 cao ốc văn phòng và khách sạn. Tổng đầu tƣ cho giai đoạn 2 của Trung tâm thƣơng mại – siêu thị Co.opMart Cần Thơ là 750 tỷ đồng. Đây sẽ là một trong những trung tâm mua sắm giải trí quy mô lớn nhất thành phố Cần Thơ và cũng là mô hình trung tâm thƣơng mại lồng ghép siêu thị đầu tiên của Co.opMart. Ngoài siêu thị Co.opMart kinh doanh các mặt hàng nhu yếu phẩm, khách hàng đến Trung tâm thƣơng mại – siêu thị Co.opMart Cần Thơ sẽ tìm thấy nhiều hàng hóa thời trang thƣơng hiệu quốc tế cao cấp khác. Đồng thời, Trung tâm thƣơng mại – siêu thị Co.opMart Cần Thơ cũng sẽ đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của ngƣời dân với 6 cụm rạp chiếu phim hiện đại của Megastar, khu trò chơi giải trí thanh thiếu niên và các dịch vụ khác nhƣ nhà sách, nhà hàng, café...Không gian mua sắm mới đang xây dựng hứa hẹn sẽ lợi thế to lớn, nâng cao nâng lực cạnh tranh hiện tại của Co.opMart trƣớc sự xuất hiện của BigC bởi những gian hàng có mặt ở BigC cũng đang lần lƣợt xuất hiện ở Co.opMart nhƣ Lotteria, Pizza Hut, nhà sách Fahasa...

Hình 3.1: Trung tâm thƣơng mại – siêu thị Co.opMart sau khi hoàn thành

Dự kiến Trung tâm thƣơng mại – siêu thị Co.opMart sẽ đƣợc bàn giao hoàn chỉnh trƣớc Tết âm lịch 2014 – Giáp Ngọ. Một địa điểm vui chơi, mua sắm, ăn uống đầy thu hút trong tết năm nay.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức

- Điều hành toàn bộ hoạt động của siêu thị là Ban giám đốc, gồm:

1 Giám đốc: Có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất trong mọi hoạt động của siêu thị.

24

2 Phó giám đốc: Phụ trách nhành hàng thực phẩm và phi thực phẩm, mỗi phó giám đốc điều hành và xem xét hàng hóa của từng ngành.

1 Kế toán trƣởng: Phụ trách thu chi và các vấn đề tài chính của siêu thị. - Bộ phận hỗ trợ: Chịu sự điều hành của Ban giám đốc.

- Dƣới bộ phận hỗ trợ là tổ trƣởng các ngành hàng. Mỗi ngành hàng có 1 thủ kho và 2 phụ kho, riêng tổ thực phẩm chế biến thì không có thủ kho vì hàng hóa đƣợc nhập trong ngày và trƣng bày ngay.

Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Siêu Thị Co.opMart Cần Thơ

Nguồn: Tổ Quảng Cáo Khuyến Mãi siêu thị Co.op Mart Cần Thơ

25

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Co.opMart Cần Thơ 2010-2013

Năm 2010 (triệu đồng) Năm 2011 (triệu đồng) Năm 2012 (triệu đồng) Chênh lệch 2010-2011 Chênh lệch 2011-2012 Số tiền (triệu đồng) % Số tiền (triệu đồng) % Doanh thu bán hàng 397.700 456.730 511.321 59.030 14,8 54.591 12,0 Khoản thu khác 11.724 8.739 9.301 -2.985 -25,5 0.562 6,4 Tổng chi phí 384.771 437.340 485.231 52.569 13,7 47.891 11,0 Nộp ngân sách (thuế) 4.903 3.620 4.070 -1.283 -26,2 0.454 12,4

Lợi nhuận sau thuế 19.750 24.509 31.321 4.759 24,1 6.812 27,8

Nguồn: Tổ Kế toán Co.opMart Cần Thơ, 2013

Doanh thu của Co.opMart Cần Thơ tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 doanh thu tăng 59.030 triệu đồng, cao hơn 14,8% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do từ năm 2011, công ty đã tổ chƣ́c nhiều đợt bán hàng lƣu đô ̣ng , đƣa hàng Viê ̣t về nông thôn để tăng doanh thu và quảng bá thƣơng hiê ̣u . Thƣờng xuyên thực hiện các chƣơng trình khuyến mãi, giảm giá dƣới nhiều hình thức để kích cầu trong tình hình kinh tế khó khăn. Song các khoản thu khác lại giảm 25,5% so với năm 2010 bởi trong năm 2011, siêu thị đang nằm trong giai đoạn mở rộng siêu thị giai đoạn 2 nên thu hồi khá nhiều mặt bằng ở đƣờng Ngô Quyền và Ngô Văn Sở, thêm vào đó chi phí sửa chữa, xây dựng không gian mới cũng làm cho tổng chi phí của siêu thị tăng so với năm trƣớc (13,7%). Song lợi nhuận sau thuế của năm 2011 cũng không vì thế mà giảm do mức nộp ngân giảm 26,2% so với 2010 nên lợi nhuận sau khi nộp thuế là 24.509 triệu đồng, tăng 4.759 triệu đồng (24,1%) so với 2010.

