Các hình thức cạnh tranh sản phẩm

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng nhãn riêng co.opmart tại tp.cần thơ (Trang 26)

Các sản phẩm đƣợc doanh nghiệp sản xuất ra là đều nhằm thoả mãn những nhu cầu của khách hàng khi tiêu dùng nó. Mặt khác, trong bản thân mỗi sản phẩm luôn chứa đựng vô số các yếu tố có thể ảnh hƣởng đến quyết định mua của khách hàng. Vì vậy, mỗi yếu tố cấu thành nên sản phẩm hay từng đặc tính của sản phẩm đều có thể là xuất phát điểm tạo ra khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Theo Trần Minh Đạo (trích “Giáo trình Marketing căn bản”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân (2006)) có một số hình thức cạnh tranh sản phẩm sau:

- Cạnh tranh về hình thức kết cấu, kiểu dáng sản phẩm: Đây là sự cạnh tranh giữa các sản phẩm cùng loại, cùng đáp ứng một loại nhu cầu nào đó của khách hàng nhƣng có hình thức kết cấu, kiểu dáng sản phẩm hoặc các yếu tố liên quan đến sản phẩm khác nhau nhƣ chất lƣợng, giá cả, các thuộc tính v.v... khác nhau.

- Cạnh tranh giữa các sản phẩm thay thế: Đó là hình thức cạnh tranh giữa các sản phẩm khác loại nhƣng cùng thoả mãn một loại nhu cầu nào đó của khách hàng. Hiện nay hình thức cạnh tranh này đang đƣợc rất nhiều doanh nghiệp sử dụng.

- Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu: Đây là sự cạnh tranh giữa các sản phẩm cùng loại, cùng đáp ứng một nhu cầu của khách hàng, có hình thức kết cấu, kiểu dáng giống nhau chỉ khác nhau về tên gọi, nhãn hiệu.

- Cạnh tranh giữa các nhu cầu: Với sự giới hạn về ngân sách chi tiêu khách hàng thƣờng phải cân nhắc giữa các quyết định mua. Do đó việc chi tiêu cho sản phẩm

12

này sẽ ảnh hƣởng tới việc chi tiêu cho sản phẩm khác và sẽ ảnh hƣởng tới quyết định mua của khách hàng.

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng nhãn riêng co.opmart tại tp.cần thơ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)