- Nguyên nhân của những hạn chế trên là do hệ thống luật, chính sách chƣa
10. Kết cấu của Luận văn
3.3.2. Tổ chức lại bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả (giải pháp tổ chức)
căn cứ sau:
Dựa trên cơ sở căn cứ khoa học, căn cứ pháp lý và yêu cầu thực tế, luận văn đề xuất một số giải pháp có liên quan đề việc kiện toàn mô hình tổ chức quản lý KH&CN cấp huyện, bao gồm: mô hình tổ chức, nhân lực, Hội đồng KH&CN cấp huyện và các tổ chức sự nghiệp KH&CN cấp huyện như sau:
- Về mô hình tổ chức quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện
Căn cứ cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý và đồng thời xuất phát từ yêu cầu thực tế đa dạng đòi hỏi, mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động KH&CN ở cấp huyện không thể là một mô hình áp dụng cho tất cả các địa phương mà cần phải căn cứ vào yêu cầu thực tế hoạt động KH&CN của địa phương. Có thể xem xét 2 phương án sau:
Phương án 1: Biên chế 01 cán bộ chuyên trách quản lý KH&CN, cán bộ này thuộc Phòng chuyên môn cấp huyện (tùy thuộc vào thế mạnh của từng huyện, ví dụ huyện trọng điểm bố trí về Phòng Kinh tế, huyện thuần nông bố trí về Phòng Nông nghiệp...). Tuy nhiên, cán bộ này thuộc sự quản lý của Phòng quản lý KH&CN cơ sở (Sở KH&CN). Hàng quý, cán bộ chuyên trách quản lý KH&CN cấp huyện phải báo cáo đầy đủ các nội dung liên quan đến quản lý KH&CN trên địa bàn, đồng thời về Sở KH&CN tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý.
Ưu điểm của mô hình tổ chức cơ quan chuyên môn lồng ghép giữa KH&CN với các lĩnh vực khác là làm cho bộ máy quản lý được tinh gọn, hợp lý; ít xuất hiện yếu tố chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các tổ chức với nhau.
Hạn chế chủ yếu của mô hình lập phòng lồng ghép giữa các lĩnh vực là chưa đủ mạnh về tổ chức, cán bộ, công chức chuyên trách để quản lý hoạt động KH&CN. Mặt khác, trên thực tế mô hình phòng lồng ghép, thường có sự lấn át giữa lĩnh vực được coi là chủ thể chính với lĩnh vực được đưa vào lồng ghép.
Mô hình này thích hợp với các huyện không thuộc vùng kinh tế trọng điểm, thích hợp với các huyện quy mô nhỏ về địa lý, dân số và kinh tế. Khi các hoạt động KH&CN ở huyện trở nên đa dạng và sôi động, đòi hỏi phải có thêm nhân lực để thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động KH&CN tại địa phương, lúc đó sẽ cần một mô hình tổ chức quản lý lớn hơn cho tương xứng.
Phương án 2: Thành lập Phòng quản lý KH&CN độc lập, là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện.
Phòng KH&CN là cơ quan chuyên môn về KH&CN chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở KH&CN cấp tỉnh. Phòng KH&CN cần có các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ: có bộ phận làm chức năng quản lý nhà nước về KH&CN; có bộ phận làm chức năng quản lý hoạt động dịch vụ KH&CN trên địa bàn; có bộ phận làm công tác thanh tra, kiểm tra. Đây là phương án khả thi về tổ chức cơ quan chuyên trách về KH&CN ở cấp huyện.
Phương án này khắc phục được những hạn chế so với phương án lập phòng lồng ghép về KH&CN với các lĩnh vực khác. Phòng chức năng quản lý KH&CN độc lập, trực thuộc UBND huyện, sẽ đủ lực để tư vấn cho lãnh đạo huyện về biện pháp lôi cuốn KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện, về các biện pháp sử dụng nguồn lực KH&CN địa phương (nguồn lực về tài chính, về con người, về cơ sở vật chất KH&CN trên địa bàn); đủ lực để tổ chức việc triển khai thực hiện các chính sách KH&CN của trung ương và tỉnh và đánh giá kết quả thựcc hiện và đề xuất; đồng thời cung cấp cho lãnh đạo huyện về những thông tin cần thiết liên quan đến tiềm lực KH&CN trong huyện.
