Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình tổ chức quản lý để nâng cao hiệu lực quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp huyện ở thanh hóa (Trang 31)

- Nguyên nhân của những hạn chế trên là do hệ thống luật, chính sách chƣa

2.1.1.Điều kiện tự nhiên

10. Kết cấu của Luận văn

2.1.1.Điều kiện tự nhiên

Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05' Đông. Phía bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192 km; phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km. Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.106 km², chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km².

- Địa hình: Địa hình Thanh Hóa phức tạp được chia thành 3 vùng rõ rệt:

+ Vùng núi, trung du: gắn liền với hệ núi cao Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn phía Nam, bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành. Diện tích tự nhiên trên 800.000ha (chiếm 2/3 lãnh thổ).

+ Vùng đồng bằng được hội tụ bởi các hệ thống Sông Mã, Sông Yên, bao gồm các huyện: Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Nông Cống, Hà Trung, TP Thanh Hóa, Thị xã Bỉm Sơn. Độ cao trung bình từ 5-15m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập.

+ Vùng ven biển bao gồm các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, thị xã Sầm Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia chạy dọc theo bờ biển.

Đặc điểm địa hình Thanh Hoá phong phú và đa dạng cho phép phát triển nông, lâm, ngư nghiệp toàn diện, dễ dàng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành, có nhiều cảnh quan thiên nhiên, rừng, biển, đồng bằng để phát triển du lịch, dịch vụ.

- Khí hậu thời tiết: Thanh Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió Lào, khô nóng vào mùa hạ. Lượng mưa trung bình nhiều năm 1860mm, nhiệt độ trung bình năm 23,60 C.Mưa bão tập trung chủ yếu vào từ

tháng 4 đến tháng 10. Các hiện tượng gió lốc, mưa đá có xảy ra vào tháng 4. Lượng mưa phân bố không đều trên các vùng lãnh thổ. Mùa mưa thường kéo dài 6 tháng và tập trung đến 60% - 80% lượng mưa của cả năm, dễ gây ra lũ lụt, nhất là ở những vùng có địa hình thấp như Hà Trung.

Với chế độ khí hậu nói trên đã gây nhiều bất lợi cho sản xuất và đời sống của nông dân, đưa nền sản xuất nông nghiệp Thanh Hóa vào tình trạng bấp bênh, khi thì quá khô hạn làm thiếu nước cho sinh hoạt và cây trồng, khi thì mưa nhiều gây ngập úng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và đời sống của đại bộ phận dân cư.

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình tổ chức quản lý để nâng cao hiệu lực quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp huyện ở thanh hóa (Trang 31)