Năm 2012, tổng doanh thu bán hàng đạt 511.321 triệu đồng, cao hơn mức 456.730 triệu đồng ở năm 2011. Mặc dù tổng doanh thu bán hàng có tăng nhƣng tỉ lệ tăng trƣởng chỉ có 12%, thấp hơn mức 14,8% ở năm 2011. Nguyên nhân là trong giai đoạn sửa chữa nâng cấp siêu thị, bãi giữ xe tạm, sức chứa nhỏ đặt ở sân trƣớc không có mái che nên xe của khách hàng không đƣợc chăm sóc kỹ lƣỡng, gây nhiều bất tiện và e ngại cho khách hàng đến mua sắm. Dù trong giai đoạn sửa chữa nhƣng hoạt động siêu thị đã dần ổn định hơn so với giai đoạn đầu (năm 2011) nên các hoạt động tạo nguồn thu khác cũng đƣợc đảm bảo nhƣ cho thuê mặt bằng..., tăng 6,4%. Đồng thời chi phí xây dựng tiếp tục tăng trong năm 2012 và do giá thành sản phẩm tăng nên tổng chi phí tiếp tục tăng. Đứng trƣớc những điều đó, siêu thị thực hiện một số chính sách tiết kiệm và cân đối chi phí khá hiệu quả, so với năm 2011 ở mức 13,7% thì năm 2012

26

chỉ còn 11,0% nên lợi nhuận vẫn giữ đƣợc đà tăng trƣởng 27,8% dù mức nộp ngân sách tăng so với năm ngoài 12,4%

3.3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH NHR CỦA CO.OPMART 3.3.1 Nhãn hàng riêng của Co.opMart

Tính đến nay, hệ thống siêu thị Co.opMart đã tung ra 2 nhãn hàng của hàng nhãn riêng, một nhãn hàng mang tên mình là Co.opMart (hàng tiêu dùng thiết yếu, thực phẩm, hóa mỹ phẩm) và nhãn hàng SGC (hàng may mặc). Để mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lƣợng tốt Co.opMart luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm soát chất lƣợng từ nguyên liệu đầu vào, trong suốt quá trình kiểm soát và kinh doanh, đồng thời liên kết với hơn 45 nhà sản xuất. Hiện tại hàng nhãn riêng của Co.opMart đã có mặt ở tất cả 5 ngành hàng: Thực phẩm tƣơi sống, thực phẩm công nghệ, hóa mỹ phẩm, đồ dùng, may mặc với đa đạng về mẫu mã mà giá cả rất cạnh tranh và tiết kiệm, luôn thấp hơn hàng hóa cùng loại của các thƣơng hiệu đang dẫn đầu trên thị trƣờng từ 5% đến 20%. Đúng với tinh thần của slogan “Chất lƣợng – Tiết kiệm cùng hàng nhãn riêng Co.opMart”.

Hình 3.3: Sơ đồ cấu trúc thƣơng hiệu nhãn hàng riêng Co.opmart theo ngành hàng (5 ngành hàng)

Thực phẩm Thực phẩm May mặc Hóa phẩm Đồ dùng công nghệ tươi sống (10 NH) (6 NH) (13 NH) (16 nhóm hàng (NH)) (12 NH)

Nguồn: Website của Co.opMart, http://www.co-opmart.com.vn/

27

Bảng 3.2: Doanh thu nhãn hàng riêng Co.opMart tại Co.opMart Cần Thơ (2010-2013) Đơn vị tính: triệu đồng Ngành hàng Năm 2010 (triệu đồng) Năm 2011 (triệu đồng) Năm 2012 (triệu đồng) Chênh lệch 2010-2011 Chênh lệch 2011-2012 Số tiền (triệu đồng) % Số tiền (triệu đồng) % Thực phẩm tƣơi sống 780 920 1.190 140 17,9 270 29,3 Thực phẩm công nghệ 3.182 4.616 5.923 1.434 45,1 1.307 28,3 Hóa Mỹ phẩm 1.801 3.114 4.649 1.313 72,9 1.535 49.3 Đồ dùng 81 125 150 44 54,3 25 20,0 May mặc 3.127 3.912 4.383 695 21,6 471 12,0 Tổng 9.061 12.687 16.295 3.626 40,0 3.608 28,4

(Nguồn: Tổ Kế toán Co.opMart Cần Thơ, 2013)

