Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 4 thành phần: Truyền miệng mạng xã hội; Giá trị cảm nhận khách hàng; Hình ảnh thương hiệu; Ý định mua.
Hình 2.5: Mô hình lý thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu:
H1: Truyền miệng mạng xã hội có tác động dương đến ý định mua
H2: Truyền miệng mạng xã hội có tác động dương đến hình ảnh thương hiệu H3: Truyền miệng mạng xã hội có tác động dương đến giá trị cảm nhận H4: Giá trị cảm nhận có tác động dương đến ý định mua
H5: Hình ảnh thương hiệu có tác động dương đến ý định mua
H6:Hình ảnh thương hiệu có tác động dương đến giá trị cảm nhận khách hàng
Tóm tắt chương
Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu. Chương này cũng đã đưa ra các giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương 3 sẽ giới thiệu về phương pháp nghiên cứu.
Giá trị cảm nhận khách hàng Truyền miệng mạng xã hội Ý định mua H3+ H1+ H4+ Hình ảnh thương hiệu H2+ H5+ H6+
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết và đề nghị mô hình đo lường cùng các giả thuyết nghiên cứu. Nội dung chương 3 sẽ nhằm mục đích giới thiệu phương pháp nghiên cứu sử dụng để kiểm tra và điều chỉnh thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu cùng với giả thuyết đã đề nghị. Chương này gồm 3 phần chính: thiết kết nghiên cứu, các biến nghiên cứu và thang đo lường, mẫu nghiên cứu định lượng chính thức
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là nhằm đo lường mức độ tác động của yếu tố truyền miệng xã hội đến giá trị cảm nhận, hình ảnh thương hiệu và ý định mua trong lĩnh vực thiết bị di động cá nhân là điện thoại thông minh và máy tính bảng. Nghiên cứu này tác giả chỉ tập trung và sản phẩm điện thoại thông minh và máy tính bảng chứ không đi vào nghiên cứu sản phẩm của một thương hiệu nào cụ thể. Bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập những những tác động của yếu tố truyền miệng mạng xã hội đến hình ảnh thương hiệu, giá trị cảm nhận và ý định mua. Đối tượng lấy mẫu là các cá nhân sử dụng mạng xã hội như facebook, tinhte, vn-zoom, Twitter, LinkedIn, zingme, yume, tamtay… để tìm hiểu thông tin về điện thoại thông minh và máy tính bảng mà họ đã từng sử dụng hay dự định sử dụng.
Nghiên cứu gồm 2 phần chính: (1) Nghiên cứu sơ bộ và (2) Nghiên cứu chính thức tương ứng với hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.