Dựa vào mô hình hồi quy, ta thấy R2 = 0,620. Có nghĩa là 7 biến độc lập giải thích được 62,0% biến phụ thuộc. 38,0% còn lại phụ thuộc vào những yếu tố khác.
Diễn giải mô hình bằng biểu đồ như sau:
0,079 0,109 0,581 0,150 0,079 0,056 0,082
Hình 4.2: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh
Quyết định chọn sử dụng dịch vụ thẻ ATM Tiện ích của thẻ Khả năng sẵn sàng của hệ thống ATM Chuẩn chủ quan An toàn khi sử dụng thẻ Chính sách marketing Kỹ năng của nhân viên
Dựa vào kết quả ta có mô hình như sau
Quyết định chọn sử dụng dịch vụ thẻ ATM = 0,581* Tiện ích của thẻ
+ 0,150* Khả năng sẵn sàng của hệ thống ATM + 0,109* An toàn khi sử dụng thẻ
+ 0,082* Độ tin cậy
+ 0,079* Kỹ năng của nhân viên + 0,079* Chuẩn chủ quan
+ 0,056* Chính sách Marketing + ε
Giải thích ý nghĩa của hệ số hồi quy.
β1 =0,581: với điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi tiện ích của thẻ tăng 1 đơn vị thì việc quyết định chọn sử dụng dịch vụ ATM của khách hàng tăng 0,581 đơn vị.
β2=0,150 : với điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi khả năng sẵn sàng của hệ thống ATM tăng 1 đơn vị thì việc quyết định chọn sử dụng dịch vụ ATM của khách hàng tăng 0,150 đơn vị.
β3=0,109 : với điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi tính an toàn sử dụng thẻ tăng 1 đơn vị thì việc quyết định chọn sử dụng dịch vụ ATM của khách hàng tăng 0,109 đơn vị.
β4=0,082 : với điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi độ tin cậy của ngân hàng tăng 1 đơn vị thì việc quyết định chọn sử dụng dịch vụ ATM của khách hàng tăng 0,082 đơn vị.
β5=0,079 : với điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi kỹ năng của nhân viên của ngân hàng tăng 1 đơn vị thì việc quyết định chọn sử dụng dịch vụ ATM của khách hàng tăng 0,079 đơn vị.
β6=0,079 : với điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi chuẩn chủ quan tăng 1 đơn vị thì việc quyết định chọn sử dụng dịch vụ ATM của khách hàng tăng 0,079 đơn vị.
β7=0,056: với điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi chính sách marketing tăng 1 đơn vị thì việc quyết định chọn sử dụng dịch vụ ATM của khách hàng tăng 0,056 đơn vị.