3.3.2.1 Thực phẩm tƣơi sống

Bao gồm những mặt hàng rau củ quả, thịt cá tƣơi sống, trứng gia cầm mang thƣơng hiệu Co.opMart...Đƣợc lấy từ những nhà cung cấp có uy tín nhƣ Vĩnh Thành Đạt, Ba Huân, CP... Dù không phải thế mạnh cạnh tranh của siêu thị nhƣng doanh thu vẫn tăng đều qua các năm dù không nhiều. Do đa phần ngƣời tiêu dùng vẫn thƣờng chọn mua những mặt hàng này ở chợ truyền thống bởi sự tƣơi, rẻ và quan trọng hơn là tiện lợi. Nên để thu hút khách hàng, siêu thị thƣờng xuyên thực hiện các chƣơng trình khuyến mãi nhƣ “Bữa ăn ngon – tròn hạnh phúc” với những sản phẩm giá ƣu đại hay các sản phẩm “Giảm giá giờ vàng”...đƣa doanh thu từ 17,9% (năm 2011) tăng lên 29,3% (năm2012).

3.3.2.2 Thực phẩm công nghệ

Thế mạnh HNR của Co.opMart phải kể đến là các loại thực phẩm khô, chế biến sẵn nhƣ: những sản phẩm đƣợc đóng gói, hộp, chai: gạo, dầu ăn, bánh xốp, lạp xƣởng, giò lụa Co.opMart... và hàng đông lạnh: cá viên, cá basa, cá trứng... đƣợc hợp tác sản xuất với những nhà cung ứng nhƣ Kinh Đô (bánh Lucky hạnh nhân), Sapuwa (nƣớc uống đóng chai), Vinabico (bánh xốp), D&F và Sagrifood (Lạp xƣởng)...Các nhà sản phẩm khi muốn gia công sản phẩm thực phẩm cho Co.opMart đề phải đạt chứng nhận cơ sở đủ tiêu chuẩn VSATTP, cho thấy Co.opMart coi trọng chất lƣợng sản phẩm khi đƣa ra thị trƣờng nhƣ gạo của Co.opMart khi muốn đƣa ra thị trƣờng phải công bố chất lƣợng tại cơ quan quản lí nhà nƣớc.

28

Luôn đem lại doanh thu cao nhất trong các ngành hàng của siêu thị. Bởi ngoài sự đa dạng trong chủng loại và chất lƣợng ổn định thì chƣơng trình khuyến mãi ở ngành hàng này khá hấp dẫn trong năm 2011 nhƣ : “Hàng nhãn riêng – Giá tiết kiệm” với các mặt hàng đƣợc giảm giá hấp dẫn, mua 1 tặng 1 và còn tiết kiệm hơn 2-3% khi là khách hàng thân thiết, thành viên và VIP của siêu thị; “15 ngày vàng – Rộn ràng mua sắm” đây là chƣơng trình khuyến mãi lớn nhất trong năm, ngành hàng thực phẩm công nghệ cũng đóng góp phần không nhỏ... Hay việc đƣa ra mắt thị trƣờng sản phẩm mới: gạo Jasmine... Chính vì thế, doanh thu năm 2011 tăng 45,1%. Song năm 2012 có sự sụt giảm trong doanh thu chỉ còn 28,3%, do chính sách cắt giảm chi phí: chi phí Marketing...các chƣơng trình khuyến mãi cũng giảm để tập trung ngân sách cho việc xây dựng, sửa chữa không gian mua sắm mới cho siêu thị hoàn thiện trƣớc Tết 2014.

3.3.2.3 Hóa mỹ phẩm

Là những sản phẩm tẩy rửa: nƣớc rửa chén, bột giặt, nƣớc xả vải Co.opMart...giấy vệ sinh, khăn ƣớt... Gia công bởi công ty giấy Sài Gòn (giấy vệ sinh), Yaho (khăn ƣớt), Lix (sản phẩm tẩy rửa)... đều là những nhà sản xuất có kinh nghiệm. Để quản lí tốt chất lƣợng, siêu thị ƣu tiên chọn những nhà sản xuất sản xuất mỹ phẩm đạt chứng nhận GMP và ISO 9001.

Đây là ngành luôn có mức tăng trƣơng cao của Co.opMart. Năm 2011 là 72,9% - mức tăng trƣởng cao nhất, bởi Từ đầu năm 2011 Co.opMart đã tung ra thị trƣờng thêm nhiều dòng sản phẩm mới nhƣ: khăn giấy Napkin, nƣớc rửa chén và nƣớc giặt Co.opMart, sữa rửa tay Co.op... những chƣơng trình ƣu đãi hấp dẫn thu hút khách hàng. Song đến năm 2012, Co.opMart tập trung cho việc tu bổ siêu thị, nâng cao sức cạnh tranh khi sự xuất hiện của BigC đe dọa khá lớn đến khả năng cạnh cạnh của Co.opMart trên thị trƣờng. Cũng tƣơng tự nhƣ những ngành hàng khác, doanh thu trong năm 2012 còn 49,3% bởi những chính sách tiết kiệm chi phí của siêu thị.

