Một số giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình tổ chức quản lý để nâng cao hiệu lực quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp huyện ở thanh hóa (Trang 60)

- Nguyên nhân của những hạn chế trên là do hệ thống luật, chính sách chƣa

3.3.Một số giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả hoạt động

10. Kết cấu của Luận văn

3.3.Một số giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả hoạt động

KH&CN trên địa bàn cấp huyện ở Thanh Hóa giai đoạn 2015- 2020

Xu hướng đổi mới chức năng quản lý nhà nước về KH&CN ở nước ta hiện nay

- Nhà nước tổ chức việc xây dựng chiến lược, định hướng chung về phát triển KH&CN của quốc gia gắn với chiến lược, định hướng phát triển KT-XH của đất nước; Xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách KH&CN; Xác định và phân bổ nguồn lực của Nhà nước để điều tiết và định hướng hoạt động KH&CN của đất nước.

Bên cạnh đó, Nhà nước thực hiện điều tra cơ bản, đánh giá thường xuyên tiềm lực khoa học và công nghệ, trình độ phát triển KH&CN của đất nước; Giám sát, tổng kết việc thực hiện chính sách, pháp luật đã ban hành, để trên cơ sở đó điều chỉnh các chính sách pháp luật và định hướng phát triển KH&CN cho phù hợp với tình hình và xu thế phát triển của từng giai đoạn.

Các Bộ xây dựng định hướng phát triển KH&CN gắn với chiến lược, định hướng phát triển chung của bộ, ngành; Xác định nguồn lực cần huy động cho hoạt

động KH&CN; Cụ thể hoá chính sách về KH&CN của Nhà nước và chủ động ban hành, chỉ đạo thực hiện các chính sách phát triển KH&CN của bộ, ngành. Tách các tổ chức trực tiếp hoạt động KH&CN không phục vụ cho nội dung quản lý nhà nước ra khỏi cơ quan bộ.

- Các địa phương chủ động vận dụng KH&CN để giải quyết các vấn đề KT- XH đặc thù của địa phương mình dựa vào chiến lược phát triển KT-XH chung của địa phương và các nguồn lực có thể huy động; Cụ thể hoá các chính sách về KH&CN của Nhà nước và chủ động ban hành, tổ chức thực hiện các chính sách thúc đẩy phát triển và ứng dụng KH&CN ở địa phương.

- Các cơ quan Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các hoạt động KH&CN, khơi nguồn nhu caùu và tạo lực thúc đẩy hoạt động KH&CN, song không trực tiếp đưa ra các quyết định chuyên môn về KH&CN.

Quản lý hoạt động KH&CN là một trong những lĩnh vực quản lý hoạt động KT-XH ở cấp Trung ương cũng như ở cấp địa phương. Hoạt động KH&CN gắn bó chặt chẽ với hoạt động kinh tế, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chủ yếu về mặt chất lượng (tăng năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của hàng hóa,…), nâng cao trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Chính vì vậy, việc xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN ở cấp huyện là rất cần thiết, bởi vì:

Tiếp cận theo hệ thống quản lý KH&CN

Để thực hiện nhiệm vụ của UBND cấp huyện trong lĩnh vực KH&CN (đã được ghi rõ trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003) nhất thiết phải có bộ máy quản lý đảm nhiệm. Bộ máy đó phải được hình thành với cơ cấu tổ chức hợp lý và với một đội ngũ cán bộ quản lý có đủ năng lực chuyên môn và thành thạo về nghiệp vụ quản lý.

Có thể nói chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý KH&CN ở địa phương phụ thuộc rất nhiều vào việc có tạo lập được hay không mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động KH&CN tương xứng, hợp lý và đủ mạnh để thực hiện được tốt vai trò, chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm theo yêu cầu cải cách hành chính nhà nước và đổi mới cơ chế quản lý KH&CN ở địa phương.

Bộ máy quản lý phải nhằm đáp ứng được tình hình thực tế phát triển KH&CN và yêu cầu của việc tăng cường công tác quản lý KH&CN cấp huyện. Mặt khác, thể hiện được yêu cầu phân cấp quản lý về tổ chức bộ máy và biên chế làm công tác quản lý hoạt động KH&CN trong điều kiện mới.