Tuy nhiên, khi thiết lập phòng quản lý KH&CN cần cân nhắc tình hình hoạt động cụ thể của địa phương, để đảm bảo cơ cấu mới thiết lập là điều kiện thiết yếu cho sự phát triển của hoạt động KH&CN tại địa phương, tránh việc thành lập một tổ chức bộ máy cồng kềnh mà hoạt động không tỏ ra hiệu quả hơn.
Mô hình này chỉ thích hợp với các huyện có quy mô kinh tế và dân số lớn và là huyện nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm, thị xã, thành phố.
Từ những phân tích hai mô hình đề xuất trên, có thể thấy rằng: để lựa chọn mô hình tổ chức quản lý hoạt động KH&CN ở huyện cần phải căn cứ vào quy mô hoạt động kinh tế, hoạt động KH&CN trên địa bàn huyện. Do đó, Phương án 1 khả thi hơn, cán bộ chuyên trách quản lý KH&CN tại Phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp của UBND huyện, đồng thời ở cấp xã có 1 cán bộ kiêm nhiệm quản lý KH&CN là Chủ tịch Hội nông dân là rất cần thiết cần thiết và phù hợp trong giai đoạn phát triển KH&CN ở Thanh Hóa hiện nay.
64
Mô hình quản lý KH&CN tỉnh Thanh Hóa hiện tại
Đề xuất đổi mới Mô hình quản lý KH&CN tỉnh Thanh Hóa
- Đề xuất về bố trí nhân Trung tâm ứng dụng KH&CN Trung tâm dịch vụ và ứng dụng KH&CN Tỉnh Tỉnh Huyện Sở KH&CN Các ngành chức năng Các tổ chức Cán bộ kiêm nhiệm quản lý KH&CN thuộc Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế Trung tâm dịch vụ và Ứng dụng KH&CN Khuyến nông (nông - lâm - ngư nghiệp) Khuyến công
Trung tâm dịch vụ và ƯDKH&CN Dự án
Trung tâm ứng dụng KH&CN Trung tâm dịch vụ và ứng dụng KH&CN Tỉnh Huyện Xã Sở KH&CN Các ngành chức năng Các tổ chức Cán bộ chuyên trách quản lý KH&CN thuộc Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế Trung tâm dịch vụ và Ứng dụng KH&CN Khuyến nông (nông - lâm - ngư nghiệp) Khuyến công Cán bộ kiêm nhiệm quản lý KH&CN
Đơn vị, cá nhân hưởng lợi do thành quả chuyển giao công nghệ, ứng dụng TBKT
Lãnh đạo Phòng chức năng quản lý KH&CN cấp huyện (Phòng Kinh tế hoặc phòng Nông nghiệp): Cần bố trí 1 Phó trưởng phòng phụ trách công tác KH&CN và ít nhất có từ 1 cán bộ chuyên trách quản lý KH&CN.
Nếu tổ chức Phòng KH&CN, có 1 Trưởng phòng và ít nhất có 2 cán bộ chuyên trách.
Biên chế của cơ quan chuyên môn về KH&CN được xác định theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo yêu cầu có biên chế đúng và đủ về số lượng, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức.
Sở KH&CN chỉ đạo và hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý KH&CN đối với Phòng kinh tế huyện và thường xuyên kiểm tra trên địa bàn huyện.
- Đề xuất về tổ chức Hội đồng KH&CN cấp huyện
Hội đồng Khoa học huyện có chức năng làm tư vấn cho Chủ tịch UBND huyện về phát triển KH&CN và quản lý hoạt động KH&CN trên địa bàn.
Cơ cấu của Hội đồng Khoa học cấp huyện gồm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng; trong đó có một thành viên làm Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm Thư ký cho Hội đồng.
- Chủ tịch Hội đồng: do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phụ trách về lĩnh vực KH&CN trên địa bàn.
- Các thành viên: gồm các cán bộ khoa học và cán bộ quản lý các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân, các đơn vị sự nghiệp KH&CN, giáo dục - đào tạo và các doanh nghiệp của cả Trung ương và địa phương trên địa bàn cấp huyện.
- Chế độ làm việc của Hội đồng Khoa học cấp huyện chủ yếu là kiêm nhiệm, hoạt động theo Quy chế của Hội đồng.
- Đề xuất về phát triển các tổ chức sự nghiệp KH&CN ở cấp huyện
Các tổ chức sự nghiệp KH&CN ở cấp huyện chủ yếu làm chức năng dịch vụ KH&CN phục vụ cho các đối tượng trên địa bàn; nhất là các hoạt động chuyển giao, ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống.
Các tổ chức sự nghiệp KH&CN chịu sự quản lý Nhà nước của cơ quan chuyên môn về KH&CN cấp huyện. Về cơ bản các đơn vị sự nghiệp KH&CN được hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, bộ máy, biên chế, tài chính và nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức Hội đồng Khoa học có năng lực, uy tín
- Bố trí 01 biên chế chuyên trách cho mỗi huyện. Việc bố trí biên chế vào tổ chức nào tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng huyện. Huyện nào có thế mạnh về nông, lâm, ngư thì để 01 nhân lực quản lý KH&CN ở phòng NN&PTNT, các huyện khác bố trí vào phòng Kinh tế hoặc Công thương. Thành phố Thanh Hoá thì biên chế ở Văn phòng UBND huyện. Các biên chế này phải được giao nhiệm vụ cụ thể bằng một văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh đối với huyện và chịu sự quản lý hành chính của phòng chuyên môn và được chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ Sở KH&CN. Làm như vậy không trái với các quy định của cấp trên đồng thời tạo điều kiện để người làm quản lý theo sát hoạt động KH&CN chủ yếu của huyện mình.
- Cán bộ chuyên trách về KH&CN của huyện hoạt động theo kế hoạch được phê duyệt đầu năm của Chủ tịch UBND huyện và điều hành của Trưởng hoặc Phó phòng nghiệp vụ. Các hoạt động bao gồm: Tổ chức các hội nghị tập huấn về KH&CN, phổ biến kiến thức, áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất cho các đối tượng trên địa bàn quản lý; tổ chức hội thảo khoa học, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động tham mưu tư vấn các nhiệm vụ phục vụ phát triển kinh tế xã hội, quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở, xây dựng kế hoạch và tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành về công tác Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở hữu Trí tuệ trên địa bàn.
- Đầu mối hỗ trợ hoạt động KH&CN của các huyện là Phòng quản lý KH&CN cơ sở. Đầu mối có nhiệm vụ hỗ trợ các huyện trong hoạt động KH&CN, hướng dẫn xây dựng kế hoạch, hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở, tổ chức tập huấn và nâng cao trình dộ quản lý cho các cán bộ chuyên trách cấp huyện.
- Nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện nên giao cho các Chuyên viên của phòng quản lý KH&CN quản lý cơ sở và các phòng của Sở KH&CN đảm nhiệm. Với các hình thức ràng buộc trách nhiệm như thế này, thì hoạt động KH&CN cấp huyện luôn được theo dõi, giám sát và hướng dẫn từ trên xuống, tạo áp lực cho chính quyền cấp huyện phải tổ chức hoạt động KH&CN cấp huyện, từng bước đưa hoạt động quản lý KH&CN cấp huyện
vào nề nếp.
3.4. Hình thành các tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, ứng dụng KH&CN (đơn vị sự nghiệp cấp huyện).
- Tổ chức chuyên môn quản lý KH&CN.
Có thể nói là thời gian qua tại huyện chưa thực sự định hình công tác quản lý KH&CN cấp huyện. Việc quản lý KH&CN tại huyện chủ yếu do toàn bộ kinh phí và con người của Sở KH&CN Thanh Hoá và các Sở chuyên ngành đảm nhận.
Vận dụng Thông tư 05/2008, trước hết phải nhận thấy được các công việc mà phòng chuyên môn trực thuộc huyện đảm trách chức năng quản lý KH&CN phài làm đó là:
Tập hợp tất cả các hoạt động KH&CN riêng của từng ngành trong huyện, xem xét cân nhắc những cái chung nhất cho tất cả các ngành rồi đề xuất chính sách có thể bao quát được tất cả các ngành nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu - triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật liên ngành;
Nghiên cứu đề xuất việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mà hiện nay chưa có ngành nào quản lý, ví dụ năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, tiến bộ về khoa học công nghệ môi trường. Những vấn đề về sở hữu trí tuệ, thương hiệu sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá;
Tham mưu cho UBND huyện thăm dò thử nghiệm các mô hình KH&CN mới có độ rủi ro cao, nhưng nếu thành công thì lợi ích sẽ rất to lớn;
Tham mưu cho chính quyền địa phương và Sở KH&CN Thanh Hoá những vấn đề về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, biên chế này không trực tiếp làm mà là phát hiện vấn đề và đề xuất cách giải quyết vấn đề tốt nhất trong điều kiện của huyện;
Hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở tư nhân tiếp cận với các nguồn tài chính khác nhau trong việc ứng dụng KHKT;
Tham mưu UBND huyện trong công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức KH&CN tại địa phương. Nâng cao hiểu biết của cán bộ công chức, của nhân dân các dân tộc về vai trò của KH&CN và về pháp luật trong hoạt động KH&CN, một điều không thể thiếu trong quản lý Nhà nước về KH&CN;
Tham mưu UBND huyện về các văn bản thúc đẩy việc sáng tạo kỹ thuật trong TTN&NĐ, khuyến khích thúc đẩy việc tham gia vào các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật hàng năm cho các cá nhân và doanh nghiệp;
Tham mưu UBND huyện những cơ chế chính sách (khen thưởng, kỷ luật) của huyện trong việc sử dụng và đào tạo nhân lực thực hiện nhiệm vụ này;
Phối hợp với Sở KH&CN tổng kết đánh giá hàng quý, hàng năm về hoạt động KH&CN trên tất cả các lĩnh vực có mặt trên địa bàn huyện. Đề xuất với Bộ, với Tỉnh sửa đổi, bổ sung ban hành mới các quy định về quản lý KH&CN cấp huyện
Tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn và thu được kết quả
Câu hỏi: “Thưa Ông, xin Ông cho biết có nên bố trí một cán bộ chuyên trách KHCN theo Thông tư Liên tịch số 05?”
Trả lời: “Tổ chức bộ máy quản lý cấp huyện được tỉnh phân cấp cho huyện, nên huyện cần bố trí cán bộ chuyên trách KHCN theo Thông tư liên tịch số 05 của liên bộ KH&CN – Nội vụ. Sở sẽ hỗ trợ về mặt chuyên môn, tập huấn về thống kê KHCN, an toàn bức xạ, sở hữu trí tuệ, các văn bản pháp luật về KHCN”
(Ông Nguyễn Viết Hùng, Trưởng phòng quản lý KH&CN Sở KH&CN Thanh Hóa)
Đúng như chuyên gia đã trả lời, thực tế với một khối lượng công việc không nhỏ mà phòng chuyên môn trực thuộc huyện đảm trách chức năng quản lý KH&CN phải làm thì việc phải bố trí một cán bộ chuyên trách là rất cần thiết.
Và như vậy có nghĩa là xem xét mọi khía cạnh của hoạt động KH&CN cấp huyện của tỉnh Thanh Hoá hiện nay sẽ thấy không cần có một phòng độc lập để làm nhiệm vụ quản lý KH&CN cấp huyện.
Tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn và thu được kết quả
Câu hỏi: “Thưa ông, xin ông cho biết có nên thành lập thành lập Phòng quản lý KH&CN độc lập, là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện hay không?”
Trả lời: “Việc thành lập Phòng KH&CN cấp huyện độc lập là rất khó thực hiện, mà chỉ nên bố trí sắp xếp một cán bộ KH&CN chuyên trách, vì biên chế không được tăng lên, đồng thời tổ chức phòng, ban của các huyện, thị lại thu hẹp lại.
(Ông Vũ Huy Hoàng – Phó Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch Hội đồng Khoa học huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa)
Lý giải về điều này, chúng ta thấy hoạt động trên tất cả các lĩnh vực KH&CN đã có các cơ quan chuyên môn và cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện trên địa bàn huyện. Ví dụ như hoạt động KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn đã có sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, việc ứng dụng tiến bộ KH&CN có Trung tâm khuyến nông thực hiện. Trong đó, ngành Nông nghiệp muốn phát triển, thì phải đẩy mạnh các ứng dụng tiến bộ khoa học trong Nông nghiệp và họ có thuận lợi là có một hệ thống các văn bản chỉ đạo theo ngành dọc từ Trung ương tới cơ sở, đó là các Trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư...Chính vì vậy, ở huyện có thể nói hoạt động KH&CN của ngành nào ngành