Đánh giá chung về các mô hình quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình tổ chức quản lý để nâng cao hiệu lực quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp huyện ở thanh hóa (Trang 51)

- Nguyên nhân của những hạn chế trên là do hệ thống luật, chính sách chƣa

2.3.Đánh giá chung về các mô hình quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện

10. Kết cấu của Luận văn

2.3.Đánh giá chung về các mô hình quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện

2.3.1. Những kết quả đạt được

Hoạt động quản lý KH&CN trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2008-2013 đã có những chuyển biến mới, rõ nét. Tổ chức bộ máy quản lý KH&CN đã được kiện toàn và thiết lập ở tất cả các huyện, Hội đồng khoa học đã đi vào hoạt động theo quy chế ban hành, bước đầu đã thể hiện rõ vai trò trách nhiệm của tổ chức tư vấn KH&CN cho Chủ tịch UBND huyện.

Với nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học hỗ trợ, các huyện đã tổ chức được nhiều hoạt động, trong đó tập trung vào hoạt động tập huấn chuyển giao KTTB mới vào đời sống sản xuất, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực cho nhân dân. Tiêu biểu như các huyện Thường Xuân, TP Thanh Hoá, Nga Sơn, Hoằng Hoá...

Tuy nhiên, hoạt động quản lý về KH&CN trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế. Cán bộ công chức làm công tác khoa học là kiêm nhiệm, nên việc đầu tư thời gian và công sức vào công tác này là chưa nhiều. Cán bộ phụ trách KHCN còn lúng túng trong việc triển khai quản lý KH&CN. Nhiều Hội đồng khoa học tư vấn những vấn đề chưa sát với yêu cầu thực tiễn, dẫn đến nhiều đề xuất các nhiệm vụ KH&CN chất lượng không cao.

Sự phối hợp giữa Sở KH&CN và các huyện, đặc biệt là các phòng chuyên môn được giao quản lý hoạt động KH&CN còn chưa liên tục. Nhiều nhiệm vụ mà Sở KH&CN tiến hành trên địa bàn huyện theo chức năng (kiểm tra, thanh tra, kiểm định, đo lường...) chưa có được sự phối hợp chặt chẽ với các phòng chức năng của huyện.

Việc cấp phát kinh phí còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khâu thủ tục hành chính, kinh phí cấp cho các huyện còn hạn hẹp (30 - 45 triệu/huyện), trong khi đó việc đầu tư bổ sung kinh phí này từ huyện là gần như không có.

động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết 46/NQ-CP năm 2013 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật, thông tin KH&CN; kịp thời kiện toàn lại Hội đồng KHCN cấp huyện, rà soát bổ xung qui chế hoạt động của Hội đồng phù hợp với tình hình của địa phương. Đẩy mạnh việc triển khai xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chất lượng sản phẩm (sử dụng các giống mới, kỹ thuật thâm canh…) góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; nhiều huyện coi đây là một trong những giải pháp để thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình tổ chức quản lý để nâng cao hiệu lực quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp huyện ở thanh hóa (Trang 51)