Hiệu lực và hiệu quả quản lý KH&CN ở huyện tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của Cấp ủy đảng và Chính quyền địa phương; đảm bảo đủ cơ sở pháp lý; sự phối hợp công tác giữa các ngành; phương tiện và điều kiện làm việc,…và điều quan trọng là phải có một bộ máy quản lý KH&CN mạnh, có năng lực, hoạt động có hiệu quả. Cụ thể là:

 Sự đóng góp của công tác quản lý KH&CN cấp huyện trước hết là việc đảm bảo cho các hoạt động KH&CN được thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước, góp phần ổn định và từng bước thúc đẩy sự phát triển KT-XH của địa phương. Cụ thể, việc chấp hành tốt các văn bản pháp luật về đo lường, chất lượng hàng hóa, về sở hữu công nghiệp là điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp sản xuất ổn định, đảm bảo chất lượng và từng bước đổi mới sản phẩm nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa địa phương trên thị trường nội địa và tăng nhanh xuất khẩu.

 Nguồn lực của địa phương có hạn, không thể sử dụng dàn trải mà phải được quản l‎ý để tập trung vào việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm của kế hoạch. Những nhiệm vụ KH&CN được hoàn thành tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng của sự phát triển kinh tế ở huyện (ứng dụng các thành tựu KH&CN để tăng năng suất sản xuất công nghiệp, năng suất cây trồng, vật nuôi, khai thác hợp lý tài nguyên địa phương,…).

Như vậy, thực hiện tốt công tác quản lý KH&CN ở cấp huyện sẽ giúp tập trung được mọi nguồn lực của địa phương và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (tài chính, lao động, thông tin, tổ chức quản lý,…) của địa phương để triển khai các nhiệm vụ KH&CN trong từng giai đoạn, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên địa phương, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa được ổn định, (chống nạn làm hàng giả, gian lận trong đo lường,…) và cải thiện đời sống của nhân dân.

 Quản lý tốt hoạt động KH&CN ở huyện là điều kiện cần thiết để thực hiện việc chuyển giao nhanh và có hiệu quả các thành tựu KH&CN, các kết quả nghiên

cứu, các kỹ thuật tiến bộ, kinh nghiệm sản xuất tiên tiến vào sản xuất và đời sống cấp huyện.

 Quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện được thực hiện tốt sẽ tranh thủ được sự hỗ trợ của Trung ương, trước hết là sự hỗ trợ của các cơ quan KH&CN trong việc chuyển giao nhanh các kết quả nghiên cứu vào sản xuất địa phương. Một trong những hỗ trợ quan trọng và có ý nghĩa nhất là việc giới thiệu những kinh nghiệm, quy trình sản xuất và cung cấp các tài liệu kỹ thuật, thông tin công nghệ, thông tin về các kết quả nghiên cứu, các giống cây con sạch bệnh, năng suất cao cho địa phương.

Trong vấn đề này, vai trò của cơ quan quản lý KH&CN ở cấp huyện có vị trí rất quan trọng - vừa là người hỗ trợ lựa chọn và giới thiệu các kết quả nghiên cứu đã được cơ quan có trách nhiệm đánh giá nghiệm thu, có khả năng ứng dụng vào địa phương, vừa là đầu mối phối hợp với các cơ quan KH&CN của Trung ương (viện nghiên cứu, trường đại học) để xây dựng các mô hình, tổ chức các lớp tập huấn, các điểm trình diễn giới thiệu cách làm cụ thể cho các hợp tác xã, các trang trại, các hộ nông dân.

 Quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện nhằm bảo hộ quyền lợi hợp pháp của người làm khoa học và cả người ứng dụng KH&CN.

Việc chuyển giao kết quả nghiên cứu của cơ quan KH&CN cho địa phương phải thông qua hợp đồng, trong đó quy định rõ trách nhiệm của bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao, quyền lợi vật chất và những vấn đề cần giải quyết trong trường hợp phát sinh các vướng mắc.

Đối với cá nhân, tổ chức của địa phương, Nhà nước bảo hộ pháp lý cho công sức sáng tạo của họ. Các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, các giải pháp hữu ích đều được đánh giá công nhận và quyền tác giả được Nhà nước bảo hộ.

 Quản lý KH&CN ở cấp huyện góp phần tích cực trong việc chuẩn bị các căn cứ khoa học để lãnh đạo huyện cân nhắc trước khi quyết định những chủ trương phát triển KT-XH địa phương, tiếp nhận đầu tư của nước ngoài vào địa phương.

Việc thẩm định công nghệ các dự án đầu tư vào địa phương được chặt chẽ sẽ loại trừ được các công nghệ lạc hậu nhập vào mà nhiều địa phương đã mắc phải

do khâu thẩm định công nghệ và môi trường làm không tốt.

Những chủ trương phát triển kinh tế không được tính toán cẩn thận, thiếu căn cứ khoa học, khâu thẩm định công nghệ và môi trường không làm hoặc làm chiếu lệ sẽ gây tổn hại đến công của của Nhà nước và nhân dân.

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình tổ chức quản lý để nâng cao hiệu lực quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp huyện ở thanh hóa (Trang 60)