3.3.2.4 Đồ dùng

Chủng loại sản phẩm trong ngành hàng này không nhiều: tập học sinh, cây lau nhà, áo mƣa, nồi, chảo chống dính, túi đựng rác... đƣợc Happy Cook (bộ nồi hợp kim nhôm)...gia công sản phẩm.

Doanh thu mà ngành hàng đồ dùng đóng góp không nhiều nhƣ những ngành hàng khác. Năm 2011 là 125 triệu đồng, tăng 54,3% so với năm 2010, do trong năm Co.opmart tung ra thị trƣờng sản phẩm mới nhƣ bộ nồi cao cấp, chảo chống dính. Cùng những chƣơng trình khuyến mãi: “5 ngày vàng – ngập tràn ƣu đãi” tặng phiếu ƣu đãi 30.000 đồng cho các hóa đơn mua hàng may mặc, đồ dùng có giá trị từ 500.000 đồng trở lên; Hay trong mùa tựu trƣờng thì tập học sinh luôn là sản phẩm đƣợc Co.opMart bình ổn giá... Nhƣng cũng vì sự kém đa dạng sản phẩm trong ngành hàng so với các đối thủ trên thị trƣờng nên nó chƣa thực sự là ƣu thế cạnh tranh của

29

Co.opMart. Nhƣng trong năm 2012 cũng có sự giảm sút trong doanh thu do các chính sách chi tiêu tiết kiệm nên tỷ lệ gia tăng doanh thu chỉ ở mức 12,0% so với năm 2011.

3.3.2.5 May mặc

Những sản phẩm may mặc của Co.opMart khá đa dạng và phong phú về mẫu mã, các sản phẩm mang nhãn hiệu SGC không giống các ngành hàng khác. Bao gồm quần áo, đồ phục học sinh, bộ drap gƣờng, mền, gối... Các nhà cung cấp gia công sản phẩm nhƣ: Mỹ Ý Mỹ, Tuấn Phong (quần short Nam); Legamex (đồng phục học sinh)...

Qua các năm, doanh thu mà ngành hàng may mặc đem lại không hề nhỏ, tăng đều. Năm 2011 tăng 21,6% so với năm 2010, nhiều hơn so với doanh thu của năm 2012 (12,0%). Trong năm 2011, bên cạnh sản phẩm mới đƣa ra thị trƣờng: bộ drap trải gƣờng..., các chƣơng trình khuyến mãi thì sản phẩm bình ổn giá: đồng phục học sinh thu hút khá nhiều khách hàng tiêu dùng sản phẩm. Sự sụt giảm doanh thu trong năm 2012 cũng do chính sách tiết kiệm chi tiêu để tập trung hoàn thành siêu thị mới.

Giữa năm 2013, không gian mua sắm mới của siêu thị Co.opMart gia đoạn 1 đã đƣợc hoàn thành. So với không gian cũ, HNR Co.op đã có không gian bày bán riêng không những giúp ngƣời tiêu dùng dễ chọn lựa mà còn đẩy mạnh việc nhận biết thƣơng hiệu nhãn hàng riêng Co.op của khách hàng tốt hơn. Kệ đƣợc đặt ở vị trí gây sự chú ý, không bị che lấp bởi những gian sản phẩm khác, hàng hóa trƣng bày không tràn lan, lấn át các sản phẩm của doanh nghiệp khác.

30

Hình 3.4: Trƣng bày nhãn hàng riêng của siêu thị Co.opMart

Những mặt hàng HNR hóa mỹ phẩm đƣợc đặt trên kệ chung với những sản phẩm của nhà cung ứng khác để ngƣời tiêu dùng có thể dễ dàng so sánh giá cả, mẫu mã bao bì, thúc đẩy khách hàng chọn mua sản phẩm cũng nhƣ trải nghiệm chất lƣợng nếu là lần đầu dùng thử.

31

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHÃN HÀNG RIÊNG CO.OPMART

4.1 THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 4.1.1 Thông tin về giới tính 4.1.1 Thông tin về giới tính

Trong 101 mẫu nghiên cứu, có 62 khách hàng là nữ (61.4%) vì thông thƣờng phái nữ là ngƣời nội trợ trong gia đình nên đi mua sắm nhiều hơn nam giới, nhất là các mặt hàng tiêu dùng. Bên cạnh đó, thì tỷ lệ nam đi giới đi siêu thị cũng chiếm một

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng nhãn riêng co.opmart tại tp.cần thơ (Trang 37)