- Nguyên nhân của những hạn chế trên là do hệ thống luật, chính sách chƣa
10. Kết cấu của Luận văn
2.2.3. Thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về KH&CN trên địa bàn huyện
UBND các huyện đã chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch hoạt động KH&CN hàng năm; dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho lĩnh vực KH&CN của địa phương. Ban hành các quyết định, chỉ thị, các cơ chế chính sách về lĩnh vực KH&CN. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, nhiệm vụ cải cách hành chính về lĩnh vực KH&CN; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách, chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực KH&CN; xây dựng hệ thống thông tin, thống kê về KH&CN tại địa phương. Phát triển phong trào lao động sáng tạo, phổ biến, lựa chọn các tiến bộ KH&CN, các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ các sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để áp dụng tại địa phương; tổ chức thực hiện các dịch vụ KH&CN trên địa bàn. Lựa chọn đề xuất các nhiệm vụ KH&CN giải quyết các vấn đề cấp thiết của sản xuất và triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN đã được phê duyệt. Đồng thời làm tốt công tác quản lý hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng theo quy định của pháp luật.
UBND các huyện đã xây dựng kế hoạch hoạt động KH&CN. Kế hoạch hoạt động KH&CN của các huyện thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao căn cứ vào các Quyết định của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở KH&CN phù hợp với tình hình cụ thể của mỗi địa phương; UBND các huyện đã ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích áp dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất tại địa phương.
Bảng 2.2. Chức năng quản lý Nhà nước về KH&CN cấp huyện
Nội dung triển khai (theo Thông tƣ 05)
Trực tiếp thực
hiện
Phối hợp thực hiện
1. Trình UBND cấp huyện dự thảo quyết định, chỉ thị; kế
hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm cho lĩnh vực KH&CN của địa phương.
x
2. Trình Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định, chỉ
thị về lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn. x
3. Trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Hội
đồng khoa học và công nghệ theo quy định tại Luật KH&CN, hướng dẫn của Bộ KH&CN và làm thường trực Hội đồng KH&CNcủa UBND cấp huyện.
x
4. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch, nhiệm vụ cải cách hành chính về lĩnh vực KH&CN sau khi được ban hành, phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách, chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực KH&CN; xây dựng hệ thống thông tin, thống kê về KH&CN tại địa phương theo hướng dẫn của Sở KH&CN.
x
5. Phát triển phong trào lao động sáng tạo, phổ biến, lựa chọn các tiến bộ KH&CN, các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để áp dụng tại địa phương; tổ chức thực hiện các dịch vụ KH&CN trên địa bàn.
x
6. Quản lý hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng theo
quy định của pháp luật và hướng dẫn của Sở KH&CN. x
7. Tổ chức thanh tra, kiểm travà xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về KH&CN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
x
8. Giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức
động của các hội, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực KH&CN.
9. Báo cáo định kỳ sáu tháng một lần hoặc đột xuất về tình hình hoạt động KH&CN với Chủ tịch UBND cấp huyện và Giám đốc Sở KH&CN
x
Một số vận dụng triển khai chức năng nhiệm vụ quản lý hoạt động KH&CN tại các huyện của tỉnh Thanh Hóa
Thành phố Thanh Hóa có cơ chế hỗ trợ khuyến khích ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, sáng tiến cải tiến kỹ thuật được công nhận được hỗ trợ 30% giá trị đầu tư công nghệ mới, tối đa không quá 200 triệu đồng cho một dự án; xây dựng đề án khôi phục phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2013- 2020.
Huyện Đông Sơn đã có chính sách khuyến khích đầu tư ứng dụng KH&CN trong phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp: hỗ trợ đơn vị ứng dụng KH&CN mới trong sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng năng suất lao động mỗi đơn vị từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng, hỗ trợ mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp 800 triệu đồng/mô hình.
Huyện Quảng Xương đã hỗ trợ xây dựng các mô hình dự án trồng rau an toàn tại các xã Quảng Lộc, Quảng Lợi và Quảng Chính với mức kinh phí 200 triệu đồng; dự án xây dựng mô hình lúa - cá - vịt kết hợp triển khai tại xã Quảng Bình với quy mô 10 hộ tham gia với kinh phí hỗ trợ 100 triệu đồng.
Huyện Nga Sơn đã phê duyệt đề án: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, khắc phục tình trạng bỏ đất hoang hóa, sử dụng đất trồng cói kém hiệu quả, phát triển kinh tế 6 xã ven biển giai đoạn 2013- 2015, định hướng đến năm 2020.
Huyện Yên Định khuyến khích các xã áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa, hỗ trợ một phần lãi suất ngân hàng khuyến khích nông dân đầu tư mua các loại máy nông nghiệp phục vụ cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất, gieo cấy đến thu hoạch nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, giải phóng sức lao động cho nông dân.
Huyện Như Thanh đã hỗ trợ các xã mua máy sản xuất phân viên nén để sản xuất tại chỗ phục vụ xây dựng các mô hình và sản xuất tại địa phương, hỗ trợ nông
dân trong xây dựng mô hình trồng ớt, trồng rau an toàn.
UBND huyện Thạch Thành đã xây dựng đề án: “Xây dựng các mô hình chuyển dịch mùa vụ và cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện năm 2011- 2015”.
Các huyện Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Bá Thước, Đông Sơn, Quảng Xương,… đã hỗ trợ cây giống (đậu tương, giống ngô, giống lúa, giống hoa, giống thanh long), con giống (vịt siêu trứng, gà ri vàng rơm,…) cho các hộ nông dân để phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập.